- Không hoạch định chiến lược Instagram
- Tập trung vào chất lượng sản xuất hơn
- Không xác định tần suất đăng bài phù hợp
- Thương hiệu mua người theo dõi hoặc tương tác ảo
- Chỉ tập trung thu hút người theo dõi mới, không "níu chân" khán giả cũ
- Tạo nhiều khuyến mại quá mức
- Sử dụng quá nhiều thẻ hashtag
- Không muốn sử dụng Instagram để marketing
Kể từ khi ra đời vào năm 2010, Instagram đã trở thành miền đất hứa cho các thương hiệu tăng cơ hội tương tác với khán giả thông qua sức mạnh của việc kể chuyện bằng hình ảnh. Từ sau khi hợp nhất với Facebook, nền tảng này trở thành một trong những mạng xã hội lớn phát triển nhanh nhất và hiện là ngôi nhà chung của hơn 1 tỷ người dùng.
Ngoài sự tăng trưởng ấn tượng của mạng, người dùng cũng tương tác cao với nền tảng. Mỗi ngày, một nửa tổng số người dùng sử dụng ứng dụng và dành trung bình 21 phút cho ứng dụng. Các thương hiệu hàng đầu đã nhanh chóng nhận ra cơ hội ngàn vàng trên Instagram.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều thương hiệu đang chật vật để tăng trưởng lượng khán giả của họ. Điều này bắt đầu từ một số sai lầm nhỏ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược marketing của brand. Dưới đây là danh sách 8 sai lầm phổ biến mà các thương hiệu hay mắc phải nhất.
Không hoạch định chiến lược Instagram
Instagram cung cấp phương tiện đa dạng giúp thương hiệu kể chuyện bằng hình ảnh, video clip, video trực tiếp và story. Với tất cả tính năng trên ứng dụng, thương hiệu có thể tạo nội dung bài đăng theo những cách hấp dẫn nhất. Đặc biệt, nền tảng này cũng là nơi rất lý tưởng để giới thiệu các sản phẩm đang được sử dụng trong các tình huống thực tế, cho thấy tiến trình hoàn thiện của chúng thông qua các bức ảnh theo thời gian. Chẳng hạn như việc chế tạo một chiếc xe, tạo một kỷ lục mới, nấu một món ăn mới... hoặc thậm chí trả lời các câu hỏi thông qua các video clip ngắn, Instagram live.
Với vô vàn tính năng như vậy, các nhà tiếp thị cần xác định mục tiêu và tạo chiến lược cụ thể để có thể theo dõi tiến trình hiệu quả nhất.
Ví dụ:
Quest Nutrition là một công ty dinh dưỡng phù hợp cho những người theo chế độ lowcarb và yêu thích thể dục. Họ tạo ra các sản phẩm thực phẩm và đồ uống dinh dưỡng để giúp khách hàng đạt được mục tiêu về sức khỏe và thể chất của chính họ. Theo TOTEMS Analytics, trên kênh Instagram, Quest Nutrition tăng số lượng người theo dõi lên khoảng 15 nghìn/tháng. Không có gì phải bàn cãi mức độ hiệu quả về cách mà Quest Nutrition kết nối với khán giả thông qua Instagram.
Hơn nữa, họ còn mạo hiểm xây dựng chiến lược marketing thông qua video dạng 15 giây trên Instagram Story. Mặc dù có tỉ lệ tương tác thấp hơn nội dung ảnh nhưng Quest Nutrition vẫn có cách biến công cụ này thành vũ khí tiếp thị đắc lực.
Dưới đây là ví dụ về việc Quest Nutrition tạo video hướng dẫn chế biến món ăn mà vẫn bám sát chiến lược và thông điệp #CheatClean (sức khỏe và sức khỏe) của họ.
Tập trung vào chất lượng sản xuất hơn
Theo Giám đốc Truyền thông Xã hội của HubSpot - Kelly Hendrickson cho rằng: "Chất lượng không chỉ là thiết bị video mà bạn sử dụng để quay phim hoặc phần mềm thiết kế mà bạn sử dụng để tạo ra. Chất lượng là cung cấp giá trị đích thực cho khán giả".
Người dùng thường có xu hướng lướt nhanh qua ảnh và chú thích, họ chỉ dừng lại khi có điều gì đó bắt mắt hoặc thu hút sự quan tâm nhất. Hoặc nếu không, họ sẽ khám phá nội dung bằng hashtag #, story cho đến khi nhìn thấy hình ảnh, câu chuyện khiến họ hứng thú nhất.
