Internet phát triển đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ 10 năm trước, nhắc đến Internet còn đang là điều xa xỉ với người dân Đông Nam Á thì ngày nay, khu vực Đông Nam Á tự hào là khu vực có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Có 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% trong số đó sử dụng Internet chủ yếu thông qua điện thoại di động. Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á đạt 100 tỷ USD, được hỗ trợ bởi chính những sự thay đổi tích cực trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nền kinh tế Internet đã tăng trưởng chạm mức 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019, nhiều hơn gấp 3 lần trong 4 năm qua. Nổi bật lên tất cả là thương mại điện tử và Ride Hending, truyền thông trực tuyến và du lịch trực tuyến tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai nhờ những cơ hội và lợi thế trước đó. Đến năm 2025, nền kinh tế Internet tại thị trường Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng lên 300 tỷ đô. Trong bài viết dưới đây, MarketingAI sẽ gửi đến bạn Báo cáo chi tiết nền kinh tế Internet 100 tỷ đô tại thị trường Đông Nam Á (Phần 1).
Tổng quan về nền kinh tế Internet tại thị trường Đông Nam Á năm 2019
e-Conomy SEA là một chương trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm được thực hiện nhằm làm rõ nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á, được thực hiện tại 6 thị trường lớn nhất trong khu vực, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái lan và Việt Nam. Báo cáo năm 2019 được thực hiện dựa trên 5 lĩnh vực chính của nền kinh tế Internet: Du lịch trực tuyến ( Chuyến bay, khách sạn, dịch vụ cho thuê nhà nghỉ); Truyền thông trực tuyến (Quảng cáo, chơi game, đăng ký nhạc và video theo yêu cầu); Xe ôm (Vận chuyển, giao đồ ăn); Thương mại điện tử và Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Thanh toán, chuyển tiền, cho vay, đầu tư, bảo hiểm). Báo cáo này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư như: Golden Gate, Monk''s Hill, Openspace, Vertex, Wavemaker và Jungle.
Sự tăng trưởng thần tốc của Mobile Internet tại khu vực Đông Nam Á
Thị trường Đông Nam Á với khoảng 570 triệu người, trong đó các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này phải kể đến như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái lan và Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
Tăng trưởng kinh tế trong khu vực đã đạt trung bình 5%/ năm trong 5 năm qua và vượt mức tăng trưởng trung bình toàn cầu khoảng 2 điểm phần trăm trong 10 năm trở lại đây. Đây là dấu hiệu cho thấy khu vực Đông Nam Á tăng trưởng ổn định và đang trên đà phát triển trở thành một cường quốc kinh tế. Đến năm 2030, Đông Nam Á dự kiến sẽ trở thành khối kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới.
Một trong những lý do dẫn đến sự tăng trưởng này là nhờ tốc độ tăng trưởng thần tốc của Internet tại khu vực này. Internet phát triển đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ vỏn vẹn 10 năm trước khi nhắc đến Internet còn đang là điều xa xỉ với người dân Đông Nam Á thì ngày nay, khu vực Đông Nam Á tự hào là khu vực có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Có 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% trong số đó sử dụng Internet chủ yếu thông qua điện thoại di động. Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á đạt 100 tỷ USD, được hỗ trợ bởi chính những sự thay đổi tích cực trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nền kinh tế Internet đã tăng trưởng chạm mức 100 tỷ USD vào năm 2019.
Khu vực Đông Nam Á đã tăng 10 triệu người dùng Internet vào năm 2018, nâng tổng số người sử dụng Internet lên đến 360 triệu vào năm 2019, lớn gấp 100 triệu so với năm 2015.
Với phần đa người dùng, các ứng dụng truyền thông xã hội và ứng dụng truyền thông chiếm gần một nửa thời gian họ dành cho Internet di động. Với sự tiện ích và thỏa mãn nhu cầu thị hiếu giải trí của phần đa người dùng, các ứng dụng video luôn nhận được sự tin dùng của phần lớn người dân nơi đây. Tại Indonesia, các tìm kiếm về video trên YouTube tăng 40% trong năm 2018, giúp người tiêu dùng sử dụng các nền tảng video để tìm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Ở những nước khác như Thái Lan, 1/3 số người được hỏi sử dụng Youtube để tự học và là trang web yêu thích của phần đa các bà mẹ bỉm sữa tại nước này.
