Để tạo ra các viral video quảng cáo cần rất nhiều yếu tố. Bởi vậy, nhiều khi các agency không tiếc công sử dụng kĩ xảo, công nghệ làm sao cho video trở nên thú vị và "thật" nhất có thể. Đã từng có rất nhiều clip quảng cáo "giả" vẫn đánh lừa người xem cho tới ngày nay.
1. TVC đánh bóng bàn bằng côn nhị khúc của Lý Tiểu Long
Người xem đã thực sự tin vào điều đó khi xem đoạn clip dài 10s ghi lại những hình ảnh ấn tượng ấy. Sau khi nhận được 700.000 lượt xem trong 24h đầu tiên thì JWT Bắc Kinh đã đăng tải toàn bộ đoạn phim. Thật ra, đó là đoạn quảng cáo cho Nokia N96 phiên bản Lý Tiểu Long. Nó không hề giống với bất khì TVC thông thường nào bạn từng xem, hình ảnh sản phẩm cũng chỉ xuất hiện vài giây, điều gì đã khiến cho đoạn phim trở thành một trong những ý tưởng quảng cáo hay nhất của năm? Đó là cách JWT Bắc Kinh khéo léo gợi sự tò mò cho người xem, khiến họ muốn tìm hiểu thêm những thông tin về sản phẩm trên trang web của Nokia, điều mà những TVC truyền thống khó có thể thực hiện được. Đoạn video đã thu hút 17.6 triệu lượt xem cho tới nay và rất nhiều phiên bản cắt ghép từ video gốc được đưa lên mạng.
2. Cô gái nhảy lên tưởng để bắt bóng
Đoạn phim ghi lại cảnh cô gái nhảy lên tường để bắt quả bóng được dùng để quảng cáo cho nước uống thể thao Gatorade. Mặc dù nhãn hàng này không chính thức công bố đoạn clip, nó đã bị rò rỉ trên mạng và lan truyền nhanh chóng. Sử dụng những hình ảnh trong trận đấu giữa Fresno Grizzlies và Tacoma Rainiers, thêm vào đó, những kĩ xảo hình ảnh đơn giản nhưng hiệu quả đã khiến người xem tin rằng đoạn phim thực sự được cắt ra từ một trận đấu. Đoạn video được đưa lên mạng lần đầu tiên năm 2008 và đã có 6,2 triệu lượt xem cho đến ngày nay.
3. Cầu trượt nước Megawoosh
Chiếc cầu trượt này được làm ra bởi kỹ sư người Đức Bruno Kammerl, bằng một chất liệu đặc biệt được miêu tả “gần như không có ma sát”. Bruno Kammerl đã làm thí nghiệm bằng cách trượt xuống chiếc cầu trượt này với tốc độ đáng sợ, sau đó bay lên không trung và hạ cánh xuống một bể bơi nhỏ cách đó hàng chục mét. Tất nhiên, thí nghiệm này không có thật, mà được tạo ra bằng các kĩ xảo hình ảnh để quảng cáo cho Microsoft Office Project 2007. sau một tuần được đăng tải lên Youtube, đoạn clip đã có tới 1,4 triệu lượt xem hiện nay là 6,8 triệu. Có người sẽ nghi ngờ hiệu quả của đoạn phim trong việc bán sản phẩm của Microsoft, nhưng không thể phủ nhận đây là viral clip được đầu tư rất kĩ lưỡng và thành công trong việc thu hút sự chú ý của người xem.
4. Evan Longoria bắt bóng bằng tay không
Đoạn phim quay cảnh Evan Longoria, một cầu thủ của đội bóng Tampa Bay Ray, bắt quả bóng đang bay về phía phóng viên bằng tay không. Mặc dù Longoria nói rằng đoạn clip là thật, đã có những tranh cãi xung quanh nó. Tại sao logo của Gillette xuất hiện trong đoạn clip? Tại sao không có tên của phóng viên hay đài truyền hình? Làm sao Longoria có thể bắt bóng khi mà anh đứng quay lưng lại? Chính những câu hỏi này đã khiến đoạn clip càng trở nên chân thực, thú vị và được chú ý hơn. Đó là cách làm rất hiệu quả mà Gillette đã sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Video được BBDO New York thực hiện năm 2011 cho tới nay đã có 9,2 triệu lượt xem.
5. Xe máy ngăn chặn va chạm
Có vẻ đây là đoạn phim để giới thiệu một chiếc xe có thể phát hiện nguy hiểm trên đường đi, từ đó ngăn chặn những va chạm có thể xảy ra. Nhưng chính chàng trai đang thử sử dụng nó lại bị tông bởi một chiếc xe tải khi nó vừa chạy vào đường. Vậy chẳng có công nghệ nào có thể đảm bảo an toàn cho người lái xe, ngoài sự cẩn thận của họ. Hiệp hội An toàn giao thông thung lũng Thames, tác giả của đoạn clip, đã thành công trong việc truyền tải thông điệp đó. Một cách làm thú vị và hiệu quả để nâng cao nhận thức của người lái xe máy, giúp giảm lượng người thương vong do tai nạn giao thông
Bài dịch từ Adweek của Advertising Vietnam
MarketingAI - Admicro
Bình luận của bạn