Đã có rất nhiều tài liệu viết về đề tài nghiên cứu thị trường, Marketing Research là gì? nhưng vấn đề này luôn khiến cho những người mới bắt đầu hay những bạn ngoại đạo phải đau đầu, vò tai bức óc vì nó. Có nhiều công ty, doanh nghiệp còn bỏ qua những hoạt động này, cứ cắm đầu vào kinh doanh nên đã nhận lấy hậu quả thất bại trong thời gian ngắn.
Bởi vậy, trước hết cần phải biết khái niệm này là gì trước đã, rồi mới đến quy trình thực hiện nghiên cứu:
Marketing Research - Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức.
Tại sao Marketing research lại quan trọng?
Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing đơn giản là cho bạn được những câu trả lời cho việc: Khách hàng có cần/thích sản phẩm của bạn không? thích ở điểm nào? Đối thủ của bạn hiện đang làm gì? Làm thế nào để khách hàng mua hàng của bạn?... Nếu không có những thông tin ấy doanh nghiệp sẽ mau chóng thất bại vì không hiểu thị trường và khách hàng.
5 bước chủ đạo trong quy trình marketing research:
Bước 1: Xác định vấn đề
Đây là bước quan trọng nhất nhưng thường người làm không xác định rõ ràng, đó chính là phải xác định được mục tiêu-objective thực sự của việc nghiên cứu, khảo sát là gì. Tất nhiên, mục tiêu có thể ở tầm vĩ mô (chiến lược, cho các quyết định quản lý cấp cao) cho các kế hoạch dài hạn hoặc ở tầm vi mô ở tầm trung hoặc ngắn hạn (chiến thuật, cho các quyết định quản lý tầm trung). Người đề xuất ra mục tiêu có thể mắc 1 số sai lầm chẳng hạn đặt ra mục tiêu quá cao không khả thi, hoặc quá khiêm tốn không xứng tầm với doanh nghiệp, hoặc đôi khi là mơ hồ, không biết phải thực hiện làm sao.
Nếu việc đề ra 1 mục tiêu để khởi đầu cho công tác nghiên cứu là nền móng thì những hoạt động làm marketing chính là khung sườn cho toàn bộ công việc nghiên cứu sao đó. Ví dụ: Coca Cola muốn giành lại thị phần rơi vào tay Pepsi (mục tiêu) nên nghĩ ra kế hoạch tung ra 1 sản phẩm mới (marketing action – new product). Hoặc Tân Hiệp Phát muốn xâm nhập thị trường bia tươi (mục tiêu) nên nghĩ ra kế hoạch phát triễn 1 sản phẩm bia tươi đóng chai. Hoặc 1 công ty bảo hiểm nhân thọ mong muốn tăng thêm doanh số hoặc thị phần (mục tiêu), bên cạnh kênh đại lý truyền thống, họ mở rộng mạng lưới bán hàng qua ngân hàng .
Tóm gọn, bước 1 gồm 2 phần, bạn muốn gì, mục tiêu là gì? bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu ấy? và 4 bước còn lại là câu trả lời của việc làm nó như thế nào?
Bước 2: Viết bản kế hoạch tham khảo, nghiên cứu
Công việc nghiên cứu chính thức bắt đầu từ đây. Chúng ta cần xác định được có những hạn chế nào, nếu có của kế hoạch: thời gian ngắn quá, ngân sách không đủ, nhân lực mỏng v.v. Xác định được dữ liệu nào cần phải có cho công tác marketing research là phần quan trọng không kém trong bước này. Nếu không hiểu được mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu thì chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào bẫy: thông tin quá nhiều chứ không phải thông tin hữu ích.
