Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Hàng loạt địa điểm du lịch hay khách sạn nghỉ dưỡng phải đóng cửa, các hãng hàng không cũng không được phép hoạt động. Tất cả đã gây ra một thời kỳ đen tối với ngành du lịch trên toàn cầu. Khi ngành du lịch bị ảnh hưởng, nền tảng chia sẻ nhà ở đình đám Airbnb cũng đã chịu rất nhiều tổn thất. Mới đây, để đối phó với tình trạng hiện tại thì Airbnb đang hướng người dùng thuê nhà dài hạn từ 28 ngày trở lên.
Sở dĩ Airbnb lựa chọn khía cạnh này là vì những khách sạn cho phép lưu trú dài hạn sẽ chịu ít ảnh hưởng nhất từ đại dịch. Chưa kể, Airbnb có đủ tiềm lực để thực hiện việc chuyển dịch mô hình kinh doanh của mình.
Đối với một thương hiệu bắt đầu từ việc cho thuê nệm không khí, hoạt động kinh doanh của Airbnb đã phát triển đáng kể. Thương hiệu này nổi tiếng nhất với danh sách các chỗ cư trú vô cùng đa dạng, từ chung cư cho tới căn hộ hạng sang. Trong những năm gần đây, Airbnb đã phát triển thêm mô hình trải nghiệm, cho phép người dùng tham gia các hoạt động trải nghiệm địa phương như tham gia việc chăn thả gia súc ở Kenya, hoặc ngắm nhìn Thung lũng chết ở California.
Giờ đây, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 “tàn phá” ngành du lịch, nền tảng chia sẻ nhà ở đã đảm nhiệm thêm một vai trò mới: “Chủ nhà”. Trong tháng 4 vừa rồi, sau khi công bố những nhà đầu tư mới cho doanh nghiệp, thương hiệu này đã đưa ra thông báo về việc chuyển hướng tập trung sang lĩnh vực gọi là: Lưu trú dài hạn từ 28 ngày trở lên. Từ những sinh viên cần tìm nhà trong giai đoạn trường học đóng cửa, tới những người làm những công việc kéo dài, Airbnb là nơi mà nhiều người lựa chọn để ở dài hạn.Trong tương lai, giấc mơ sống trong một cộng đồng khác sẽ trở thành hiện thực ngày càng lớn trong những ngôi nhà đi kèm với những lợi ích của Airbnb.
Theo thông tin ghi nhận, thương hiệu này đã bắt đầu sự thay đổi này từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, hiện Airbnb đang có hơn 7 triệu căn nhà xuất hiện trên nền tảng của mình. Một vài ngày sau thông báo ban đầu, công ty đã đưa ra một tuyên bố khác nhắc nhở lại sự cần thiết của loại dịch vụ này do sự bùng phát của Covid-19.
Ngày càng nhiều người tìm đến Airbnb cho việc cư trú dài hạn, bởi lẽ họ muốn tìm đến những căn nhà “tạm” chính thức để tránh việc ở tạm bợ, ví dụ như sinh viên sẽ sống tại đó trong thời gian 9 tháng của một kỳ học, hoặc nhân viên ở từ 6 - 9 tháng để làm việc. Cho đến nay, các nỗ lực để bảo vệ thương hiệu khỏi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 bao gồm việc đưa các trải nghiệm lên nền tảng trực tuyến, và cho phép các chủ nhà cung cấp các phòng trống cho các nhân viên tuyến đầu đang ứng phó với đại dịch. Đồng thời, Airbnb cũng đã cắt giảm ngân sách Marketing trị giá 800 triệu đô và nâng cao các phương thức làm sạch. Được biết hướng đi này của Airbnb giống với cách mà nhiều thương hiệu khách sạn lớn trên thế giới đang làm.
Cư trú dài hạn là một lĩnh vực hoàn toàn khác
Dù vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định được ảnh hưởng của việc chuyển hướng sang cư trú dài hạn đối với thương hiệu, tuy nhiên Airbnb cũng đã nói rằng quyết định này được dựa trên hành vi mà họ đã nghiên cứu từ trước. Trong năm 2019, cứ 7 lượt đặt phòng sẽ có 1 lượt là cư trú dài hạn. Hiện nay, có tới hơn 80% số chủ nhà đã đồng ý với việc cho phép cư trú dài hạn, thậm chí có một nửa trong số họ còn có ưu đãi giảm giá nếu người thuê dài hơn 1 tháng.
Để hỗ trợ cho việc chuyển hướng này, nền tảng Airbnb cũng đã thay đổi lại các tính năng và quy trình cho các chủ nhà, khiến việc thay đổi từ cư trú ngắn hạn sang dài hạn trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng cho phép các khách hàng lựa chọn tính năng “Ở hàng tháng” khi tìm nhà. Airbnb thông thường sẽ thu phí của chủ là ở mức 3% cho hầu hết các phòng, trong khi đó khách sẽ trả mức phí thông thường là dưới 14,2% tổng số đặt phòng. Mức phí cho việc cư trú dài hạn chắc chắn sẽ thấp hơn.
Hầu hết mọi khía cạnh của ngành du lịch đều chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, các khách hàng lưu trú dài hạn, thông thường tọa lạc ở các khu vực ngoại thành lại là những bên chịu ít ảnh hưởng nhất. Tỷ lệ đặt phòng của các khách hàng lưu trú dài hạn là 72%, con số này cao gần gấp đôi so với mức trung bình của toàn ngành là 42% trong 28 ngày đầu tiên của tháng 3 (theo thống kê của STR)
>> Xem thêm: Airbnb chi trả 250 triệu đô la cho các chủ nhà trọ ảnh hưởng bởi Covid-19Dù vậy, vẫn có nhiều chuyên gia tin rằng hướng đi mới này của Airbnb, cụ thể là chuyển sang tập trung vào kinh doanh cư trú dài hạn sẽ chỉ là sự thay đổi tạm thời trong giai đoạn khó khăn thay vì thay đổi hoàn toàn. Dù vậy, Airbnb vẫn là một cái tên thương hiệu đình đám, sở hữu một nền tảng với đội ngũ Marketing mạnh mẽ. Airbnb hoàn toàn có thể đưa tính năng Trải nghiệm vào trong bất kỳ hợp đồng cho thuê nhà, mang lại các tiện ích như một chuyến đi tham quan thành phố có hướng dẫn viên với những người thuê mới, hoặc một lớp học nấu ăn ẩm thực địa phương. Rất nhiều đối thủ khác của Airbnb có thể không đủ khả năng để thực hiện điều đó, vì vậy đây là một điểm đáng để thương hiệu này tập trung phát triển. Việc tạo ra một trải nghiệm cho khách thuê có thể là một điểm đột phá, khiến Airbnb trở nên khác biệt so với đối thủ. Đó là chưa kể sự thoải mái và an toàn - những yếu tố mà một khách sạn không thể đáp ứng nếu bạn cư trú lâu dài.
Tuấn Anh - MarketingAI
Theo Adweek
Bình luận của bạn