7 ý tưởng xây dựng Social Media ngành chăm sóc sức khỏe

Trong kỷ nguyên công nghệ số ngày nay, Social media luôn đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả healthcare marketing - marketing ngành chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt vào thời điểm hiện nay khi đại dịch vẫn còn đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới và những quy định về giãn cách xã hội vẫn tiếp tục được áp dụng ở nhiều quốc gia, Social Media được cho rằng sẽ có một tác động lớn tới ngành công nghiệp sức khỏe.

Cho dù bạn sở hữu một phòng khám, làm việc tại một công ty chăm sóc sức khỏe hay là một chuyên gia marketing ngành dược, Social media là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công cho mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi làm việc trong ngành Y Dược, doanh nghiệp không chỉ là một công ty kinh doanh thông thường, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng, công việc này còn đòi hỏi một trách nhiệm cao hơn đó là truyền tải những thông tin về sức khỏe một cách nhanh chóng và chính xác nhất tới cộng đồng.

Trong bài viết dưới đây, MarketingAI sẽ chia sẻ về các phương pháp hay nhất khi sử dụng Social Media trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời đưa ra các ví dụ về cách tận dụng mạng xã hội để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng đồng thời mang lại một cảm giác thoải mái cho người xem.

Sức mạnh của Social Media 

Nghiên cứu cho rằng mọi người tin tưởng vào mạng xã hội hơn bất kỳ kênh truyền thông nào khác, điều này dẫn tới quyết định của họ khi lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy ở Mỹ, cứ 10 người sử dụng Internet thì có 8 người tìm kiếm thông tin sức khỏe trực tuyến, đặc biệt 74% trong số này sử dụng mạng xã hội. Ngoài ra, 41% bệnh nhân nói rằng mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn bác sĩ hoặc bệnh viện.

7 ý tưởng xây dựng Social Media ngành chăm sóc sức khỏe

Tuy nhiên, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe dường như vẫn “giậm chân tại chỗ" và khó khăn trong việc thích nghi với nền tảng mạng xã hội.

Các nghiên cứu nói rằng chỉ 26% bệnh viện và 36% bác sĩ ở Mỹ sử dụng mạng xã hội. Vì vậy để bắt kịp xu hướng, các doanh nghiệp cần bắt đầu thực hiện chiến lược xây dựng và quản lý mạng xã hội của mình ngay bây giờ.

Xây dựng một kênh xã hội cho các bác sĩ không cần quá phức tạp. Nhưng nếu doanh nghiệp muốn bắt đầu sử dụng mạng xã hội như một chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu những phương pháp hay nhất dưới đây nhằm triển khai các hoạt động Social Media Marketing.

Một số ý tưởng xây dựng Social Media Marketing ngành Dược

Có nhiều cách để sử dụng mạng xã hội trong lĩnh vực y tế. Doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung giáo dục cho người theo dõi, nâng cao uy tín và nhận thức về một số bệnh lý nhất định. Dưới đây là danh sách các mẹo và ví dụ cụ thể giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Social Media Marketing ngành Dược.

Truyền bá thông tin chính xác 

Cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra do sự lây lan của Covid19, đây là một ví dụ rõ ràng nhất giải thích lý do tại sao cần sử dụng mạng xã hội như một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Điều quan trọng nhất trong thời điểm này là doanh nghiệp cần tích cực gia tăng độ hiện diện trên mạng xã hội. Là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bạn có quyền thông báo cho công chúng về các biện pháp y tế, cách ngăn chặn sự lây lan của virus và cung cấp các nguồn thông tin đáng tin cậy. 

Tuy nhiên, ngày nay những tin tức giả mạo và thông tin sai lệch về Covid19 vẫn đang được lan truyền rộng rãi, đây chính là thời điểm các nhà tư vấn sức khỏe cần giáo dục và truyền tải những thông tin xác thực tới công chúng.

Dưới đây là ví dụ về cách Tổ chức Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm lựa chọn để giáo dục cộng đồng về các biện pháp an toàn liên quan đến COVID-19.

Một ví dụ khác từ Cleveland Clinic hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách làm chậm sự lây lan của vi rút.

Một số ý tưởng xây dựng Social Media Marketing ngành Dược

Chia sẻ mẹo chăm sóc sức khỏe

Giáo dục về sức khỏe là một trong những sứ mệnh quan trọng nhất mà Marketing chăm sóc sức khỏe nên tập trung. Doanh nghiệp nên chia sẻ các thông tin về việc phòng ngừa, cách duy trì một lối sống lành mạnh, đồng thời chú trọng đến việc nhận biết các triệu chứng của một số bệnh lý nhất định. 

Ví dụ: Mayo Clinic đã tạo một loạt video trên Facebook để giáo dục công chúng về các chủ đề sức phổ biến hiện nay. Đây là một video ngắn nhưng đầy đủ thông tin về cách ngăn chặn tim đập nhanh.

Xây dựng nội dung thu hút

Trong lĩnh vực y tế, các chủ đề trên mạng xã hội sẽ cần được kiểm duyệt một cách cẩn thận và có trách nhiệm, nhưng điều này không có nghĩa rằng doanh nghiệp không thể xây dựng những nội dung hài hước và có tính lan truyền rộng rãi.

Dưới đây là một ví dụ thú vị từ Thriva, một dịch vụ theo dõi sức khỏe. Nhận thấy việc hầu hết bệnh nhân đều sợ hãi hoặc né tránh gặp bác sĩ khi họ cảm thấy không khỏe, Thriva đã tạo một chiến dịch tiếp thị bằng một video ngắn cho Halloween với thông điệp "kiểm tra sức khỏe của bạn không đáng sợ như vậy".

Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Như đã đề cập ở trên, những nội dung thú vị sẽ không mang một hình ảnh xấu tới thương hiệu,  ngược lại, điều này còn thu hút và gia tăng độ tiếp cận của người xem. Việc tạo ra một chiến dịch có tính lan truyền và hài hước về các vấn đề sức khỏe là điều mà các doanh nghiệp nên làm. Nếu những nội dung được xây dựng đúng cách và phù hợp với người xem sẽ trở thành một chiến dịch thành công và hiệu quả.

Dưới đây là chiến dịch Movember - vào tháng 11 hàng năm, nam giới trên toàn thế giới tham gia vào chiến dịch này sẽ nuôi ria mép để nâng cao nhận thức và quyên góp tiền cho những mục đích từ thiện. Mục tiêu của chiến dịch là giáo dục mọi người về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của nam giới như ung thư tuyến tiền liệt.

Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Dr.Pepper, Google và Toblerone đã tham gia phong trào này và đang quảng bá rộng rãi về nó.

Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Ví dụ về một chiến dịch tương tự khác liên quan đến việc nâng cao nhận thức về ung thư vú. Phòng khám Carilion đã khởi xướng chiến dịch này trên Twitter, sử dụng thẻ bắt đầu bằng #YesMamm để nâng cao nhận thức về chẩn đoán sớm và trả lời các câu hỏi về loại ung thư này.

Chiến dịch đã tạo ra sức hút và rất nhiều người dùng mạng xã hội đã tương tác với nó, điều này đã phần nào chứng tỏ sức mạnh của mạng xã hội khi được thực hiện đúng.

 Nâng cao nhận thức sức khỏe bằng chiến dịch sáng tạo

Kết nối cộng đồng bằng Facebook Group

Mọi người khi sử dụng mạng xã hội phần lớn đều có mong muốn được hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng. Do đó, việc sử dụng các nền tảng này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi các tình trạng y tế giống nhau.

Những người mắc bệnh mãn tính hoặc sống trong điều kiện khó khăn thường cảm thấy muốn tự cô lập mình do bệnh tật, khiến họ cảm thấy đơn độc hoặc bị từ chối. Đây chính là lúc sức mạnh của mạng xã hội có thể phát huy. Mạng xã hội có thể giúp mọi người trên khắp thế giới kết nối với nhau, giúp họ loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

Vì vậy, doanh nghiệp có thể tạo Group Facebook, nơi mọi người cảm thấy tự do và an toàn để chia sẻ thông tin, gặp gỡ những người khác có cùng điều kiện và hỗ trợ lẫn nhau. 

Nghiên cứu cho thấy rằng 30% các bệnh viện hàng đầu của Hoa Kỳ sử dụng Group Facebook như một phần của chiến lược Social Media.  

Đây là một ví dụ về một nhóm do Mayo Clinic tạo ra cho những bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại. Trong nhóm, mọi người có thể kết nối với nhau, nhận thông tin về các chương trình của Phòng khám Mayo và nhận trợ giúp về các lựa chọn điều trị.

Kết nối cộng đồng bằng Facebook Group

Giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ khám 

Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng Social Media vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chính là giúp người bệnh cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn. Nhiều bệnh nhân sợ hãi hoặc cảm thấy không thoải mái khi phải đi khám hoặc xét nghiệm, mạng xã hội sẽ giúp họ loại bỏ lo lắng này. Chia sẻ những thông điệp thân thiện và có động lực sẽ giúp bệnh nhân can đảm đi khám và tập trung vào việc phòng ngừa.

Ví dụ về lo lắng răng miệng là một vấn đề phổ biến và đây thực sự là một trong những nỗi sợ hãi y tế phổ biến nhất ở mọi người. Theo một nghiên cứu về chứng lo âu về răng miệng, tỷ lệ phổ biến trong dân số là 58,8%. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, 27,2% lo lắng vừa phải, 19,1% lo lắng cao độ và 12,5% cực kỳ lo lắng. Thương hiệu Expressions Clinic đã xây dựng một chiến lược trên mạng xã hội giúp người bệnh loại bỏ nỗi sợ hãi này.

Giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ khám 

Tôn trọng quyền riêng tư

Việc sử dụng mạng xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nên đi kèm với một số quy tắc. Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân trên mạng xã hội không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề pháp lý. Vì vậy hãy đảm bảo rằng những thông tin nhạy cảm về bệnh nhân không được chia sẻ trên mạng xã hội.

Đăng tải bất kỳ thông tin liên quan tới lịch sử chẩn đoán hoặc bệnh lý mà không có sự đồng ý của bệnh nhân sẽ được cho là vi phạm bộ tiêu chuẩn HIPAA (vi phạm tiết lộ thông tin sức khỏe được bảo vệ). Bên cạnh đó, đăng tải những nội dung không ghi rõ thông tin của bệnh nhân nhưng lại bao gồm các chi tiết về bệnh lý cũng được coi là vi phạm tiêu chuẩn HIPAA.

Kết luận

Cộng đồng ngày càng yêu cầu và mong đợi nhiều hơn vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, xây dựng một chiến lược Marketing chăm sóc sức khỏe là điều hết sức cần thiết cho từng doanh nghiệp y tế nhỏ lẻ tới những thương hiệu y tế lớn. Hy vọng với bài viết trên, các doanh nghiệp sẽ thành công trong việc nắm bắt xu hướng, tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dùng trên mạng xã hội. Chúc các bạn thành công! 

Phan Thảo - MarketingAI

Theo BannerSnack

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 xu hướng quan trọng trong các chiến dịch Marketing ngành Dược phẩm năm 2021

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.