5 cách đơn giản để xác định Target Audience cho thương hiệu

27 Thg 08

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi bắt đầu kinh doanh đó là phải xác định được thị trường phân phối. Bạn sẽ không thể bán sản phẩm, xây dựng tệp khách hàng trung thành và tạo ra hiệu suất lợi nhuận như thế nào nếu không hiểu mình đang tiếp thị marketing cho ai. Chính vì vậy việc xác định và tìm đối tượng mục tiêu có thể giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

Đối tượng mục tiêu là nhóm người mà bạn đang tạo ra sản phẩm và dịch vụ của mình dành cho họ. Bạn không thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nhưng bạn có thể tập trung vào một mục tiêu nhỏ hơn và dễ thỏa mãn hơn. 

Tầm quan trọng của việc tìm kiếm đối tượng mục tiêu 

Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu kinh doanh mà không biết bạn đang tiếp thị cho ai. Bạn sẽ không thể tạo ra các chiến dịch, sản phẩm hay các dịch vụ liên quan để thúc đẩy doanh số, mở rộng thương hiệu.

Xác định đối tượng mục tiêu cho phép DN tạo nội dung và truyền tải thông điệp tới khách hàng của mình. Nó cung cấp cho bạn thông tin về pain point, sở thích và mong muốn của khách để bạn biết họ cần gì từ doanh nghiệp của bạn. Trong thời buổi thị trường cạnh tranh, việc hiểu rõ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có lợi thế vượt trội.

Ảnh: googleusercontent

Tệp khách hàng được xây dựng dựa trên uy tín thương hiệu của doanh nghiệp và số lượng khách truy cập. Việc thu đối tượng mục tiêu có những lợi ích to lớn như:

  • Tạo các chiến dịch với mục tiêu cụ thể, được cá nhân hóa
  • Dự đoán xu hướng sắp tới
  • Tạo nội dung, cung cấp giải pháp
  • Xây dựng tệp khách hàng trung thành
  • Tạo trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, từ đó dễ dàng đưa ra dịch vụ phù hợp nhu cầu của họ

Sản phẩm bán cho đúng người cần nó, nhất định sẽ được khách hàng hoan nghênh và giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Thành công phụ thuộc vào khách hàng, vì vậy bạn có trách nhiệm tìm ra họ là ai và họ cần gì ở bạn. Dưới đây là các yếu tố tạo để tạo nên đối tượng mục tiêu.

Xác định khách hàng lý tưởng 

Hãy hình dung tệp khách hàng của mình. Ai là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn? Dù đã có ý tưởng về tệp khách hàng của mình song bạn cần thu hẹp và khoanh vùng lại cụ thể hơn nữa bằng việc tìm mối tương quan giữa sản phẩm và người mua.

Ảnh: consulting

Một trong những tiêu chí đầu tiên có thể xét đến là dựa trên nhân khẩu học như vị trí, độ tuổi, mức thu nhập của khách hàng. Khai thác những vấn đề mà hàng đang gặp phải mà thương hiệu của bạn có thể giúp họ. Tìm và khai thác nền tảng họ dành thời gian truy cập nhiều nhất và nội dung nào có thể thu hút họ rồi từ đó áp dụng vào chiến lược marketing cho DN.

Việc xác định khách hàng lý tưởng và biến thông tin của họ thành cơ sở của người mua sẽ giúp bạn xác định rõ hơn đối tượng của mình.

Gửi khảo sát cho người dùng

Nếu bạn có lượng khách truy cập trang web, người đăng ký hoặc khách hàng thường xuyên, bạn có thể sử dụng bảng khảo sát để thu thập thông tin có giá trị về nhu cầu của họ. Mọi người thường có xu hướng nói về bản thân và thường sẵn sàng cho bạn biết ý kiến của họ về sản phẩm của bạn.

Bạn có thể gửi khảo sát qua email và tạo câu hỏi thăm dò về chiến dịch marketing hoặc có thể đặt câu hỏi trực tiếp trên mạng xã hội khuyến khích người dùng trả lời và cho nhận xét.

75% khách hàng sẵn sàng trả lời từ một đến năm câu hỏi khảo sát cho nên hãy thu thập càng nhiều thông tin từ khảo sát càng tốt.

Đặt câu hỏi cho người tiêu dùng của bạn là cách giúp bạn kết nối với có ý nghĩa với họ, cho họ thấy tầm quan trọng khi bạn quan tâm đến sở thích trải nghiệm của họ với thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp thường không bận tâm tới điều này. Quan tâm khách hàng từ những điều nhỏ nhất khiến bạn trở nên khác biệt so với đối thủ.

