Khi nhận thấy doanh số bán hàng trì trệ, bạn cần nhanh chóng phân tích và đổi mới kênh bán hàng của mình thay vì cố gắng tìm kiếm nhiều lưu lượng truy cập hơn. Cùng tìm hiểu 5 cách làm mới kênh bán hàng ecommerce trong bài viết dưới đây.
Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, nhu cầu về những cách thức mới để thu hút và tương tác với khách hàng càng trở nên cần thiết.
Khi mua sắm trực tuyến đang trở thành một chuẩn mực mới, sự cạnh tranh và kỳ vọng của khách hàng đều nhanh chóng tăng lên.
Làm thế nào để tạo một tạo phễu bán hàng thương mại điện tử hiệu quả hơn? Dưới đây là một vài ý tưởng mới mà bạn có thể áp dụng:
Cải tiến các đề xuất sản phẩm
Cross-selling hay Bán chéo (nghĩa là hiển thị các sản phẩm có liên quan trên tất cả các giai đoạn của phễu bán hàng) là một trong những thành phần quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua của phễu bán hàng.
Bán chéo chiếm hơn một phần ba doanh thu của Amazon. Theo McKinsey, 35% sản phẩm được mua trên Amazon đến từ các đề xuất sản phẩm dựa trên thuật toán do AI điều khiển.
Tất cả các phần bán chéo này được hiển thị đầy đủ và rõ ràng trên một trang sản phẩm.
Nguồn: Amazon
Bán chéo có nhiều hình thức, bao gồm:
- Bán chéo được cá nhân hóa: Những sản phẩm này thường được hiển thị trên các trang sản phẩm để thúc giục khách hàng mua thứ gì đó mà họ không có ý định ban đầu. Những điều này có thể được thúc đẩy bởi thói quen mua hàng trước đó của khách hàng hoặc thói quen mua hàng của những khách hàng khác đã mua sản phẩm hiện tại.
- Bumps sản phẩm: Hiển thị các sản phẩm phù hợp ngay trên trang thanh toán, trang hàng hóa hoặc thông qua các thông báo.
- Bán chéo qua email: Gửi email tự động ngay sau khi khách hàng thanh toán, để đưa ra gợi ý và khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn trong đợt mua hàng tiếp theo.
Bán chéo là thủ thuật tuyệt vời để tăng giá trị đơn đặt hàng trung bình, khách hàng đã quen với điều này và hiện rất khó để đổi mới nó một cách triệt để. Bạn có thể thử một số cách sau:
- Cá nhân hóa các đề xuất sản phẩm
- Thử các định dạng mới (ví dụ: tạo testimonial, tạo hình ảnh xoay vòng trên các nền tảng mạng xã hội, story)
Biến bộ phận hỗ trợ khách hàng trở thành một phần của phễu bán hàng
Một hành trình mua hàng lý tưởng sẽ trông như sau: Đầu tiên, khách hàng truy cập vào trang sản phẩm, sau đó thêm sản phẩm vào giỏ hàng, gửi chi tiết thanh toán và cuối cùng là đợi sản phẩm về tay.
Tất nhiên, hành trình khách hàng không phải lúc nào cũng giống như vậy. Nó thường bị gián đoạn và trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gián đoạn đến từ việc khách hàng bị phân tâm hoặc không nhận được câu trả lời cần thiết trước khi hoàn tất việc mua hàng.
Thực tế, cho dù bạn thiết lập thông tin về sản phẩm đầy đủ và chi tiết đến đâu, nhiều người vẫn muốn liên hệ với nhóm hỗ trợ khách hàng trước khi đưa ra quyết định mua. Đây là nơi mà rất nhiều hành trình mua hàng có thể bị gián đoạn trừ khi bạn sắp xếp mọi thứ đúng cách.
Thiết lập email theo dõi
Bất kỳ tương tác nào của khách hàng cũng cần phải được ghi lại và được theo dõi dựa trên hành động của mỗi khách hàng (tức là liệu họ có hoàn thành việc mua hàng hay không).
Tùy thuộc vào nền tảng CMS hiện tại, bạn có thể có quyền truy cập vào tính năng tự động hóa email cho phép các lượt theo dõi được cá nhân hóa.
Xây dựng thương hiệu cho email của nhóm hỗ trợ khách hàng
Việc cá nhân hóa và xây dựng thương hiệu cho email của nhóm hỗ trợ thường xuyên bị bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng thay đổi điều này nếu muốn tăng khả năng nhận diện thương hiệu và hỗ trợ cho mục đích cuối cùng là tạo ra doanh số bán hàng lặp lại nhiều hơn.
