Hình ảnh thiết kế trong một website là một yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới người dùng ghé thăm. Não bộ con người có xu hướng tiếp nhận và bị thu hút bởi những yếu tố liên quan đến thị giác nhanh hơn. Áp dụng lý thuyết tâm lý học vào marketing là điều rất cần thiết và đáng chú ý. Màu sắc - một yếu tố đáng lưu tâm trong thiết kế và marketing. Màu sắc có những "năng lực" mạnh mẽ như thế nào? Làm thế nào để ứng dụng tâm lý học màu sắc vào content marketing cho đúng và đạt hiệu quả?
Tâm lý học màu sắc
Tâm lý học màu sắc là môn khoa học nghiên cứu màu sắc sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con người như thế nào. Đây cũng được coi là một phần trong môn rộng hơn là tâm lý học hành vi. Chuyên gia marketing Neil Patel cho rằng: “Màu sắc ảnh hưởng đến 85% lý do chọn mua một sản phẩm cụ thể”. Một số sự thật thú vị về màu sắc trong marketing:
- 92.6% số người cho rằng các yếu tố thị giác như màu sắc, thiết kế,.. là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người sẽ đánh giá vô thức về một sản phẩm trong vòng 90 giây kể từ khi nhìn thấy lần đầu, và 90% đánh giá chỉ dựa trên màu sắc.
- Màu sắc tốt có thể cải thiện số lượng độc giả lên đến 40%.
Hãy nghiên cứu đặc điểm từng màu sắc để có thể ứng dụng tâm lý học màu sắc một cách hiệu quả trong content marketing:
Màu xanh nước biển - sự tin tưởng
Xanh nước biển là một trong những màu sắc được sử dụng nhiều nhất. Tâm lý học chỉ ra màu xanh tạo nên sự tin tưởng, hòa bình và trung thành. Bởi những yếu tố đó, màu xanh được sử dụng rất phổ biến trong marketing trên toàn thế giới.
Xanh nước biển làm cho người nhìn có cảm giác yên lặng và bình tĩnh. Nó còn được miêu tả là màu sắc của sự bình yên, yên tĩnh, an toàn và có trật tự. Và những khẳng định này đều đã được kiểm chứng là hoàn toàn chính xác. Bạn có thể dùng màu xanh nước biển khi truyền đạt thông điệp cho người dùng để tạo nên cảm xúc tin tưởng và an tâm, nên áp dụng màu xanh vào thiết kế website hay landing pages.
Facebook và một số mạng xã hội khác cũng dùng màu xanh nước biển là màu sắc thương hiệu. Các thương hiệu về công nghệ như IBM, Intel, Dell - những công ty đem đến trải nghiệm hàng ngày cho khách hàng, đều dùng màu xanh để thúc đẩy niềm tin. Trong ví dụ dưới đây, màu xanh là biểu tượng cho sự ổn định tài chính của một website.
Màu vàng - cảnh báo và sự lạc quan
Màu vàng là màu sắc của sự cảnh báo, vì thường được sử dụng trong các biển báo giao thông. Một số nút bấm màu vàng tạo cho mọi người sự quan ngại và khiến họ phải click. Một ưu điểm khác của màu vàng là rất nổi bật và sáng, gây được sự chú ý.
Màu vàng còn là màu sắc của ánh sáng và khơi gợi cảm giác lạc quan, rõ ràng và ấm áp. Thương hiệu có thể khiến người dùng cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi dùng sức mạnh của màu vàng. Ví dụ như McDonalds' hay Snapchat.
Màu xanh lá - Tự nhiên
Màu sắc có sự kết nối cảm xúc nhất có lẽ là màu xanh lá. Đó là màu sắc của thiên nhiên, của môi trường. Nếu website của bạn có liên quan đến những vấn đề này thì màu xanh lá là màu thương hiệu bạn nên chọn.
Rất nhiều thương hiệu có sản phẩm liên quan đến vấn đề môi trường đều tích cực sử dụng màu xanh. Các công ty năng lượng dùng màu xanh rất nhiều trên website và các thiết kế khi thực hiện marketing để nâng cao ý thức về tự nhiên và môi trường.
>>> Đọc thêm: 7 xu hướng content marketing năm 2018Màu đỏ - Năng lượng
Đỏ là một màu sắc vô cùng quyền lực, thể hiện sự đam mê, ấm áp, nhiệt tình, gợi cảm và khẩn cấp. Đỏ là màu của máu, của biển báo dừng lại, của hoa hồng. Màu đỏ sẽ rất hợp với công nghệ và giải trí. Nintendo hay Netflix đều khai thác triệt để sức mạnh của màu đỏ. Coca-Cola cũng khai thác ưu điểm của màu đỏ là sự hấp dẫn và cảm xúc.
Màu đen và trắng - sự sang trọng và xa hoa
Màu sắc càng tối thì càng làm nổi bật lên sự sang trọng, các chuyên gia tâm lý về màu sắc khẳng định. Màu đen và trắng làm khơi gợi cảm xúc về sự sang trọng và tinh tế. Chính vì thế mà màu đen thường được dùng trong các thiết kế của các thương hiệu cao cấp như Chanel hay Equinox.
Loan Nguyen - Marketing AI
Theo insights.newscred.com
Bình luận của bạn