5 hiểm nguy khó lường từ chiến lược truyền thông Influencer Marketing

Influencer marketing đã trở thành một trong những xu hướng nóng nhất trong tiếp thị trong vài năm vừa qua. Mặc dù có rất nhiều nhà tiếp thị đã thành công với chiến lược này, những cạm bẫy trong quan hệ đố tác với Influencer ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu. Thấu hiểu được điều đó, MarketingAi mang tới danh sách 5 mối nguy hiểm khi làm việc với Influencer cũng như chia sẻ các biện tốt nhất để phòng ngừa những trường hợp đáng tiếc. 

5 hiểm nguy khó lường từ chiến lược truyền thông Influencer Marketing

Sự tham gia của Influencer trên Instagram đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại

Khi phương tiện truyền thông xã hội cho phép nhiều người bình thường trở thành người nổi tiếng, hiện tượng ấy nhanh chóng trở nên bão hòa. Khán giả không thể theo kịp tất cả nội dung (đặc biệt là nội dung được tài trợ) đến từ những Influencer mà họ theo dõi. Chúng ta đều hiểu sự nổi tiếng đều là phù du. Có thể hôm nay những Influencer được tâng lên tận mây có thể rơi ngay xuống đất chỉ trong một ngày.

Khi người tiêu dùng bị ngộ độc với nội dung được tài trợ trên nguồn cấp dữ liệu, họ sẽ ít tham gia với cả những Influencer và thương hiệu. Điều này được phản ánh trong các nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy giảm tổng thể về sự tương tác của khán giả trên Instagram. Mobile Marketer báo cáo rằng, tỷ lệ tương tác cho các bài đăng được tài trợ đã giảm xuống 2,4% trong Q1 2019 từ 4% ba năm trước đó, trong khi tỷ lệ cho các bài đăng không được tài trợ giảm xuống 1,9% từ 4,5% trong các giai đoạn tương đương.

Khi phương tiện truyền thông xã hội cho phép nhiều người bình thường trở thành người nổi tiếng, hiện tương ấy nhanh chóng trở nên bão hòa (Ảnh: Vice)
>>> Xem thêm: Khai thác chuyện tư của người nổi tiếng vào chính quảng cáo của mình - chỉ có thể là Tiki

Vậy làm thế nào các nhà tiếp thị có thể phá vỡ vấn đề này? Thay vì làm việc với những người có sức ảnh hưởng lớn, hãy xem xét rằng những người có ảnh hưởng nhỏ hơn nhưng tương tác chất lượng hơn. Họ có thể tương tác nhiều hơn với khán giả và có thể hình thành các cộng đồng chặt chẽ hơn, do đó truyền cảm hứng cho sự gắn kết cao hơn.

Quan hệ đối tác và nội dung không thực

Chúng ta đều ngầm hiểu rằng không phải trường hợp nào Influencer cũng thích sản phẩm của thương hiệu mà họ hợp tác để chứng thực trên phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù có thể thương hiệu không quan tâm, nhưng khán giả có nhìn thấu sự chứng thực của Influencer là không trung thực hoặc gây hiểu lầm, khiến cả thương hiệu và influencer đều mất uy tín. Một nghiên cứu từ Bazaarvoice báo cáo rằng 47% khách hàng đã mệt mỏi với nội dung của Influencer xuất hiện không chính xác và 62% khách hàng tin rằng sự chứng thực của Influencer lợi dụng khán giả để kiếm tiền.

Cách tốt nhất là hợp tác với những Influencer đã sử dụng và thích sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu trước cả khi tham gia thỏa thuận, hoặc ít nhất, các nhà tiếp thị nên đảm bảo rằng họ hợp tác với những Influencer có kết nối xác thực với thương hiệu của họ. Ví dụ, một thương hiệu làm đẹp nên tìm một người có ảnh hưởng mà mọi người thường tìm đến để tư vấn làm đẹp phải không?

Một điều quan trọng là các nhà tiếp thị nên trao quyền tự chủ cho Influencer trong việc nội dung được tài trợ. Trong khi các nhà tiếp thị có thể có xu hướng đề cao sản phẩm, những Influencer là những người biết rõ đối tượng của họ nhất, từ đó có thể tạo nội dung thu hút khán giả nhiều hơn.

