5 case study điển hình về chiến lược Growth Hacking thành công của doanh nghiệp

01 Thg 10

Bài toán làm sao để tăng trưởng số lượng khách hàng luôn khiến các doanh nghiệp start-up đau đầu. Các cách marketing truyền thông như sử dụng kênh truyền thông online hay oflfline, share bài trên các trang mạng xã hội... dường như đã không còn hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm sao để tăng số lượng người dùng từ vài chục, vài trăm lên vài ngàn, thậm chí hàng triệu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn? Nghe có vẻ khó tin, nhưng đối với “Growth Hacking” thì hoàn toàn có thể. Có hàng loạt công ty danh tiếng trên thế giới đi lên từ con số 0 nhờ chiến lược Growth Hacking. 

Growth Hacking là gì? 

Growth Hacking là phương thức sử dụng chiến lược marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí dể phát triển hoặc duy trì cơ sở người dùng. Người thực hiện các chiến lược này là Growth Hacker, họ thường quan tâm đến mục tiêu đạt được hơn là cách thức thực hiện.

Growth Hacking thường được các doanh nghiệp, start-up ứng dụng nhằm tăng trưởng số lượng khách hàng nhanh chóng những không tiêu tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, phương thức này cũng thể triển khai cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn duy trì sự tăng trưởng số lượng người dùng đang hoạt động.

Ảnh: duykiet

5 case study điển hình về doanh nghiệp vận dụng chiến lược Growth Hacking 

Dropbox

Dropbox là  dịch vụ lưu trữ dữ liệu và đồng bộ đám mây của công ty Mỹ Dropbox, Inc. do Drew Houston và Arash Ferdowsi thành lập, có trụ sở chính tại San Francisco, California.

Ngày mới thành lập, Dropbox bỏ ra chi phí quảng cáo từ 233$ - 388$ để đổi lấy mỗi khách hàng mua một sản phẩm có giá chỉ 99$. Họ sớm nhận ra rằng đó không phải một ý tưởng khả thi và không thể duy trì ngân sách về lâu dài.

Công ty này nhận ra rằng để thành công, họ phải suy nghĩ khác biệt, thậm chí đi "đường tắt". Dropbox bắt đầu bằng việc sửa đổi và thay mới giao diện trang chủ. Thay vì sắp xếp bố cục một cách lộn xộn và nhiều thông tin, Dropbox đã thay thế bằng một video ngắn gắn với lời kêu gọi hành động: “Download Dropbox". Quá trình này cũng được hãng thay đổi sao cho đơn giản và dễ dàng nhất. Người dùng chỉ cần đăng ký với tên, email, mật khẩu là đã có thể sử dụng dịch vụ. Chỉ riêng hai yếu tố này đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong chi phí chuyển đổi và thu hút khách hàng.

Ảnh: dig2100.no

Tuy nhiên Dropbox thực sự phát triển vượt bậc khi họ cho "thay áo" toàn bộ chương trình khuyến mãi. Với mỗi lượt giới thiệu cho bạn bè, họ sẽ thưởng cho khách hàng 500MB/lượt. Rất nhiều người dùng đã hào hứng tham gia vì họ nhận được thêm dung lượng miễn phí mà không phải trả tiền. Dropbox vừa không mất nhiều chi phí marketing mà vẫn duy trì và kéo thêm được nhiều lượng khách hàng mới.

Dropbox cũng phát hành Dropquest, một cuộc săn lùng xác sống ảo và tạo các trò chơi giải câu đố. Những người hoàn thành và xếp hạng cao nhất sẽ nhận được dung lượng tùy theo vị trí xếp hạng của họ trong game và những người hoàn thành Dropquest sẽ được cấp thêm ít nhất 1 GB dung lượng miễn phí.

Nhờ chiến thuật Growth Hacking, Dropbox hiện đã có khoảng 500 triệu người dùng trên toàn thế giới.

YouTube

YouTube, một nền tảng video phổ biến, đã "hack" tốc độ tăng trưởng người dùng nhảy vọt nhờ Growth Hacking. Nền tảng đã cho phép người dùng "nhúng" các video và chạy chúng trên bất kỳ trang web nào. Kỹ thuật "hack" đơn giản này đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng khi hàng nghìn trang web, blog cho phép người dùng nhúng các video Youtube.

Đây là một kiểu marketing "cộng sinh" điển hình. Những người đến trang web sẽ xem các video trên Youtube, đôi bên đều được lợi: nền tảng này vừa có views, trang web vừa tăng được lượng traffic mà họ muốn. Các video đều có thể chia sẻ qua lại dễ dàng chỉ với một cú click chuột. Growth Hacking bỗng chốc hóa thành cầu nối giúp nâng tầm Youtube, vừa tăng thêm giá trị nội dung cho các trang web.