Quan sát khách hàng từ mạng xã hội 

Để biết khách hàng của bạn đang nghĩ gì và nói gì, bạn cần tích cực sử dụng mạng xã hội. Không chỉ đơn giản là quan sát mà còn lắng nghe những gì họ đang quan tâm. Khoảng 58,8% các nhà tiếp thị coi mạng xã hội là một nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược tiếp thị của họ.

Thông thường mọi người dành khoảng trung bình hai giờ cho mạng xã hội. 37% người dùng chia sẻ rằng phương tiện truyền thông xã hội đã tác động tới cảm xúc của họ trước khi mua hàng. Và đây chính là cơ hội tốt để thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nền tảng khác nhau.

Ảnh: everything-pr.com

Lắng nghe cách họ sử dụng mạng xã hội là cách để bạn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện, từ đó thu thập dữ liệu từ người dùng. Theo dõi các cuộc thảo luận, hastag bắt đầu bằng #, hoặc các thương hiệu mà họ thường xuyên tương tác sẽ giúp bạn xác định liệu có nằm trong thị trường mục tiêu mà bạn hướng tới hay không.

Có một tips đó là bạn nên theo dõi các lượt đề cập đến thương hiệu của bạn, bao gồm nhân xét, các phản hồi, lượt thích, từ khóa, cập nhật tin tức mới nhất và cách người dùng phản ứng với nó. Hãy lưu ý những phản hồi tiêu cực hoặc những lời khen ngợi. Nếu một vấn đề có nhiều người cùng quan tâm, hãy để tâm đến điều đó. Điều này cho phép bạn cản thiện chiến lược marketing của mình, chuyển đổi và xây dựng thương hiệu thành công.

Ngoài ra, thông qua lắng nghe xã hội, bạn có thể theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình để xem khách hàng nói gì về họ. Từ đó có thể học hỏi từ những sai lầm cũng như thành công của họ và áp dụng những gì bạn biết vào chiến lược marketing của mình.

>> Xem thêm: Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?

Tìm kiếm trên các diễn đàn hỏi đáp 

Người tiêu dùng thường có xu hướng sử dụng internet để hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề họ tò mò. Các diễn đàn hỏi đáp lúc này rất hữu ích vì nó giúp các doanh nghiệp xác định đối tượng của họ, nó cho họ biết khách hàng của họ là ai và những ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Ví dụ như Quora, đây là nền tảng hỏi - đáp cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin chi tiết về các câu hỏi mà người tiêu dùng thắc mắc. Các nhà tiếp thị, doanh nghiệp sử dụng nền tảng này để định vị tệp khách hàng của họ và giải đáp mọi câu hỏi. Một thống kê chỉ ra rằng 92% khách hàng sẵn sàng tương tác với một chuyên gia đầu ngành nổi tiếng.

Ảnh: marketingland

Bạn có thể sử dụng Quora để tìm kiếm các từ khóa có liên quan và xem những câu hỏi nào được hỏi nhiều nhất. Chú ý đến những câu hỏi lặp đi lặp lại vì bạn có thể sử dụng câu hỏi này để xác định pain point của khách hàng.

Nếu có đủ ngân sách để chạy quảng cáo, bạn cũng có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu trên nhiều trang web diễn đàn. Hiện nay những nền tảng này đều khoanh vùng mục tiêu dựa trên vị trí, hoạt động, thiết bị, việc sử dụng thiết bị di động. Hiện nay, có khoảng 71% doanh nghiệp sử dụng phương thức bao gồm quảng cáo các bài đăng trên mạng xã hội, quảng cáo Google... Do đó, bạn có thể thu hút thêm khán giả của mình trên mạng xã hội để bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch và nội dung liên quan tương tự.

Tạo customer persona

Cuối cùng, khi bạn có đủ thông tin về thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu tạo ra customer persona (chân dung khách hàng). Chúng là những chỉ số, những thông tin khái quát, đại diện cho khách hàng. Nó giúp cho bạn biết được khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang cố gắng thu hút và tiếp cận là ai.

Ảnh: powerslides

Customer persona cho bạn biết được rằng khách hàng tiềm năng đang nghĩ gì và làm gì khi họ cân nhắc các lựa chọn của họ khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mình gặp phải. Nói cách khác, bạn có thể biết người mua mục tiêu của bạn là người chăm sóc, nhưng bạn có biết nhu cầu và sở thích cụ thể của họ là gì không? Họ phải đối mặt với những vấn đề hàng ngày nào mà doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ? Làm thế nào để họ nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ họ cần?

Bạn có thể thu thập thông tin cụ thể để tạo ra các customer persona hữu ích, phù hợp, dựa trên tuổi tác, vị trí, mức thu nhập, trình độ học vấn, sở thích...

Hải Yến - MarketingAI

Theo business.com

>> Có thể bạn quan tâm: Digital Marketing cho các fashion brands: Cách xây dựng một “Online Business” sinh lời cao!
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.