Các ứng dụng như Google dịch ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng, giúp thu hẹp khoảng cách giao tiếp, đặc biệt đối với người du lịch trong khu vực. Các trình duyệt Internet như Google Chrome cùng các ứng dụng thương mại điện tử, Ride Hail và Travel phổ biến ở Đông Nam Á. Nó được dùng để hỗ trợ khả năng giao tiếp giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ.
Nền kinh tế Internet đạt 100 tỷ đô la
Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á tiếp tục trên đà tăng trưởng thần kỳ so với năm 2018. Với sự thay đổi về nhu cầu của người dùng cùng những thế mạnh sẵn có trên mạng Internet, năm nay nền kinh tế Internet tại khu vực này đã đạt ngưỡng 100 tỷ đô la, ước tính tăng 40% so với năm ngoái để chạm mốc 100 tỷ đô giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2019 trên các lĩnh vực: Du lịch trực tuyến, Thương mại điện tử, Truyền thông trực tuyến và xe cộ. Với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm 33% (CAGR). giá trị nền kinh tế Internet đã tăng hơn 3 lần giữa năm 2015 và 2019.
Tốc độ tăng trưởng này đã vượt quá sự mong đợi. Với đà tăng trưởng này, dự kiến nền kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỷ đô vào năm 2025. Bên cạnh việc dành thời gian nhiều hơn cho internet di động, nhiều người dùng cũng đang có xu hướng trả tiền cho các dịch vụ và sản phẩm trực tuyến, là động lực thúc đẩy nền kinh tế internet tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử và Ride Hail đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người dân khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những người sống ở khu vực thành thị. Những dịch vụ này cung cấp nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu của phần đa người dùng bởi dịch vụ và sản phẩm chất lượng mà trước đây chưa từng có. Minh chứng rõ nét nhất là ở Ride Hail. Ride Hail là một sức hút lớn đối với người dân ở các thành phố đông đúc như Bangkok, Jakarta và Kuala Lumpur, nơi sở hữu rất nhiều phương tiện cá nhân, cảnh ô nhiễm không khí và ùn tắc dừơng như trở thành "đặc sản" nơi đây.
Cũng giống như vậy, dịch vụ giao đồ ăn tận nhà đang phát triển cực thịnh. Đối với phần đa người dùng, sự tiện lợi của việc dịch vụ giao đồ ăn ngày càng phổ biến và dần trở thành xu hướng gọi đồ của giới trẻ.
Là một phần quan trọng của nền kinh tế Internet, thị trường thương mại điện tử cũng được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Internet khu vực phát triển. Ngày càng nhiều người tiêu dùng thường xuyên truy cập vào các sàn thương mại điện tử để mua đồ hoặ canh giảm giá những mặt hàng lớn có giá trị lớn như đồ điện tử, tiêu dùng, vật dụng chăm sóc cá nhân, may mặc..... hành vi mua đồ tại các sàn thương mại điện tử cũng dần trở thành thói quen chung của người tiêu dùng tại đây.
Với các lĩnh vực được kể đến ở trên, GMV của nền kinh tế Internet chiếm tới 3,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á năm 2019, tăng từ mức 1,3% trong năm 2015. Dự kiến sẽ vượt 8% vào năm 2025. Đông Nam Á sẽ đóng cửa khoảng cách với các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, nơi nền kinh tế Internet đã chiếm tới 6,5% GDP năm 2016.
Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á: Nhanh và tăng trưởng nhiều hơn nữa
Nền kinh tế Internet đang phát triển mạnh trên tất cả sáu quốc gia Đông Nam Á, khu vực này đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 33% / năm kể từ năm 2015.
Nền kinh tế Internet của Indonesia tăng hơn bốn lần kích thước kể từ năm 2015 với tốc độ tăng trưởng trung bình 49% /năm. Là nền kinh tế Internet lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực 130 tỷ đô la, Indonesia đang trên đà vượt qua mốc 130 tỷ đô la vào năm 2025. Đặc biệt, các lĩnh vực Thương mại điện tử và Ride Hail đang được đẩy mạnh phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa người chơi Indonesia và khu vực.
Năm nay, Indonesia đang đi đúng hướng so với kỷ lục được thiết lập vào năm 2018, khi đã huy động được gần 4 tỷ đô la. Các gói tài trợ lớn được đầu tư bởi những Kỳ lân Indonesia như Bukalapak, Gojek, Tokopedia và Traveloka đang dẫn đầu. Grab có trụ sở tại Singapore cũng đã công bố một cam kết trị giá hàng tỷ đô la để đầu tư vào nước này trong vài năm tới.