Do đó, bạn càng tập trung vào chất lượng và giá trị nội dung trên Instagram thì khả năng tương tác nhận về càng lớn.
Chuyên gia Hendrickson khuyên thương hiệu nên tự chất vấn: "Đối tượng của bạn có thể nhận được gì từ tài khoản Instagram của thương hiệu mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác? Bạn đang cải thiện trải nghiệm của họ trên nền tảng này như thế nào? Bạn tìm kiếm điều gì ở họ?".
Không xác định tần suất đăng bài phù hợp
Một số nghiên cứu trong thập kỷ trước cho rằng đăng bài thường xuyên hơn mỗi ngày sẽ tạo ra nhiều tương tác hơn. Tuy nhiên, thực tế ngày nay lại đi ngược lại lý thuyết này.
Là một phần trong chiến lược Instagram, tần suất bài đăng cần được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng.
Ví dụ: nếu đăng nhiều không mang lại mức độ tương tác cao mà lại làm mất thời gian trong chiến lược marketing thì bạn có thể giảm tần suất lại. Mặt khác, nếu bạn là một công ty lớn có đủ nguồn lực để đăng các nội dung hấp dẫn mỗi ngày thì có thể giữ nguyên tần suất hiện tại.
Ví dụ:
MAC Cosmetics là công ty mỹ phẩm được thành lập vào năm 1984 tại Toronto, Canada. Theo TOTEMS Analytics, MAC Cosmetics tăng trưởng số lượng người theo dõi trên Instagram khoảng 231k follower/tháng. Theo PicStats thống kê, một bài đăng trên Instagram đã mang về cho MAC 34 nghìn lượt like và 300 lượt bình luận.
MAC Cosmetics cán mốc 3 triệu người theo dõi và điều đó một phần là do lịch đăng bài thường xuyên và nhất quán của họ. MAC luôn đảm bảo số lượng và chất lượng bài đăng song song với nhau.
Thương hiệu mua người theo dõi hoặc tương tác ảo
Nếu bạn thậm chí đang cân nhắc mua người theo dõi hoặc tương tác, hãy dừng lại. Trong nhiều năm qua, mạng lưới Instagram đã truy quét các tài khoản giả mạo và spam, triệt tiêu một lượng lớn các account này.
Giám đốc Hubspot cho rằng: "Các công ty truyền thông có thể phát hiện tài khoản giả mạo nhanh chóng và khán giả cũng vậy. Tài khoản có lượng người theo dõi lớn nhưng không tạo ra giá trị thương hiệu thì cũng sẽ vô nghĩa".
Hendrickson chỉ ra: "Các khán giả sẽ đặt câu hỏi tại sao lượt thích trên một bài đăng lại thấp đến vậy trong khi thương hiệu có quá nhiều người theo dõi?". Vì vậy, hãy tập trung vào sự tương tác thực sự, xây dựng từng bước một, kiên nhẫn và chờ đợi thành quả.
>> Xem thêm: Nhìn lại 4 xu hướng influencer marketing phát triển trong năm 2020Chỉ tập trung thu hút người theo dõi mới, không "níu chân" khán giả cũ
Instagram đang có số lượng người dùng tiêu thụ và thưởng thức nội dung "khủng" tới từ các thương hiệu. Mạng xã hội này tiếp tục mang đến cho các thương hiệu những cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, số lượng người theo dõi tương tác hôm nay sẽ không đảm bảo nguyên vẹn vào ngày mai.
Do đó, một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để bù đắp các tương tác này là tạo sự ủng hộ từ các khán giả cũ. Instagram là nền tảng hoàn hảo để quảng bá nội dung do người dùng tạo (UGC) tốt hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác. Bạn có thể tạo một cuộc thi ảnh, khuyến khích người dùng sử dụng # có gắn tên thương hiệu. Bằng cách này, những người theo dõi sẽ truyền bá thông điệp, chia sẻ nội dung tới bạn bè, người thân của họ. Lúc này bạn vừa có thể duy trì mối quan hệ với các khán giả cũ, vừa có thể thu hút người theo dõi mới.
