- Sử dụng các định dạng nội dung phổ biến
- Xây dựng nội dung blog phù hợp với từng thị trường hướng đến
- Cải thiện tốc độ tải trang để tăng trải nghiệm người dùng hơn
- Thu hút khán giả để tạo nội dung UGC
- Tạo nội dung blog cho từng quốc gia cụ thể
- Tận dụng chiến lược nội dung theo quy tắc "kim tự tháp ngược"
- Nâng cao mức độ tương tác và tiếp cận trên mạng xã hội
Một trong những hướng đi tốt nhất giúp các doanh nghiệp eCommerce gia tăng độ nhận diện thương hiệu là thông qua hình thức Content Marketing. Nghiên cứu cho thấy khoảng 92% doanh nghiệp coi content là tài sản kinh doanh của họ. Có thể nói, Content Marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng ROI gấp ba lần so với những công cụ tìm kiếm có trả tiền khác. Tuy nhiên, phần lớn các công ty eCommerce thường thất bại trong việc xây dựng một chiến lược Content Marketing. Hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu 7 chiến lược Content Marketing hàng đầu giúp các doanh nghiệp này áp dụng thành công công cụ này vào hoạt động Marketing.
Sử dụng các định dạng nội dung phổ biến
Cách đơn giản nhất để xác định thành công của một chiến lược Content Marketing trong doanh nghiệp chính là đo lường mức độ tương tác của người dùng.
Có thể thấy nhu cầu và mong muốn của mỗi người là khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần linh hoạt các nội dung để phù hợp với từng người dùng. Dưới đây là một số định dạng nội dung được cho là thành công nhất trong việc nâng cao mức độ tương tác của người dùng.
- Blog Posts: Nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp thường xuyên viết blog có khả năng thu leads cao hơn 67%. Bằng cách nhắm mục tiêu vào các từ khóa dài, phù hợp với mục đích chính xác của người dùng, doanh nghiệp sẽ tạo ra các bài đăng blog hấp dẫn, toàn diện và có liên quan nhất đến nhu cầu tìm kiếm.
- Video: 82% tổng lượng truy cập trên Internet vào năm 2022 sẽ là video. Vì vậy, các bài viết văn bản không sẽ dần được thay thế bằng các bài viết có sự kết hợp của cả văn bản và video. Lời khuyên là hãy chèn video vào mọi bài đăng trên blog và chuẩn bị trước bản record video nếu cần thiết.
- Bài báo nghiên cứu: Những nội dung liên quan đến các bài nghiên cứu gốc cung cấp thông tin mới và hữu ích cho khán giả là những nội dung được gắn backlink nhiều nhất. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng bầng cách tiến hành nghiên cứu thông qua các cuộc khảo sát hoặc chạy thử nghiệm sản phẩm, sau đó chia sẻ kết quả với khán giả.
- Hình ảnh và đồ họa thông tin (infographics): Mọi người sẽ hiếm khi nào chia sẻ một bài đăng blog mà không có hình ảnh. Những bài đăng như vậy cũng có lượng tương tác thấp hơn. Vì vậy, bạn cần tạo ra những bức ảnh có độ phân giải cao và phù hợp với blog của mình. Nghiên cứu cho thấy, các nội dung có chứa hình ảnh sẽ nhận được lượt xem cao hơn 97%. Trong khi đó, Infographics cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong việc đơn giản hóa các nội dung khó hiểu và góp phần giúp người xem dễ tiếp cận hơn, gia tăng khả năng chia sẻ trên mạng xã hội.
- Webinars: Số lượng đăng ký trung bình cho một webinar là khoảng 260. Vì vậy doanh nghiệp có thể tổ chức các webinar và mời những Influencer nổi tiếng trong ngành của mình để tăng lượng đăng ký. Lưu ý rằng, các nội dung mang tính giáo dục sẽ thu hút nhiều người xem và góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng.
- Nội dung tổng hợp, liệt kê: Hãy tạo những danh sách mà người dùng yêu thích, ví dụ như “top 10” hoặc “những cách tốt nhất",... và chia sẻ chúng trên trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Lập danh sách giúp thu hút người xem nhiều hơn vì chúng giúp cô đọng thông tin thành nhiều điểm khác nhau.
Để biết đâu là định dạng nội dung đem lại hiệu quả tốt nhất cho website của mình, hãy tham khảo và nhờ đến sự trợ giúp của Google Analytics. Những thông tin về traffic, tỷ lệ thoát và time-on-site do GA cung cấp có thể được sử dụng để xác định đâu là nội dung đang hoạt động tốt và cho bạn gợi ý về cách tối ưu hóa nội dung trên trang.