Nói như Mark Twain khi ông đã quan sát các công đoạn của 1 quy trình nghiên cứu: “thu thập dữ liệu cũng giống như đi nhặt ve chai, bạn cần phải biết làm gì với nó trước khi bắt đầu”
Từ đây, chúng ta sẽ tiến hành chọn phương pháp nào để thu thập dữ liệu, có thể sử dụng 3 phương pháp phổ biến:
1. Phân tích dựa trên kinh nghiệm, ý thức và sự quan sát.
2. Dùng bảng câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát.
3. Thử nghiệm hoặc cho khách dùng mẫu thử.
Mỗi phương pháp có những thuận lợi và hạn chế khác nhau, và như đã đề cập, tùy vào mục tiêu, hoạt động marketing, và mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu mà doanh nghiệp sẽ quyết định chọn phương pháp nào là phù hợp nhất. Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh thực phẩm thì thử nghiệm bằng cách cho khách dùng thử món ăn. Khảo sát bằng bài câu hỏi khi muốn biết khách hàng đang nghĩ gì về bạn...
Bước 3: Thu thập những thông tin liên quan, cần thiết
Tùy vào mức độ và cấp độ của dự án nghiên cứu mà chúng ta quyết định chỉ chọn thu nhập thông tin nào, về khách hàng, về đối thủ, về thị trường, hoặc tất cả. Cần lưu ý rằng kết quả của quá trình nghiên cứu và hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ những thông tin này, nên đảm bảo thông tin rỏ ràng và chính xác nhất có thể.
Bước 4: Đúc kết thông tin và đề xuất ý tưởng.
Công tác nghiên cứu khởi điểm từ việc cơ bản nhất là thu thập thông tin hay những dữ liệu thuần túy. Chúng ta tập hợp, tổng hợp, và phân tích thông tin thành dữ liệu cô đọng. Thông tin, dữ liệu, tài liệu hoàn toàn không có giá trị sử dụng nếu chúng không được chuyển hóa thành kiến thức thực tế. Nói cách khác, người làm nghiên cứu thị trường, quan trọng không phải là tìm ra thông tin mà là có thể diễn giải thành kiến thức, bằng chứng, insight khách hàng, doanh nghiệp. Và chính từ những kết luận này, các ý tưởng được đề xuất, chọn ra kế hoạch Marketing research là gì?. Hiểu 1 cách đơn giản, những đút kết từ việc nghiên cứu chính là những thông tin bổ trợ để bảo vệ những luận điểm mà chúng ta đề xuất, khi được phản biện, chúng sẽ là những bằng chứng thuyết phục cho việc chấp nhận những đề xuất đó hoặc là cơ sở cho các quyết định quan trọng.
Bước 5: Thực hiện hoạt động Marketing
Bước này đơn giản là thực hiện một cách chính thức những đề xuất của bước 4, sử dụng kết quả nghiên cứu để xúc tiến các công đoạn kế tiếp của 1 dự án. Việc thực hiện sẽ được theo dõi và đánh giá khi kết thúc dự án. Cần phải làm rõ thêm là quá trình nghiên cứu chính thức hoàn thành ở bước 4.
Kết:
Nếu Bước 1 là xác định mình muốn làm gì? thì Bước 5 là hành động. Chúng ta thực hiện hoạt động marketing mà chúng đã nhận thấy ở bước 1. Nếu Bước 1 chúng ta đặt sai các mục tiêu, xác định nhầm lẫn hoạt động marketing, thì mọi thất bại sẽ bắt đầu từ bước thứ 5 này…Lấy lại ví dụ thất bại của bia Laser, nó không đến từ bản thân sản phẩm hoặc mục tiêu của Tân Hiệp Phát, mà họ đã thiếu sót trong việc bỏ qua bước quan trọng khi nghiên cứu – bia của họ sẽ bán ở đâu, kênh phân phối là gì? Vì vậy khi bia đã sản xuất rối, quảng cáo tưng bừng, nhưng khách hàng muốn uống không được vì mọi nhà hàng lớn đã bị Tiger và Heneiken mua đứt.
Bình luận của bạn