5 ví dụ tiêu biểu trong chiến lược xây dựng thương hiệu qua giác quan (Sensory Branding)

22 Thg 09

Sensory Branding được hiểu là quá trình thương hiệu tương tác với người tiêu dùng bằng các signals (Dấu hiệu) dễ nhận biết và thu hút để mang lại responses (Hồi đáp) tích cực nhất từ khách hàng. Các thương hiệu có thể sử dụng Sensory Branding như một cách để “bắt sóng” người tiêu dùng trong thời đại công nghệ hiện nay. Nó tiếp cận người tiêu dùng bằng cách vận dụng mọi giác quan, sử dụng ngôn từ và bất cứ dấu hiệu nào khác liên quan đến cảm giác để chạm đến cảm xúc người tiêu dùng, xây dựng ấn tượng trong lòng họ và tác động lên tâm lý và hành vi mua hàng.

Xây dựng thương hiệu qua giác quan (Sensory Branding) là gì?

Xây dựng thương hiệu qua giác quan là phương pháp Marketing có khả năng tác động và gây tiếng vang lớn với người tiêu dùng, thông qua việc tiếp cận ít nhất một trong những giác quan của họ. Đó là quá trình thương hiệu sử dụng dấu hiệu dễ nhận biết để tương tác với người tiêu dùng và khơi gợi phản ứng và sự hồi đáp từ họ. Phản ứng đó có thể liên quan đến sự nhận biết, cảm xúc, hành vi hay đơn giản là cảm giác “nhớ thương” từ người tiêu dùng.

Sensory branding có khả năng cải thiện lòng trung thành của khách hàng, gia tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu và tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, thúc đẩy họ quay trở lại. Nó cũng giúp xây dựng cảm giác tin cậy và quen thuộc giữa khách hàng và thương hiệu cũng như mang lại cảm giác thoải mái trong lúc thanh toán sản phẩm.

Tương lai của ngành bán lẻ: Xây dựng thương hiệu qua giác quan

Xây dựng thương hiệu qua giác quan là một chiến thuật hiệu quả đối với các doanh nghiệp khi nó giúp khơi gợi những phản hồi có ý nghĩa, chân thực và đáng nhớ nhất đến từ mọi khách hàng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc biến thương hiệu trở thành cái tên không thể quên đối với người tiêu dùng - một thương hiệu mà cả khách hàng lẫn những người quảng bá thương hiệu đều có thể dễ dàng nhận ra dựa trên phản ứng cảm quan mà họ trải nghiệm được khi tiếp xúc trực tiếp với thương hiệu.

Khi doanh nghiệp kết hợp chiến lược này vào trong kế hoạch Marketing, chắc chắn rằng hiệu quả mang lại sẽ mạnh mẽ hơn và có thể tạo ra tiếng vang lớn, sâu sắc đối với từng đối tượng mục tiêu. (Bạn có biết không, các nghiên đã chỉ ra rằng, mọi người có thể ghi nhớ một mùi hương với độ chính xác lên đến 65% sau tận một năm dài).

Cách hoạt động của xây dựng thương hiệu qua giác quan

Xây dựng thương hiệu qua giác quan là việc các thương hiệu vận dụng cách tiếp cận qua 1 hoặc cả 5 giác quan của con người. Nó thường diễn ra ở đầu hoặc giữa hành trình khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giờ đây cũng đã chú trọng hơn trong việc xây dựng trải nghiệm thương hiệu qua giác quan trong giai đoạn cuối của hành trình mua hàng, khi giao dịch giữa hai bên kết thúc.

Cho dù đó là âm thanh (tiếng ồn, độ rung,...) hay hình ảnh mà thương hiệu dành tặng tới khách hàng khi kết thúc giao dịch, thì nó cũng mang lại cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng và khiến họ cảm thấy tự tin hơn khi mua hàng.

Ví dụ: Visa đã tạo ra một trải nghiệm giác quan cho khách hàng khi giao dịch giữa hai bên được hoàn tất (ví dụ này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau).

Trong phần tiếp theo của bài viết, để bạn đọc hiểu rõ hơn về cách thức triển khai thành công của xây dựng thương hiệu qua giác quan, hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu 5 ví dụ về các doanh nghiệp đã đạt được thành công như vậy dưới đây nhé!

Ví dụ về Xây dựng Thương hiệu qua giác quan

1. Visa

Như đã đề cập ở trên, Visa đã kết hợp các trải nghiệm thương hiệu giác quan trong giai đoạn cuối của hành trình mua hàng. Họ cho rằng âm thanh đóng một vai trò quan trọng trong cách người tiêu dùng mua hàng.

Khi giao dịch hoàn tất, khách hàng sẽ nghe thấy một âm thanh độc đáo - một âm thanh mà Visa đã phải nỗ lực phát triển trong nhiều năm trước khi cho ra mắt thị trường vào năm 2018. Âm thanh này như một dấu hiệu cho biết giao dịch của khách hàng đã được hoàn tất thành công và an toàn. Loại hình xây dựng thương hiệu qua giác quan này mang lại sự thoải mái và nhất quán cho các chủ thẻ Visa. Nó tạo cảm giác tin cậy và an toàn khi người tiêu dùng liên kết với thương hiệu.

2. Singapore Airlines

Có lẽ không phải nói quá nhiều về Singapore Airlines - hãng hàng không mang đến trải nghiệm khách hàng giàu cảm xúc bậc nhất thế giới. Singapore Airlines hướng tới việc xây dựng trải nghiệm thương hiệu trên nhiều giác quan - cụ thể là mùi hương và thị giác. Hãng hàng không này sở hữu một mùi hương có một không hai, sảng khoái và tinh tế đến mức hiếm ai có thể quên được. Nó là sự kết hợp giữa mùi hương từ hoa hồng, hoa oải hương và cam quýt. Mùi hương này được xịt lên tất cả các trang phục và khăn của tiếp viên hàng không, và các mặt tiếp xúc khác trong suốt hành trình dịch vụ của hãng. Khách hàng chỉ có thể trải nghiệm mùi đặc trưng này trong thời gian bay với hãng hàng không.