Tạo nhiều khuyến mại quá mức
Người dùng thường phát ngán với những lời kêu gọi mua hàng "giảm giá, tiết kiệm, giao hàng miễn phí" một cách quá mức. Các thương hiệu nên tiết chế lại cách marketing này, thay vào đó, hãy truyền tải thông điệp mạnh mẽ, ý nghĩa, thể hiện văn hóa trực quan, chia sẻ ảnh và video có thể tương tác nhiều hơn với khán giả.
Ngoài ra, hãy lưu ý, Facebook đang giảm đáng kể phạm vi tiếp cận các bài đăng quảng cáo không phải trả tiền trên nền tảng của họ.
Ví dụ:
Ben & Jerry’s là một công ty kem nổi tiếng. Tài khoản Instagram của chuỗi có hơn 1,5 triệu người theo dõi.
Thay vì đăng ảnh ăn kem mỗi ngày, Ben & Jerry’s thường xuyên chia sẻ ảnh của người hâm mộ trên trang của họ. Còn cách nào tốt hơn để khiến người đùng hào hứng với việc chụp ảnh sản phẩm và chia sẻ công khai cho cả thế giới xem? Theo PicStats, thương hiệu này đã hoạt động hiệu quả khi trung bình thu được 20 nghìn lượt thích mỗi bài đăng.
Sử dụng quá nhiều thẻ hashtag
Tương tự như các mạng xã hội khác, hashtag đóng một vai trò quan trọng trên Instagram. Các thương hiệu ít nổi tiếng hơn hoặc các thương hiệu có số lượng người theo dõi thấp có thể sử dụng các thẻ bắt hashtag để tối ưu hóa bài đăng. Tuy nhiên, lạm dụng chúng có thể khiến thương hiệu của bạn trông giống một tài khoản spam.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các thương hiệu nên sử dụng 11 hoặc nhiều hơn trong số 30 thẻ bắt đầu bằng # cho mỗi bài đăng. Nghiên cứu khác của một số công ty phần mềm truyền thông xã hội lại chỉ ra rằng, sử dụng hai đến năm thẻ bắt đầu bằng # có liên quan trong một bài đăng có thể mang lại nhiều tương tác hơn nếu sử dụng từ 10 thẻ trở lên.
Không muốn sử dụng Instagram để marketing
Có khá nhiều thương hiệu băn khoăn với câu hỏi có nến sử dụng Instagram trong chiến lược truyền thông của họ hay không. Ví dụ như:
"Tôi có đủ thời gian để quản lý một mạng xã hội khác không?"; "Có nên tham gia Instagram nếu doanh nghiệp hoặc dịch vụ của tôi không tạo hình ảnh thân thiện với người xem?" hoặc "Tôi có đủ nguồn lực để tạo ảnh và video chất lượng?". Đây là 3 trong số nhiều câu hỏi tới từ các thương hiệu đang có ngân sách khá hạn chế và quy mô công ty nhỏ.
Tuy nhiên, bạn không nên để những nỗi sợ hãi này cản trở chiến lược xã hội của mình quá nhiều, đặc biệt đối với một nền tảng xã hội đã có mặt lâu đời và thành công như Instagram.
Như đã đề cập ở trên, trong vòng chưa đầy sáu năm, nền tảng đã phát triển lên con số khổng lồ 1 tỷ người dùng, đồng thời lưu trữ hàng triệu doanh nghiệp đang hoạt động và những người có ảnh hưởng thường xuyên truyền bá nhận thức về sản phẩm.
Do đó, nếu chưa thử sử dụng Instagram để marketing, các thương hiệu nên cân nhắc trong tương lai bởi đây vẫn là mảnh đất màu mỡ, hứa hẹn còn phát triển trong những năm tới.
Ví dụ:
General Electric là tập đoàn điện nước, dầu khí, quản lý năng lượng, hàng không, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và vốn tài chính. Mặc dù không ai nghĩ thương hiệu này sẽ sử dụng Instagram song General Electric đã tận dụng khá thành công MXH này để kết nối tới khán giả. Họ đã tìm ra cách để thực hiện các chủ đề xoay quanh thí nghiệm điện nước, dầu khí mang tính giáo dục và cực kỳ hấp dẫn.
Hải Yến - MarketingAI
Theo HubSpot
>> Có thể bạn chưa biết: Twitter bật mí 3 cách tăng tương tác với người dùng trong bối cảnh dịch Covid-19
Bình luận của bạn