2Nền kinh tế Internet của Việt Nam cũng đang bùng nổ, khi đạt 12 tỷ đô la vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng hàng năm 38% kể từ năm 2015. Với GMV của nền kinh tế Internet được thiết lập chiếm hơn 5% GDP của đất nước năm 2019, Việt Nam đang nổi lên trong nền kinh tế trong khu vực. Thương mại điện tử chính là nhân tố chính thúc đẩy nền kinh tế Internet trong nước với các sàn tên tuổi như Sendo và Tiki cạnh tranh với những sàn thương mại điện tử khác trong khu vực là Lazada và Shopee.
Trong bốn năm qua, nền kinh tế Internet Việt Nam đã thu hút được gần 1 tỷ đô la tài trợ, Indonesia và Việt Nam đang dẫn đầu trong khối, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Trên thực tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 20 đến 30%/ năm kể từ năm 2015, các quốc gia này đang giữ thứ hạng rất tốt so với nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.
Singapore tiếp tục vượt lên, là cửa ngõ thành lập các gói tài trợ ở Đông Nam Á. Các công ty Internet có trụ sở tại thành phố Sư tử đã huy động được hơn 23 tỷ đô la kể từ năm 2016. "Startup Kỳ lân" như Grab và Sea Group cũng như các công ty Carousell, GoBear, ONE Championship, PropertyGuru, ShopBack và Zilingo chọn đặt trụ sở tại Singapore vì cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, môi trường kinh doanh hỗ trợ và khả năng thu hút nhân tài cực tốt ở đất nước này. Với thu nhập bình quân đầu người cao, đời sống của người dân nơi đây cũng gia tăng hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Ví dụ: giá trị đơn hàng trung bình trong lĩnh vực thương mại điện tử Singapore Singapore cao hơn ba đến bốn lần so với các giá trị còn lại thuộc khu vực. Các đơn đặt hàng Food Delivery cho thấy các mô hình tương tự. Chính sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ này đã tạo nên nền kinh tế Internet Singapore, trị giá 12 tỷ đô la vào năm 2019.
Ngành du lịch trực tuyến Thái Lan là một trong những ngành lớn nhất trong khu vực, trị giá 7 tỷ USD vào năm 2019 và tăng trưởng với tốc độ 17%/ năm. Truyền thông trực tuyến cũng đã được mở rộng nhanh chóng với 39% CAGR kể từ năm 2015, nổi bật bởi mức độ tham gia cao trên các nền tảng truyền thông xã hội và video được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng.
Nền kinh tế Internet Malaysia tiếp tục tăng với tốc độ ổn định 21%/ năm bất chấp những khủng hoảng về kinh tế. Thương mại điện tử tại nước này đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2015 và vượt 3 tỷ đô la vào năm 2019. Ngành Du lịch trực tuyến khá lớn, dẫn đầu bởi các hãng hàng không ngân sách và chuỗi khách sạn ngân sách, đã đạt gần 5 tỷ đô la. Trong khi quỹ cho các công ty Internet của Malaysia đã đạt gần 1 tỷ đô la kể từ năm 2015, quốc gia này cũng đang trải qua một sự khủng hoảng nhẹ. 140 triệu đô la huy động được trong nửa đầu năm 2019 đã giảm so với mức của năm 2018.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng về nền kinh tế internet, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang là điểm đến tiềm năng của nhiều công ty như Grab, Lazada, Shopee và Traveloka tiếp tục đầu tư thông qua các công ty con đặt chi nhánh ở nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít những thách thức khác làm hạn chế tiềm năng của các quốc gia này. Những rào cản văn hoá, ngôn ngữ và sự khác biệt trong lối sống, cách chi tiêu của người tiêu dùng ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Internet tỷ đô tại thị trường Đông Nam Á.
Tạm kếtTrên đây là tổng quan ban đầu về nền kinh tế Internet 100 tỷ đô tại thị trường Đông Nam Á. Với những số liệu và hình ảnh minh họa cụ thể, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và sự tăng trưởng kỳ tích của các quốc gia này. Trong phần 2 và phần 3 chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn những phân tích, đánh giá cụ thể rõ nét nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet trong khu vực.
(Còn tiếp)Phương Thảo - MarketingAI
Theo báo cáo từ Google
Bình luận của bạn