Xây dựng nội dung blog phù hợp với từng thị trường hướng đến
Chiến lược xây dựng nội dung blog tập trung vào một chủ đề cụ thể giúp một blog ecommerce trở thành tài nguyên hữu ích cho chủ đề đó. Để bắt đầu, hãy thêm chuyên mục blog vào trong website bán hàng trực tuyến của mình. Các định dạng nội dung trên blog có thể rất đa dạng. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn là một công ty chuyên bán cốc, vậy thì hãy biến blog của mình trở thành nguồn tài nguyên hữu ích, cung cấp các thông tin có giá trị liên quan đến cốc. Nó có thể là các bài viết, video, podcast, whitepapers,... Hay như HubSpot - một website chuyên cung cấp các thông tin về marketing, bán hàng, hỗ trợ giải đáp và website. Họ tạo ra một thị trường như thế và mang đến những nội dung phù hợp với khán giả của mình.
Tận dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể tạo ra hàng triệu traffic cho website của mình. Hãy bắt tay vào việc xây dựng một blog phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và bắt đầu nuôi traffic để thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn.
Cải thiện tốc độ tải trang để tăng trải nghiệm người dùng hơn
Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng website trên các trang tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách để gia tăng thứ hạng một cách tự nhiên thì hãy làm mọi cách để cải thiện tốc độ tải trang của mình.
Một lưu ý quan trọng là Google sẽ cho ra mắt Google Page Experience vào tháng 5 năm 2021. Đây là bản cập nhật tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng và tất nhiên, tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm này.
Cách tốt nhất để cải thiện tốc độ tải trang là sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp SMBs, việc lưu trữ nội dung trên CDN trở nên khó khăn hơn nhiều vì chúng rất tốn kém. Nếu lượng traffic của website không cao thì chi phí bỏ ra cho CDN là không hợp lý. Trong trường hợp này, mô phỏng hoạt động của CDN với dịch vụ lưu trữ đám mây có thể là một lựa chọn hợp lý.
Tất cả những gì bạn cần làm là chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây như Sync, Google Drive hoặc P Drive và đưa cho họ các tệp nội dung cho phép truy cập công khai trực tiếp (để lại những tệp bí mật bị robots.txt chặn).
Một cách khác để tăng tốc độ tải trang là tạo các phiên bản AMP (di động) cho các nội dung trên website. AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages (một dự án của Google hỗ trợ tăng tốc độ tải trang trên di động).
Thu hút khán giả để tạo nội dung UGC
UGC (nội dung do người dùng tạo) là một trong những cách tốt nhất để tạo tiếng vang cho thương hiệu eCommerce. 85% mọi người bị ảnh hưởng bởi nội dung do người dùng tạo (UGC) - nhiều hơn so với các nội dung do thương hiệu tạo.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc tổ chức nên các cuộc thi ảnh hoặc video trên mạng xã hội và yêu cầu khán giả chia sẻ bức ảnh đẹp nhất của họ về sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời tăng khả năng tương tác thông qua việc kêu gọi sử dụng hashtag thương hiệu, góp phần tăng độ phủ và giúp thu hút nhiều khán giả hơn.
Ví dụ, đội khúc côn cầu Sudbury Wolves đã tổ chức một cuộc thi trên Instagram kêu gọi mọi người tham gia nghĩ caption cho một bức ảnh mà bên họ đưa ra. Phần thưởng là hai tấm vé tham dự trận khai mạc của Giải khúc côn cầu Ontario. Không có gì ngạc nhiên khi cuộc thi đã thu hút sự chú ý của nhiều người và cho thấy đây là một cách tuyệt vời để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và sự tương tác của người tiêu dùng.
Tương tự như vậy, Adobe đã thực hiện một chiến dịch có tên là ArtMaker Series, nơi họ mời các nhà thiết kế và nghệ sĩ chia sẻ tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng bất kỳ sản phẩm nào của Adobe. Họ đã sử dụng UGC cho các nội dung quảng bá sản phẩm và đánh giá từ chuyên gia.
Bạn có thể sử dụng UGC để nâng cấp chiến lược eCommerce Content. Bạn chỉ cần nghĩ ra một số ý tưởng sáng tạo và áp dụng chúng vào chiến lược chính của mình.
Tạo nội dung blog cho từng quốc gia cụ thể
Thương mại điện tử B2C xuyên biên giới dự kiến sẽ đạt 4.820 tỷ đô la vào năm 2026. Nếu là một doanh nghiệp toàn cầu, hãy cân nhắc việc áp dụng chiến lược nội dung blog theo từng quốc gia cụ thể. Lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân nước đó. Dưới đây là một số tips giúp bạn thành công ở từng thị trường:
- Chia sẻ những nội dung liên quan đến từng quốc gia riêng biệt
- Hợp tác với những cây bút có tầm ảnh hưởng ở mỗi quốc gia và tạo nên những bài viết gây tác động đến người đọc
- Quảng bá các sản phẩm địa phương do các nhà sản xuất trong nước sản xuất
- Tổ chức sự kiện và hợp tác với các influencers tại mỗi quốc gia để truyền tải nội dung tốt hơn
Tận dụng chiến lược nội dung theo quy tắc "kim tự tháp ngược"
Chiến lược nội dung "kim tự tháp ngược" là một ý tưởng được đề xuất bởi Gary Vaynerchuk, chiến lược này giúp doanh nghiệp sử dụng lại nội dung cho các kênh khác nhau.
