Go-Viet có màn chào sân hoành tráng hồi giữa năm 2018 và được coi là đối thủ thay thế cho Uber cạnh tranh sòng phẳng với "kẻ độc quyền" Grab. Thế nhưng sự kiện gần đây khi cả Tổng giám đốc lẫn Phó tổng giám đốc của Go-Viet đồng loạt từ chức khiến thương hiệu này gặp phải những sự khủng hoảng nhất định. Với sự mất mát to lớn này thì Go-Viet này liệu còn đủ "sức" để "nghênh chiến" với Grab nữa hay không?
Anh Tổng "dắt tay" anh Phó rời Go-Viet trong sự bất ngờ
Cuối giờ chiều 29/3, Go-Viet đã xác nhận việc ông Nguyễn Vũ Đức không còn là Tổng giám đốc của công ty. Đồng thời, bà Nguyễn Bảo Linh cũng rời khỏi vị trí phó tổng giám đốc phụ trách phát triển. Cả hai sẽ trở thành cố vấn cho Go-Viet, Go-Jek và vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam.
Vơi sự thay đổi này, các thành viên còn lại trong ban giám đốc của công ty sẽ tiếp tụ quản lý các hoạt động khác cũng như nắm đầu việc mà ông Vũ và bà Linh để lại trước khi tìm được người thay thế phù hợp. Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc điều hành Go-Viet cho biết sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với ông Đức và bà Linh để tiếp tục đưa nền tảng này phát triển.
(Nguồn: VnExpress)
Trước đó, Deal Street Asia cho biết, thông tin CEO Nguyễn Vũ Đức và một giám đốc cấp cao khác của Go-Viet từ chức đã được công bố trong nội bộ công ty tuần này. Theo trang tin này, hai nhân sự cấp cao khi từ chức còn yêu cầu được bồi hoàn một số tiền lớn nhưng Go-Viet không đưa ra bình luận gì về thông tin này. Ông Đức từng làm việc với tư cách là người tham gia phát triển ứng dụng gọi xe Uber tại Việt Nam, thế nhưng ông đã rời Uber một thời gian và quay lại thị trường gọi xe với tư cách là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Go-Viet. Ứng dụng này chính thức vận hành từ tháng 8/2018. Trong các lần chia sẻ với báo giới, ông nói Go-Viet là công ty khởi nghiệp Việt Nam, nhận hỗ trợ vốn và công nghệ từ Go-Jek (một Start-up nổi tiếng đến từ Indonesia).
Go-Viet đang dần "mất sức" trong cuộc đua tại Việt Nam
Ông Đức và bà Linh từ chức trong bối cảnh Go-Viet vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều tháng qua với 3 dịch vụ là gọi xe máy, gọi thức ăn và giao hàng. Từ đầu tháng này, công ty bắt đầu tăng chiết khấu lên mức 20% khiến một số tài xế nảy ý định đầu quân cho ứng dụng khác. Nếu như năm ngoái mọi người kỳ vọng rất lớn vào Go-Viet cũng như có thể nhìn thấy màu đỏ có thể "trấn áp" lại một màu xanh đang quá "tham" và "ảo" tại Việt Nam. Thế nhưng với những gì kể từ khi Go-Viet xuất hiện cho đến thời điểm này, người dùng và cả tài xế đang cảm thấy thất vọng.
Grab từng coi Go-Viet là cái gai trong mắt và thời điểm ra mắt, giới truyền thông nhận định những chiến lược Marketing của Go-Viet hoàn hảo và chỉ trong thời gian gần sẽ có thể lấy thị phần từ tay của Grab. Thế nhưng, Grab lại liên tục mở rộng địa bàn hoạt động của dịch vụ gọi thức ăn. Cách đây ít ngày, GrabPay by Moca còn bổ sung thêm tính năng thanh toán hóa đơn điện, nước và điện thoại trả sau.
(Nguồn: Baomoi)
Không những thế, đối thủ mới tại thị trường Việt Nam là "Be" thì công bố đã chiêu mộ được hơn 15.000 tài xế chỉ sau 3 tháng chào sân. Đơn vị này còn đặt mục tiêu có mặt tại 22 tỉnh, thành trong năm 2019. Go-Viet dường như khá mạnh tay trong thời điểm ra mắt, nhưng dần đuối sức tại thời điểm nước rút này. Với việc mà cả Tổng Giám đốc lẫn Phó Tổng giám đốc đồng loạt thôi việc khiến nhân sự Go-Viet rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan", đây có lẽ là thời gian khủng hoảng nhất của thương hiệu gọi xe này kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 8/2018.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn