Báo cáo Insight và định hướng chiến lược marketing Tết 2022 “chạm” cảm xúc người dùng

28 Thg 09

Là một trong những sự kiện được chờ đợi nhất trong năm, làm thế nào để nhãn hàng có thể đưa ra chiến lược marketing phù hợp nhất trong mùa Tết 2022?

Tổng quan về hành vi người tiêu dùng ngày Tết

Làn sóng Covid-19 liên tục xuất hiện đã tác động sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng. Khi Tết 2022 đang cận kề, các thương hiệu cần nhanh chóng nắm bắt cảm xúc và xu hướng chung về hành vi của người tiêu dùng để đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho chiến dịch truyền thông quan trọng nhất trong năm - Tết Nhâm Dần 2022.

Những thói quen và hoạt động của người tiêu dùng ngày Tết

Tại Việt Nam, Tết luôn là một sự kiện đặc biệt. Người ta mong ngóng Tết không chỉ vì họ sẽ được nghỉ ngơi dài ngày, mà đây còn là thời khắc để quây quần, để tạm gác lại những lo toan, phiền muộn của cuộc sống ngoài kia mà về với gia đình, bạn bè.

Sau khoảng thời gian đầy thăng trầm bởi tác động của dịch bệnh, con người ta lại càng trân trọng những điều vốn dĩ bình dị trước đây. Tuy nhiên, bất kể hoàn cảnh bên ngoài thay đổi như thế nào, mỗi dịp tết đến xuân về người dùng nói chung đều có ba loại nhu cầu cơ bản sau:

Sum họp (84%)

Tết là thời điểm để những người con xa quê được trở về với vòng tay của gia đình, người thân.

  • Trở về nhà vì Tết
  • Đoàn tụ cùng gia đình, họ hàng
  • Gặp mặt và tụ họp với bạn bè

Tự thưởng cho bản thân (63%)

Sau một năm cố gắng, đã đến lúc nghỉ ngơi để cùng tân trang lại nhan sắc, dành thời gian cho bản thân:

  • Ăn uống thoải mái, thưởng thức ẩm thực tết
  • Mua đồ mới
  • Du lịch
  • Chăm sóc vẻ bề ngoài
  • Dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nghỉ ngơi
  • Tận hưởng không khí Tết bình yên và ấm áp

Tiệc tùng (30%)

  • Tham gia những hoạt động, lễ hội Tết
  • Chuẩn bị, tổ chức những buổi tiệc tùng với gia đình (mua đồ mới, trang trí nhà cửa,...)
  • Chào đón năm mới, khoảnh khắc đêm giao thừa
  • Lên những mục tiêu, kế hoạch mới
  • Trao nhau những lời chúc
  • Party, liên hoan tất niên, tiệc đầu năm,...

Những mối lo ngại của người tiêu dùng

Tết thường là dịp để mọi người sum họp và quây quần bên nhau, nhưng cũng là khoảng thời gian tạo nhiều áp lực và lo toan cho nhiều người. Theo khảo sát:

61% người tiêu dùng cảm thấy lo lắng thiếu thời gian tận hưởng tết

  • Lo lắng về việc đón tiếp khách khứa, họ hàng,...
  • Vẫn phải làm việc trong Tết
  • Phải dành nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa
  • Không có thời gian cho bản thân
  • Lo lắng về những câu hỏi "khó đỡ"

46% để tâm hơn đến sức khỏe và vẻ bề ngoài

  • Lo ngại về việc ăn uống, party quá nhiều
  • Vấn đề kiểm soát cân nặng
  • Vấn đề tuổi tác

45% lo lắng vấn đề tài chính

Nhu cầu mua sắm dịp Tết thường rất lớn vì ai cũng mong muốn chuẩn bị một cái Tết sung túc, đủ đầy cho gia đình. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài khiến nhiều người mất đi một khoản thu nhập đáng kể.

  • Không đủ tiền chi tiêu, mua sắm
  • Lo lắng vấn đề giá cả (tăng giá, có quá nhiều đồ phải mua, nhiều việc phải chi,...)
>>>Xem thêm: Làm sao để tăng hiệu quả marketing Tết nguyên đán?

Hướng đi mới cho marketing mùa Tết 2022

Chủ đề nào sẽ được kể trong mùa Tết năm 2022

Đề tài gia đình được dự đoán sẽ tiếp tục là một trong những chủ đề chính trong mùa Tết 2022 sắp tới. Các thương hiệu có thể tiếp tục khai thác các chủ đề quen thuộc như sự kết nối, gắn kết (không chỉ trong phạm vi gia đình), sum họp,... 

Ngoài ra, nhãn hàng có thể khai thác nhiều chủ đề hấp dẫn và thú vị khác như: bỏ qua xung đột cũ (Mirinda), sức khỏe (giải nhiệt từ bên trong - Dr.Thanh), phớt lờ những khoảnh khắc khó xử (Pepsi),... Hoặc các vấn đề xoay quanh Covid để tạo sự kết nối và đồng cảm hơn từ khách hàng.

