Audio Branding: sức mạnh của âm thanh khi xây dựng thương hiệu thời 4.0

01 Thg 04

Audio branding là một khái niệm ít được biết đến hơn trong lĩnh vực marketing và là một chiến thuật thường bị đánh giá thấp bởi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. 

Ngay cả Tạp chí Kinh doanh Harvard cũng coi đây là một “công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ mà dễ bị bỏ qua hoặc có thể bị đánh giá thấp.” Tuy nhiên, các thương hiệu lớn hơn đã tận dụng khái niệm này từ lâu và xây dựng nó thành chiến lược của họ mà hầu hết chúng ta đều không nhận ra.

Audio branding là gì? 

Audio branding - đôi khi được gọi là sonic branding - có nhiều định nghĩa trên Google, nhưng tất cả đều có chung một khái niệm cơ bản: sử dụng chiến lược có các yếu tố âm thanh (giọng nói, tiếng leng keng, bài hát hoặc thậm chí là khoảng lặng) để xây dựng nhận diện thương hiệu và truyền đạt nó đến người tiêu dùng.

Audio branding góp phần củng cố giá trị thương hiệu, lời hứa và tính cách thương hiệu. Âm thanh ngôn ngữ truyền đạt về mặt thính giác cho thương hiệu và mạnh mẽ hơn cách truyền đạt bằng thị giác qua hình ảnh.

>>> Xem thêm: Những Điều Cơ Bản Về Branding là gì? – Xây Dựng Thương Hiệu

Tại sao âm thanh lại có sức mạnh? 

Để hiểu cách âm thanh có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu của bạn một cách mạnh mẽ, hãy cùng xem xét khía cạnh khoa học đằng sau nó. Các nhà thần kinh học và tâm lý học đã nghiên cứu tác động của âm thanh lên não người trong nhiều năm.

Âm thanh có tác động tới bộ não cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn nhìn vào sơ đồ cơ thể, các con đường thần kinh thính giác gửi thông tin đến não người ít phức tạp hơn nhiều so với các con đường thị giác, cho phép xử lý chúng nhanh hơn. Theo khoa học, chúng ta có thể phản hồi âm thanh nhanh hơn gấp 100 lần so với hình ảnh trực quan!

Ngoài ra, tai của bạn không bao giờ ngừng nhận các kích thích thính giác. Ngay cả khi đang ngủ, bạn vẫn có thể nghe thấy những tiếng động trong nhà đánh thức bạn. Các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng tiếng ồn đi qua tai của chúng ta thực sự sẽ lưu lại trong tâm trí chúng ta gần 5 giây trước khi nó bắt đầu mờ đi, trong khi những hình ảnh truyền qua mắt sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một giây.

Chúng ta không xử lý âm thanh theo cách hợp lý bởi nó không liên quan đến bộ não con người mà ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc. Người ta đã nghiên cứu và chứng minh rằng âm nhạc gợi ra phản ứng cảm xúc nhiều hơn hình ảnh. Thực tế, âm nhạc, cũng giống như ngôn ngữ, có cấu trúc, tiến trình và cú pháp. Bộ não con người thậm chí còn xử lý cú pháp âm nhạc trong cùng khu vực mà nó xử lý cú pháp ngôn ngữ. Bạn có thể xem TEDx này của Hauke ​​Egermann về cách cảm xúc của con người bị ảnh hưởng bởi âm nhạc:

Vì sao thương hiệu sử dụng âm thanh? 

Để tạo ra một bản sắc thương hiệu riêng biệt, đáng nhớ trên tất cả các điểm tiếp xúc

Thêm âm thanh hoặc âm nhạc vào quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu sẽ mang lại một trải nghiệm mới lạ. Bởi nó tạo ra các lớp phản ứng cảm xúc mà hình ảnh không thể tái tạo. Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn đúng âm thanh, bạn có thể truyền đạt tốt hơn và khuếch đại cá tính và giá trị thương hiệu của mình tới người tiêu dùng.

Khi sử dụng audio branding cho chiến lược cho thương hiệu của mình, bạn nên đặt ra hai mục tiêu chính: tính nhất quán trong thông điệp và mức độ liên quan về mặt cảm xúc với thương hiệu.

Có hai tác động tích cực của việc này:

Âm thanh trở thành một mã nhận dạng mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn có thể được phát ở mọi nơi - ứng dụng, cửa hàng, các bài quảng cáo, trang web, v.v.

Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn đúng âm thanh, bạn có thể truyền đạt tốt hơn và khuếch đại cá tính và giá trị thương hiệu của mình tới người tiêu dùng.

Niềm tin thương hiệu là tài sản vô giá với doanh nghiệp. Do đó, một trong những cách tốt nhất để xây dựng lòng tin là sử dụng chiến lược audio branding một cách nhất quán.