Đạo Luật Về Hội Đồng Thương Mại Liên Bang (FTC)

Các nhà tiếp thị nên nhận thức được các biện pháp trừng phạt mà họ có thể đối mặt nếu nội dung mà họ mang tới sai lệch thông tin. Vào tháng 4 năm 2017, FTC tiết lộ trong một bản phát hành rằng họ đã gửi hơn 90 thư cho Influencer, nói với người nhận rằng họ nên tiết lộ rõ ​​ràng mối quan hệ với các thương hiệu trước khi quảng bá hoặc chứng thực sản phẩm thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Các Hashtag, chẳng hạn như #sponsor, #ad hoặc #partner, hoặc tính năng tích hợp các công cụ để đánh dấu các bài đăng là trả tiền, nhưng vẫn không khiến Influencer tuân thủ các quy tắc.

Lifestyle blogger Hà Trúc được nhiều thương hiệu tin tưởng quảng cáo, nhưng với mỗi bài đăng cô đều chăm chút cẩn thận và tạo nội dung đẹp mắt (Ảnh: Instagram)

Một cuộc khảo sát năm 2018 về Influencer được thực hiện bởi eMarketer cho thấy 41% số người được hỏi chỉ gắn nhãn chứng thực của họ với các hashtag được ủy quyền của FTC khi họ hỏi một cách rõ ràng, trong khi 7% không bao giờ dán nhãn nội dung của họ.

Các thương hiệu và người có ảnh hưởng có thể do dự khi sử dụng Hashtag và các công cụ ghi nhãn khác để tránh thu hút sự chú ý đến bản chất được trả tiền của nội dung, nhưng tốt hơn hết là nên tuân thủ các nguyên tắc do FTC đưa ra.

Xung đột đạo đức

Influencer là con người và có thể mắc sai lầm, nhưng các nhà tiếp thị nên cảnh giác rằng ngay cả khi một Influencer có một lượng fan hâm mộ lớn, bản thân những người đó có thể là một cuộc đầu tư mạo hiểm về mặt đạo đức.

Các nhà tiếp thị nên đảm bảo rằng họ có thể tự do cắt đứt quan hệ với một influencer có vấn đề bằng cách đưa điều khoản đạo đức vào hợp đồng, cho phép họ cắt đứt quan hệ dễ dàng nếu người có ảnh hưởng làm điều gì đó đi ngược lại giá trị thương hiệu của họ. Có lẽ YouTuber mà bạn đang cố gắng làm việc cùng có đối tượng mục tiêu hoàn hảo mà thương hiệu đang nhắm tới, nhưng được biết đến với những hành vi thô lỗ và xúc phạm người xem, thì hãy cẩn thận. "Non sông dễ đổi, bản tính khó dời" - do đó, một người đã có những hành vi xấu trong quá khứ thì rất có thể xảy ra những hành động tương tự trong tương lai. Do đó, thương hiệu nên tìm hiểu kỹ trước khi ký kết hợp đồng.

Hiện trạng mua Follower ảo

Các nhà tiếp thị truyền thông xã hội phải cảnh giác với những Influencer mua người theo dõi hoặc có tỷ lệ cao các bot tạo nên số lượng người theo dõi của họ. Trong một cuộc khảo sát về Influencer do Hit Search thực hiện, 98% số người được hỏi thừa nhận đã phát hiện ra số lượng người theo dõi trên Instagram của một cá nhân tăng lên một cách đáng nghi hoặc trong một khoảng thời gian ngắn, ám chỉ việc sử dụng bot để tăng nhanh hoặc mua số lượng lớn người theo dõi tài khoản giả.

Một lần nữa, các nhà tiếp thị nên tập trung ít hơn vào số lượng người theo dõi và nhiều hơn vào chất lượng của sự tương tác. Càng nhiều người theo dõi một người có ảnh hưởng có nghĩa là càng có nhiều cơ hội cho những fake account. Nếu bạn quan tâm đến một influencer cụ thể, hãy sử dụng các công cụ phân tích người theo dõi như HypeAuditor hoặc IG Audit, cho phép bạn quét người theo dõi để tìm bot.

Kết

Influencer Marketing có thể là một công cụ cực kỳ có lợi cho các nhà tiếp thị, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ lĩnh vực nào cũng có rủi ro. Hãy chú ý đến 5 mối nguy hiểm trên khi làm việc với Influencer và đảm bảo thực hiện các bước phòng ngừa để bảo vệ danh tiếng thương hiệu của bạn.

Nguồn: Social Media Today

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.