Chiến dịch Tết "Chuyện cũ bỏ qua" của Mirinda luôn được cộng đồng đón nhận tích cực

“Số hóa” chiến dịch Tết

Người Việt đang dần cởi mở hơn với các phương thức mua sắm trực tuyến, điều này được thúc đẩy mạnh mẽ những thay đổi hành vi của họ trong đại dịch. Một số hình thức nhãn hàng có thể triển khai như: mua sắm trên thương mại điện tử; tặng quà và nhận lì xì online; bài viết, video chia sẻ kiến thức về phong tục ngày Tết; chúc Tết online,...

Ngoài các “sân chơi” quen thuộc với người dùng như YouTube, Facebook, TVC, nhãn hàng không nên bỏ qua một trong những nền tảng quảng cáo “hot” nhất hiện nay là TikTok. Theo nghiên cứu của Nielsen, 83% người dùng cho biết học thích xem quảng cáo dưới dạng video (đặc biệt là video dạng ngắn) hơn văn bản hoặc ảnh GIF. Đây cũng là nền tảng cực kỳ hiệu quả để tiếp cận với gen Z - nhóm nhân khẩu học quan trọng nhất hiện nay.

Quảng cáo Tết trên TikTok
Quảng cáo Tết trên TikTok đem lại hiệu quả cho nhãn hàng. Ảnh: AdvertisingVN

Xây dựng nội dung khuyến khích tương tác và tăng trải nghiệm người dùng

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng với nhạc Tết

Nhạc Tết là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp xuân về. Chúng ta có thể nghe nhạc mọi lúc từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, khi thư giãn hay cả những lúc sum họp gia đình. Đây là “điểm chạm” lý tưởng mà thương hiệu có thể khai thác và triển khai trong hoạt động marketing tết của mình. 

Dưới đây là một số cách triển khai hiệu quả mà thương hiệu có thể áp dụng:

  • Tài trợ cho các playlist nhạc Tết độc quyền trên các nền tảng phát nhạc đại chúng.
  • Tổ chức các chương trình âm nhạc trực tuyến với chủ đề Tết để tăng cường sự tương tác của người dùng.

Hợp tác với các trang tin tức uy tín để tiếp cận người dùng

Nhu cầu về thông tin trong dịp Tết cũng là “điểm chạm” quan trọng mà nhãn hàng nên cân nhắc. Các nhãn hàng có thể hợp tác với trang tin uy tín để tiếp cận người dùng thông qua một số hình thức nổi bật như: tổ chức cuộc thi cho độc giả, tài trợ tuyến bài về chủ đề Tết,...

Cùng phân tích tuyến bài Home Cooking trên aFamily TET 2020 để hiểu rõ hơn:

Tổng hợp và phân tích từ 352 bài viết về chủ đề Cooking trên website aFamily, các nhóm nội dung được quan tâm nhiều nhất (xếp theo tỷ lệ views của các nhóm trên tổng views) bao gồm:

Nội dung độc giả quan tâm trong dịp tết

  • Nhóm bài về Công thức nấu ăn đứng đầu trong việc thu hút độc giả. Cụ thể, nhóm nội dung này chiếm gần một nửa (45%) trong tổng số bài lọt top và thu về tỷ lệ views tương ứng (45%) trên tổng views. Tuy nhiên, lượt xem trung bình mỗi bài chỉ ở mức 3000 views.
  • Trong khi đó, nhóm bài Vệ sinh an toàn thực phẩmKiến thức về dinh dưỡng mặc dù tổng số bài không nhiều nhưng lại có lượng view trung bình rất cao ở mức 6000 views/bài - cao gấp đôi so với nhóm chủ đề công thức.
  • Ngoài ra, nhóm bài Tự làm vườn, thực phẩm Organic cũng đang trở thành xu hướng nội dung mới mà các nhãn hàng có thể tập trung khai thác.

Những kết quả nêu trên cho thấy nhu cầu tìm hiểu nhiều loại món ăn khác nhau và vấn đề vệ sinh, thực phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe ngày càng được chú trọng. Điều này sẽ càng được quan tâm hơn trong dịp Tết khi mà nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng lên rất cao. Các thương hiệu có liên quan có thể tận dụng yếu tố này để triển khai chiến dịch Tết của mình.

Kết

Tến 2022 đã đến rất gần, đây là thời điểm quan trọng để các thương hiệu bắt đầu lên kế hoạch cho đường đua sắp tới. Hi vọng những thông tin quan trọng trong báo cáo trên của Admicro Insight có thể cung cấp cho thương hiệu cái nhìn toàn diện nhất về một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong năm này để giải quyết bài toán truyền thông Tết một cách triệt để nhất.

Admicro Insight là nền tảng chuyên nghiên cứu và phân tích xu hướng, báo cáo thị trường nhằm giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về người tiêu dùng. Ngoài ra, với nền tảng mạng lưới quảng cáo trực tuyến hàng đầu Việt Nam, Admicro Insight còn cung cấp dịch vụ data theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp, từ đó tư vấn các giải pháp chuyên biệt, sáng tạo và hiệu quả nhất.

Website: https://insight.admicro.vn/

Email: data-insight@admicro.vn

Địa chỉ: Tầng 20, Center Building Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Lương Hạnh - MarketingAI

>> Xem thêm: 6 insight quan trọng về tâm lý người tiêu dùng năm 2021

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.