cover

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình

08 Thg 05

Để lựa chọn lifestyle platform cho sản phẩm, bạn nên xác định ngành hàng, lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Nếu thương hiệu thuộc những ngành hàng có gốc lifestyle thì đơn giản. Còn nếu sản phẩm thuộc ngành hàng không có “gốc” lifestyle thì bạn nên làm gì?

Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Marketing Manager của Logitech (Vietnam) gợi ý về “bảng tuần hoàn” lifestyle platform – bao gồm các platform cơ bản và phổ biến. Dựa vào đó, bạn có thể lựa chọn một platform phù hợp với ngành hàng, sản phẩm của thương hiệu.

Được gọi vui bảng tổng hợp trên là “bảng tuần hoàn”, vì mỗi thương hiệu khi kết hợp với những platform khác nhau sẽ tạo ra những “kết quả” khác nhau, hay là “phản ứng hoá học” giữa thương hiệu và lifestyle platform. Với các marketers hay doanh nghiệp vẫn loay hoay trong quá trình tìm một phong cách riêng cho thương hiệu của mình thì đây là cơ sở để bạn tham khảo cách mà các thương hiệu đã và đang áp dụng:

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình- Ảnh 1.

1. Platform Phong cách và Thời trang (Style & Fashion)

Thời trang phải đi liền với phong cách. Trong nhóm Phong cách và Thời trang này, chúng ta có thể khai thác thành nhiều mảng nhỏ như thời trang local, phong cách đường phố, thời trang cao cấp, mỹ phẩm…

Năm 2021, Cộng cà phê và Boo đã từng hợp tác với nhau ra mắt bộ sưu tập áo phông “Thần thái GenZ” lấy cảm hứng từ các thiết kế đồ uống nổi bật của Cộng như cốt dừa cà phê, cốt dừa cốm xanh và nước cóc, kết hợp với sự trẻ trung, cá tính của Boo. BST được nhiều bạn trẻ GenZ đón nhận mang theo nhiều góc nhìn mới về phong cách sống và làm việc như bứt phá khỏi những khuôn mẫu riêng để tự do và khẳng định chất riêng của mình.

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình- Ảnh 2.

2. Platform Phong cách sống (Lifestyle)

Có nhiều phong cách sống khác nhau mà thương hiệu có thể lựa chọn và khai thác. Thương hiệu hoàn toàn có thể khai thác những nhóm cụ thể như nhóm runner, yogi...

Hiện tại có rất nhiều thương hiệu định hình phong cách sống cho chính mình. Khi cả thế giới đang chống chọi với Covid 19, nhận thấy mọi người cần được truyền cảm hứng để có sự bình yên trong tâm thức và bình thản đối mặt với khó khăn, Hanwha Life Việt Nam đã tạo nên chiến dịch “An Yên Tự Tạo”, tái định nghĩa lại khái niệm “an yên”, không chỉ là một trạng thái mà là phong cách sống mà mỗi người Việt Nam nên lựa chọn theo đuổi.

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình- Ảnh 3.

3. Platform Văn hóa (Culture)

Văn hoá là một lĩnh vực khá rộng gồm nhiều yếu tố, xu hướng... Chính vì thế mà thương hiệu có nhiều sự lựa chọn hơn khi ứng dụng platform Văn hoá. Bạn có thể ngược về quá khứ, kể những câu chuyện về văn hoá truyền thống, cũng có thể nhìn đến tương lai, bàn về những xu hướng văn hoá tại Việt Nam và trên toàn cầu…

Ví dụ cho việc khai thác platform Văn hoá truyền thống của Việt Nam như cách Biti’s đã lội ngược dòng với chiến dịch “Proudly Made in Vietnam” đánh vào tinh thần dân tộc và thể hiện các khía cạnh mang tinh thần văn hóa, đồng thời kết hợp với các nghệ sĩ nội địa tạo nên sản phẩm “rất Việt Nam”. Lấy yếu tố văn hoá dân tộc và khơi gợi lại tình yêu với những sản phẩm nội địa mang đậm tinh thần, giá trị truyền thống đã giúp Biti’s hồi sinh lại với các thế hệ người tiêu dùng.

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình- Ảnh 4.

4. Platform Địa vị và Đẳng cấp (Status & Class)

Để khai thác platform này, thương hiệu cần hướng đến những khát khao, mong muốn của khách hàng, hay những điều mà họ thấy được rằng “người khác không có, nhưng tôi có”. Đó có thể là địa vị, tài sản, sự khác biệt duy nhất trong sản phẩm/ dịch vụ.