Email được gửi phải đưa khách hàng trở lại trang web và phục hồi hành trình mua hàng bị gián đoạn, vì vậy đừng quên thêm các liên kết đến trang web. Ít nhất, email phải có liên kết có thể nhấp và chữ ký email để nhắc khách hàng của bạn thực hiện hành động.
Truy vấn tìm kiếm theo hướng thương hiệu
Điều gì có xu hướng làm gián đoạn hành trình mua của khách hàng của bạn? Nếu không liên quan đến bộ phận hỗ trợ khách hàng, thì nó thường do:
- Đánh giá sản phẩm
- Tìm kiếm mã phiếu giảm giá hoặc giao dịch đặc biệt
Để hiểu rõ hơn về hành trình của khách hàng bên ngoài trang web, hãy nghiên cứu các từ khóa được gắn thương hiệu của bạn (tức là những từ khóa có chứa tên sản phẩm hoặc tên thương hiệu). Sử dụng Google Suggest để thực hiện điều này:
Đây là tất cả các đề xuất tìm kiếm có thể tác động đến hành trình khách hàng của bạn. Những truy vấn này thường được sử dụng ở giữa kênh (ngay trước khi khách hàng của bạn hoàn tất việc mua hàng của họ), vì vậy hãy đảm bảo rằng các trang và nội dung bên ngoài trang web của bạn xếp hạng #1 cho tất cả những điều này và xem tất cả các truy vấn này như một phần của kênh bán hàng.
Tạo nội dung hướng đến mục đích tìm kiếm
Phân tích mục đích tìm kiếm dựa trên phân tích ngữ nghĩa là phương pháp duy nhất mà chúng ta có để dự đoán kỳ vọng của khách hàng trước khi có thể phân tích hành vi thực tế của người dùng trên trang web.
Phân tích ngữ nghĩa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình của khách hàng:
- Họ đang tìm kiếm điều gì và tìm kiếm có thể đưa họ đến đâu?
- Họ quan tâm đến những sản phẩm nào?
- Làm thế nào để thu hút sự chú ý của họ tốt hơn?
Tất cả những câu hỏi này có thể được trả lời bằng phân tích ngữ nghĩa. Text Optimizer là công cụ dễ sử dụng nhất ở đây: Nó sẽ lấy các đoạn mã tìm kiếm của Google để trả về cho truy vấn tìm kiếm mục tiêu của bạn các khái niệm cơ bản để tạo một nội dung được nhắm mục tiêu tốt hơn:
Đó cũng là cách tốt để tăng xếp hạng các trang trên kết quả tìm kiếm của Google.
Phân tích kênh bán hàng
Cuối cùng, việc theo dõi phễu bán hàng là điều bắt buộc. Hầu hết các nền tảng phân tích SEO đều có thể cung cấp tính năng phân tích kênh bán hàng. Google Analytics cung cấp theo dõi chuyển đổi toàn diện bằng cách trực quan hóa kênh bán hàng.
- Để bắt đầu, hãy thiết lập theo dõi chuyển đổi trong Google Analytics
- Sau đó, chuyển đến Chuyển đổi > Mục tiêu > Trực quan hóa kênh để bắt đầu phân tích kênh bán hàng
Google Analytics sẽ hiển thị nơi khách hàng của bạn đang hướng đến thay vì hoàn thành hành trình mua hàng của họ.
Đừng quên những điều cơ bản!
Tất cả những đổi mới trên đều nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng để họ sẵn sàng quay trở lại mua sắm. Điều đó nó lên rằng, càng thỏa mãn được nhiều khách hàng càng tốt!
Vì vậy, khi làm việc với phễu bán hàng, đừng bỏ qua những điều cơ bản: Theo dõi phản hồi của khách hàng, theo dõi các lượt đề cập đến thương hiệu và luôn cố gắng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Kết luận
Đổi mới là một phần không thể thiếu của tiếp thị kỹ thuật số. Dịch bệnh toàn cầu đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm và làm tăng nhu cầu về chuyển đổi và đổi mới kỹ thuật số. Hy vọng rằng, năm bước trên sẽ giúp bạn thực hiện đổi mới phễu bán hàng thương mại điện tử của mình hiệu quả hơn.
Lương Hạnh - MarketingAI
Theo searchenginewatch
>> Có thể bạn quan tâm: 4 yếu tố cần chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện chiến lược tiếp thị toàn kênh
Bình luận của bạn