Bạn có thể tạo ra những content pillar và phân phối nó trên một số kênh bằng cách sửa đổi định dạng nội dung sao cho phù hợp với chủ đề của nền tảng. Ví dụ, cùng với một nội dung đó, bạn có thể đăng 1 bài báo trên blog nhưng có thể chuyển sang định dạng video khi chia sẻ trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra những "micro-content" (nội dung vi mô) để đẩy traffic cho các content pillar của mình. Những micro-content này nên được chia sẻ trên các mạng xã hội như Instagram, Pinterest, Facebook, Twitter, LinkedIn và các kênh khác nơi khán giả mục tiêu của bạn có mặt.
Ví dụ: nếu bạn là chủ cửa hàng thú cưng, thì bạn có thể tạo các content pillar liên quan đến "giống chó nhỏ", sau đó, tạo một số bài viết nhỏ hơn về từng giống chó được đề cập đến trong content pillar. Các micro-content này có thể ở dạng meme, trích dẫn câu quotes hoặc là những câu chuyện. Tất cả các những nội dung micro-content này phải liên kết đến content pillar.
Chia sẻ các micro-content này lên các trang mạng xã hội. Theo dõi phản ứng của cộng đồng để điều chỉnh nội dung theo hướng mà cộng đồng muốn xem. Cứ tiếp tục làm và chỉnh sửa như vậy cho các dạng nội dung này. "Mô hình kim tự tháp ngược" là một cách tuyệt vời để gia tăng độ phủ cho các content pillar, cải thiện thứ hạng website trong quá trình người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan và góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi trong hành trình mua hàng.
Nâng cao mức độ tương tác và tiếp cận trên mạng xã hội
Các doanh nghiệp TMĐT sử dụng mạng xã hội trung bình có doanh số bán hàng nhiều hơn 32% so với các doanh nghiệp không sử dụng.
Chìa khóa của mạng xã hội là nội dung trực quan như infographics, hình ảnh và video. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, mạng xã hội không chỉ là nơi để đăng nội dung mà còn là một phương tiện mạnh mẽ giúp gia tăng chuyển đổi người theo dõi thành người tiêu dùng.
Theo Sprout Social, 89% marketers sử dụng Facebook trong các hoạt động marketing thương hiệu. Và hơn 80% mọi người nói rằng Instagram giúp họ khám phá, nghiên cứu và đưa ra các quyết định mua hàng mới.
Sử dụng các chiến lược Marketing Facebook và Instagram mới nhất sau đây để nâng cao mức độ tương tác và phạm vi tiếp cận.
- Đầu tư vào Quảng cáo động của Facebook: Quảng cáo động cho phép doanh nghiệp kích thích lại sự quan tâm đến những người tiêu dùng đã truy cập website, đã xem qua các mặt hàng hoặc đã thêm hàng vào giỏ hàng nhưng chưa quyết định mua. Nó sử dụng thông tin được cung cấp thông qua pixel theo dõi để hiển thị cho những khách truy cập đó những mục chính xác mà họ đã xem qua để kéo họ trở lại và đạt được chuyển đổi.
- Sử dụng tùy chọn Bán hàng trên trang Facebook Business: Tạo nút “Mua sắm” trên trang Doanh nghiệp của Facebook và liệt kê một số sản phẩm trên đó để người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ Facebook.
- Sử dụng tính năng Shoppable Posts trên Instagram: Tính năng Shoppable Posts cho phép bạn giới thiệu cửa hàng của mình lên mạng xã hội. Gắn thẻ và link mua hàng cho các sản phẩm xuất hiện trong hình ảnh đăng tải sẽ giúp khách hàng hoàn tất quy trình mua sắm mà không cần rời khỏi Instagram.
- Sử dụng tính năng IGTV: IGTV cung cấp cho bạn khả năng chia sẻ các video có thời lượng lên đến một giờ. Tính năng này cũng cho phép gửi thông báo đến người dùng mỗi khi có video mới. IGTV cho phép người xem chạm vào các mặt hàng họ nhìn thấy trong video và hoàn tất giao dịch mua thông qua tính năng thanh toán trực tiếp của Instagram hoặc website của doanh nghiệp.
Kết luận
Các doanh nghiệp eCommerce nên sử dụng chiến lược Content Marketing như một lợi thế vì đây là một trong những kênh thân thiện với ROI nhất để thu hút khách hàng tiềm năng. Thực hiện theo các chiến lược mà MarketingAI đưa ra trong bài viết này để giúp doanh nghiệp nâng cấp chiến lược nội dung, tăng độ nhận diện thương hiệu, traffic và cuối cùng là lợi nhuận. Chúc các bạn thành công!
Phan Thảo - MarketingAI
Theo SearchEngineWatch
>>> Có thể bạn quan tâm: Content Marketing tác động tới eCommerce như thế nào?
Bình luận của bạn