Vậy nếu người tiêu dùng đã nhận diện được âm thanh từ thương hiệu của bạn, vậy làm sao để bạn ghi nhớ nó? Bằng cách khai thác sức mạnh của các yếu tố âm thanh được lựa chọn một cách chiến lược và ghép nối chúng với các khía cạnh hình ảnh của thương hiệu, bạn có thể tăng khả năng nhớ lại và nhận biết tới người dùng.

Neuro-Insight đã công bố một nghiên cứu cho thấy cách quảng cáo liên kết chặt chẽ chủ động giữa âm thanh và hình ảnh sẽ tác động tới bộ nhớ cao hơn 14% khi xây dựng thương hiệu so với các bản nhạc thụ động. Không chỉ vậy, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng khi các thương hiệu thiết kế logo rơi vào khoảng 5-7 nốt nhạc sẽ có khả năng bám vào não người cao hơn. Một công ty lớn sử dụng logo audio, chẳng hạn như McDonalds, Intel hoặc T-Mobile - logo của họ là năm nốt nhạc.

Veritonic đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2016 để xác định 10 case audio logo dễ nhận biết nhất vào năm 2016. Bạn có đoán được ai trong danh sách này không?

  1. Nationwide
  2. Farmers Insurance
  3. Intel — 90% dân số nhận biết được âm thanh của thương hiệu này! 
  4. Green Giant
  5. Hot Pockets
  6. McDonalds
  7. Chevy
  8. Folgers
  9. Statefarm
  10. T-Mobile

Hầu hết những thương hiệu này đều sử dụng audio logo trong 5-7 nốt nhạc.

Để tác động đến tâm trạng của khách hàng và quyết định mua hàng

Mối liên hệ giữa âm thanh và cảm xúc rất mạnh mẽ. Các công ty sử dụng điều này để tác động đến khách hàng của họ mọi lúc trên nhiều điểm tiếp xúc.

Ví dụ, các nhà thiết kế sản phẩm cho các công ty sản xuất dành nhiều thời gian để tạo sự ám ảnh về tiếng ồn cho sản phẩm đồ gia dụng trong nhà. Các chuyên gia tại Consumer Reports đã dành nhiều thời gian để kiểm tra tiếng ồn và đánh giá nó.

Như Maria Rerecich, giám đốc cấp cao phụ trách thử nghiệm sản phẩm của Consumer Reports đã nói: “Ngôi nhà nên mang lại sự thoải mái cho chủ nhân của nó”.

Trong nghiên cứu của họ cho thấy, các sản phẩm gia dụng đạt tới 40 decibel (tức là ồn hơn một chút so với văn phòng yên tĩnh) bắt đầu gây rối loạn tâm trạng. Tủ lạnh thông thường hoặc lò sưởi không gian thường ở mức này. Khi âm thanh đạt đến 65 decibel hoặc cao hơn, các nghiên cứu về phản ứng sinh lý của con người cho thấy có sự tăng huyết áp, tăng tiết hormone căng thẳng và gây ra tình trạng máu đặc. Nếu âm thanh về các sản phẩm này có ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, họ sẽ không mua nữa.

Ngoài các sản phẩm, các công ty sử dụng âm thanh để tác động đến mọi người trong một số không gian nhất định, chẳng hạn như thang máy. Muzak, một công ty ở Bắc Carolina, đã phát triển và triển khai các âm thanh nhẹ nhàng bên trong thang máy để dập tắt nỗi sợ hãi của những người đi xe trong các tòa nhà chọc trời này.

Đối với ngành bán lẻ thì sao? Trở lại năm 1998, một nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm tại một cửa hàng rượu ở Anh để xem xét tác động của âm nhạc đối với quyết định mua hàng. Họ chơi nhạc Pháp và Đức trong một số ngày và xen kẽ giữa hai bài. Vào những ngày nhạc Pháp được chơi, rượu vang Pháp bán chạy hơn rượu vang Đức theo tỷ lệ bốn trên một. Vào những ngày âm nhạc của Đức, rượu vang Đức bán chạy hơn rượu vang Pháp với tỷ lệ 3 trên 1.

Và trong lĩnh vực sản xuất xe hơi cũng vậy. Với bất cứ ai am hiểu xe cộ, bạn sẽ nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh động cơ nặng và mức độ mạnh mẽ mà bạn cảm nhận được của một chiếc xe.

Hãng xe BMW đã tận dụng điều này. Vào năm 2012, họ đã đưa vào M5 của mình một hệ thống sử dụng âm thanh động cơ tổng hợp và bơm nó qua loa của xe. Kết quả là người tiêu dùng cảm thấy chiếc xe trở nên sống động, mạnh mẽ hơn và doanh số bán hàng tăng lên.

Giờ đây, BMW triển khai thủ thuật đó cho hầu hết các mẫu xe của mình, bao gồm cả mẫu xe thể thao hybrid i8.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo Saucemarketing

>> Có thể bạn chưa biết: Những điều bạn cần biết về quảng cáo Audio trong năm 2020

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.