>> Xem thêm: Hành trình “oanh tạc” thị trường Việt Nam của Uniqlo

Pinterest

Pinterest là một ứng dụng cho phép người dùng ghim và chia sẻ các trang web, hình ảnh, GIF và video yêu thích giống như một trang mạng xã hội. Pinterest được thành lập bởi Ben Silbermann, Paul Sciarra và Evan Sharp và tính đến nay đã có hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Ảnh: s.pinimg

Thành công của Pinterest không phải ngẫu nhiên mà là cả một quá trình. Những ngày đầu, nền tảng này chưa thu hút được số lượng lớn người truy cập như bây giờ. Họ thay đổi chiến thuật bằng cách đánh vào tâm lý khách hàng, khiến họ "muốn có những gì không thể có". Người dùng muốn sử dụng Pinterest hoặc vào trang web xem nội dung phải nhận được lời mời của nền tảng này. Điều này khiến khách tò mò và cảm thấy như thể lời mời ấy là một "đặc ân" mà họ phải chờ đợi, khao khát có được.

Về sau, khi có đủ lượng người truy cập thường xuyên rồi, Pinterest biến quá trình đăng ký trở nên dễ dàng hơn bằng cách liên kết với tài khoản facebook. Khách hàng không cần nhập quá nhiều thông tin cá nhân và các bước rườm rà khác mà có thể sử dụng ngay tài khoản facebook của họ.

Về trang chủ giao diện, Pinterest cũng ở dạng lưới hấp dẫn với nhiều hình ảnh được hiển thị sao cho phù hợp nhất với người dùng. Nền tảng này đề xuất dựa trên các phản hồi của người dùng về các nội dung liên quan dưới dạng "pins" hoặc "boards". Chỉ cần cuộn màn hình, các hình ảnh sẽ xuất hiện liên tục.

Để duy trì, sau một thời gian người dùng không hoạt động, Pinterest sẽ gửi một email nhắc nhở họ về những điểm mới thú vị trên trang web cùng lời nhắc hoạt động tương tác trở lại.

LinkedIn

LinkedIn là một trang mạng xã hội, được dùng để thiết kế cho các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu của trang web là các thành viên đã đăng ký hồ sơ, từ các hồ sơ này sẽ tạo mạng lưới để các nhà tuyển dụng tìm đến hoặc họ có thể tự truyền thông bản thân qua hồ sơ đó.

Trước đây, mọi người sử dụng LinkedIn như một trang mạng xã hội chỉ để giao lưu và trò chuyện với bạn bè của họ. Về sau LinkedIn sử dụng chiến lược tăng trưởng bằng cách sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Ảnh: googleusercontent

Nhận ra người dùng có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp, tìm hiểu hồ sơ của nhân viên, người phỏng vấn, các nhà tuyển dụng mà họ quan tâm, LinkedIn tích hợp giữa việc cho phép người dùng sử dụng mạng xã hội và tạo các hồ sơ chuyên nghiệp. Nhờ sợi dây kết nối này, người dùng vừa có thể tìm kiếm việc làm, nhà tuyển dụng có thể tìm thấy ứng viên.

Ngoài ra, mục "People may you know" của LinkedIn sẽ đề xuất những người bạn mà người dùng có thể biết qua địa chỉ email họ đã đăng ký. Nó sẽ hiển thị liên hệ nào đang hoạt động và gửi lời mời kết nối tới họ. Thủ thuật Growth Hacking này của LinkedIn khiến họ tạo ra nhiều khác biệt so với các đối thủ.

Zillow

Zillow là một công ty lưu trữ thông tin bất động sản trực tuyến được thành lập bởi Rich Barton và Lloyd Frink, cựu giám đốc điều hành của Microsoft.

Bí quyết tăng trường của Zillow nằm ở việc họ sử dụng content marketing, infographic và dữ liệu một cách hài hòa, liên kết với nhau nhất để khách hàng dễ dàng hình dung thông tin. Các cuộc khảo sát thu hút khách hàng mục tiêu của Zillow cũng được giới truyền thông quan tâm và đưa tin. Công ty này đã kết hợp infomation và đồ họa thành dạng infographic đơn giản giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng.

Ảnh: miro.medium

Đó là điều mà ít các website bất động sản khác làm được. Nếu như các website thông thường chỉ đăng tải thông tin rao bán nhà ở thì Zillow tạo ra các nội dung chất lượng với tính thẩm mỹ, trực quan, có số liệu thống kê chi tiết.

Hải Yến - MarketingAI

Theo crazymediadesign

>> Có thể bạn chưa biết: Bài học marketing từ 8 chiến dịch quảng cáo đình đám nhất thế giới năm 2020

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.