Ngoài ra, hãng hàng không này còn yêu cầu tất cả các tiếp viên phải mặc bộ đồng phục “The Singapore Girl”, có màu sắc và hoa văn phù hợp với chỉ định của họ. Những ví dụ về việc xây dựng thương hiệu qua giác quan này chỉ tồn tại duy nhất ở Singapore Airlines, nó góp phần tạo ra những trải nghiệm chuyên nghiệp, cao cấp và nhất quán cho hành khách là đối tượng mục tiêu của họ.

>> Xem thêm: Các công ty CPGs lớn tranh giành thị phần dưới thời COVID-19 dù doanh số bán hàng tăng

3. Apple

Apple khai thác nhiều giác quan cùng một lúc với thương hiệu của họ. Đơn cử như việc các cửa hàng của họ đều được thiết kế màu trắng, tối giản và sạch sẽ - điều này mang lại cho khách hàng cảm giác về một công ty công nghệ hiện đại, kiểu dáng đẹp đẽ và cao cấp. Packaging của họ cũng tạo cảm giác tương tự. Ngoài thị giác và xúc giác, Apple còn nhắm đến khách hàng mục tiêu của mình qua những âm thanh đặc biệt.

Ví dụ: Âm thanh khóa máy của hàng trăm triệu người dùng iPhone trên thế giới đều giống nhau, dễ nhận dạng và vô cùng đáng nhớ. 

Theo nhiều chuyên gia, âm thanh tắt máy của iPhone như đáng chốt hoặc đóng cái gì đó lại, điều đó khiến người dùng cảm thấy họ đã đóng “chốt” an toàn cho điện thoại. Âm thanh này có trong tất cả các loại iPhone mang lại cảm giác nhất quán và quen thuộc.

4. Starbucks

Mùi cà phê tươi trong tất cả các cửa hàng Starbucks được biết đến là rất nồng - đó là bởi vì mọi cửa hàng của họ đều được yêu cầu phải xay trực tiếp loại hạt cafe độc đáo của riêng thương hiệu trong khi pha chế đồ uống. Nhờ vậy mà hương thơm cà phê đã lan tỏa khắp không gian cửa hàng và đập vào mắt khách hàng ngay khi họ bước vào cửa.

Starbucks đảm bảo rằng hương thơm đó sẽ chỉ tồn tại trong không gian của cửa hàng để khách hàng có những trải nghiệm cảm quan đặc biệt nhất. Hãng cafe này đã duy trì điều này suốt những năm qua dù họ biết rằng nếu xay và gửi những gói cafe được đóng gói cẩn thận ấy đến từng cửa hàng riêng lẻ sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều.

Không những thế, khi đóng gói sẵn như vậy cũng sẽ giúp các baristas có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các nhiệm vụ khác.

Tuy nhiên, Starbucks hiểu được rằng nếu làm như vậy thì các cửa hàng của họ sẽ không còn những mùi thơm đặc trưng như trước nữa. Thay vì chọn cách làm nhẹ nhàng và đơn giản hơn, họ tìm đến cách duy trì mùi hương dễ nhớ, nhẹ nhàng và nhất quán mà hạt cà phê của họ mang lại cho khách hàng trên khắp các cửa hàng toàn cầu. Chính điều đó đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng và cải thiện doanh số bán hàng.

5. Mastercard

Mastercard tiếp tục là một cái tên khác đang tận dụng việc xây dựng thương hiệu qua giác quan để hình thành nên bản sắc riêng cho thương hiệu của mình. Cụ thể thì Mastercard đã xây dựng âm thanh nhận diện thương hiệu dạng “âm bản” - sonic sound. Người tiêu dùng sẽ nghe thấy âm thanh khi họ hoàn tất một giao dịch nào đó bằng thẻ mastercard. Âm thanh ấy tượng trưng cho sự giao thoa của các vòng tròn màu đỏ và màu vàng trong logo của Mastercard.

Các âm thanh âm bản này là hình thức phổ biến mà các thương hiệu có thể áp dụng khi xây dựng thương hiệu qua giác quan (sensory branding). Âm thanh này sẽ được vang lên khi người dùng mua sắm online lẫn offline tại cửa hàng với thẻ mastercard, cũng như khi sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Âm thanh mang lại cảm giác an toàn và nhất quán - đồng thời cho người tiêu dùng biết được giao dịch của họ đã hoàn thành thành công. Mặc dù âm thanh này không thực sự được tạo ra bởi các vòng tròn giao nhau - biểu trưng của Mastercard, nhưng nó vẫn mang đến trải nghiệm hình ảnh tưởng tượng hấp dẫn trong mắt khách hàng.

Kết

Xây dựng Thương hiệu qua giác quan giúp các thương hiệu tiếp cận được đối tượng và khách hàng mục tiêu của mình theo một cách riêng biệt mà không hình thức marketing nào có thể làm được. Nó có sức mạnh giúp bạn gia tăng lòng trung thành, sự ủng hộ cũng như phát triển doanh thu. Vì vậy, hãy xem các ví dụ mà chúng tôi đã nhắc đến phía trên để tìm cho mình cảm hứng và tạo ra trải nghiệm thương hiệu qua giác quan hiệu quả nhất nhé!

Tô Linh - MarketingAI

Theo HubSpot

>> Có thể bạn quan tâm: 5 bài học kinh nghiệm chính cho các nhà tiếp thị FMCG
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.