Ví dụ, tôi sở hữu 3 chiếc đồng hồ có tính năng như nhau nhưng khác nhau chất liệu vỏ: một loại vỏ nhựa, một loại vỏ thép, và một loại vỏ titanium. Giá của chúng cách nhau khoảng 10 triệu đồng. Như vậy, chiếc đồng hồ vỏ nhựa sẽ đánh vào tính năng, lợi ích lý tính là chủ yếu. Loại vỏ thép sẽ có thêm yếu tố thời trang. Riêng chiếc đồng hồ vỏ titanium lại nhấn mạnh vào đẳng cấp, địa vị.

Các sản phẩm dự án bất động sản hiện tại cũng thường được nhắm đến với định vị đẳng cấp sang trọng và khác biệt như cách mà Masterise Homes quảng bá cho phân khu Hawaii của dự án Masteri Waterfront, tọa lạc ngay ở “trái tim” của Ocean Park 1 với TVC “Thành công theo cách riêng”, những thước phim chưa từng có của ngành BĐS.

5. Platform Thể thao & Hoạt động giải trí (Sport & Recreation Activities)

Thể thao có thể là những môn phổ biến như bóng đá, bóng rổ… hay những môn kén người chơi hơn như golf, tennis, du thuyền… Gần đây, eSports cũng là môn thể thao đáng chú ý, nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm tại Việt Nam. Còn hoạt động giải trí, tái tạo năng lượng như hoạt động ngoài trời, sự kiện trực tiếp, du lịch…

Chẳng hạn, Tiger thường tổ chức các sự kiện, hoạt động ngoài trời, lễ hội đếm ngược vào dịp cuối năm… nhằm tạo sân chơi thú vị, gây dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Không chỉ Tiger mà nhiều thương hiệu khác cũng tận dụng các sự kiện, hoạt động lễ hội ngoài trời như một cách quảng bá và định vị mình gắn liền với thể thao, giải trí,…

8 Platform phổ biến giúp thương hiệu tìm được phong cách riêng cho mình- Ảnh 5.

6. Platform Công nghệ (Cool Tech & Innovation)

Hiện nay, có những công nghệ thực tế ảo như drone, AR (Augmented Reality), VR (Virtual Reality)… – những thứ có thể khiến người dùng trở nên “ngầu” hơn. Ngoài ra, một platform thú vị và dễ khai thác khác trong phạm trù công nghệ là startup. Các công ty công nghệ như Got It AI gần đây đã tận dụng PR khá nhiều nhờ thành công của họ trong lĩnh vực startup.

Nhiều người sẽ thắc mắc Cool Tech & Innovation mà tôi đề cập liệu có thiên về một ngành công nghiệp hơn? Câu trả lời là không, vì thực chất, chúng ta đang khai thác những khía cạnh “lifestyle” trong yếu tố công nghệ. Và bản thân mỗi startup là một “cá thể” rất lifestyle. Thương hiệu có thể khai thác nhiều điều từ một startup.

7. Platform Bí quyết, cách thức sản xuất (Know-how & Craftsmanship)

Thương hiệu có thể khai thác những nhân tố thuộc về di sản, bí quyết của mình như loại bia có công thức truyền qua nhiều năm. Hoặc thương hiệu có thể đề cập đến sự tinh xảo trong cách chế tác.

Chẳng hạn, xe Roll Royce được làm hoàn toàn bằng tay bởi 20-50 người thợ tay nghề cao. Thế nhưng, không chỉ những thương hiệu xa xỉ mới có thể tận dụng platform này. Ví dụ, hãng bánh Tous Les Jours cũng nhấn mạnh tính tinh tế và nghệ thuật cùng sự khéo léo của đôi bàn tay người làm bánh.

8. Platform Nghệ thuật, Âm nhạc và Giáo dục (Art, Music, Education)

Khi nhắc đến phong cách, chúng ta cần nhấn mạnh vào câu chuyện thưởng thức chứ không phải sử dụng sản phẩm đơn thuần. Ví dụ, thưởng thức độ tươi, đậm đà của bia, hay thưởng thức giai điệu sâu lắng của nhạc…

Tạm kết

Việc lựa chọn platform sẽ giúp thương hiệu có một hướng đi cụ thể để xây dựng và phát triển kế hoạch truyền thông. Các cấp quản lý của doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi như: Platform này liệu có thực sự khả thi không? Có nhãn hàng nào đã thành công với hướng đi này chưa. Bạn cũng cần biết thêm về các dữ liệu, xu hướng, nghiên cứu để thuyết phục cho lựa chọn của mình cũng như có cơ sở vững vàng để thuyết phục được nguồn đầu tư. Trên đây là 8 nền tảng lifestyle phổ biến nhất, vẫn còn nhiều lựa chọn khác để các bạn tham khảo và cân nhắc thêm nhé.

Nguồn: Bà Mai Thị Ánh Tuyến - Marketing Manager Logitech Vietnam

(Theo Brandcamp)

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.