Với sự phát triển của Internet, social media ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng trong digital marketing. Thông qua social media, bạn có thể đưa thương hiệu tới gần khách hàng hơn nhờ việc tạo bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội, một video clip trên youtube, tiktok hay viết bài trên blog... Thông qua các platforms này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến dịch marketing dựa vào việc người dùng sẽ bày tỏ cảm xúc, sở thích như thế nào. Vậy thông số để đo lường các số liệu này là gì? Thông số social media mang tới giá trị như thế nào với những người sáng tạo nội dung?
Vì sao doanh nghiệp cần đo lường thông số social media?
Có nhiều người lầm tưởng social media là mạng xã hội. Nhưng khái niệm này còn rộng hơn thế. Social media được hiểu cơ bản là những phương tiện truyền thông, các nền tảng xã hội khác nhau để ngời dùng sử dụng chia sẻ thông tin, giao tiếp, tương tác trên Internet. Có rất nhiều các phương tiện khác nhau ngày nay cho người dùng MXH lựa chọn như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter...
Trong marketing, social meida là công cụ tuyệt vời để doanh nghiệp gia tặng độ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng. Tuy nhiên, để chiến lược marketing có hiệu quả, DN cần đặt tham vọng và KPI cụ thể cho từng chiến dịch, giai đoạn. Thông thường, các chiến dịch marketing trên kênh social media nói riêng đều có các số liệu hoặc chỉ tiêu đo lường riêng. Với mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có thông số social media khác nhau. Việc đo lường các dữ liệu này sẽ mang lại một số lợi ích như: gia tăng brand awareness, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng ROI trên social media, mở rộng thị phần thảo luận SOV, tạo cái nhìn tổng quan về diễn biến thực trạng các hoạt động marketing trên mạng xã hội...
Ngày nay có rất nhiều các công cụ có thể đo lường thông số này một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhờ đó, chúng ta có thể biết được hiệu quả các chiến dịch marketing cũng như các điểm mạnh, yếu cần cải thiện.
Các dạng thông số social media cơ bản
Thông số social media cho brand awareness
- Volume of mentions
Volume of mentions là tổng lượng đề cập mà người dùng bàn tán về thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Chỉ số này thống kê lại những nội dung nào được chú ý nhiều nhất, lượng tương tác của bài post nào được quan tâm nhiều nhất hoặc nhìn thấy sự biến động của content vào các dịp lễ, tết trong năm.
Nhìn vào biểu đồ, bạn sẽ biết nội dung content của mình có thuyết phục, hấp dẫn hay không, nên thay đổi hoặc focus vào chiến lược nào, trong dịp quan trọng nào để tiếp cận được tới nhiều tệp khách hàng nhất.
Có nhiều bài đăng trên mạng xã hội có tỉ lệ thảo luận nhiều song tổng lượng đề cập bàn tán về thương hiệu/chiến dịch thấp thì hiệu ứng brand awareness cũng không cao. Cái khó của người sáng tạo nội dung trên kênh truyền thông mạng xã hội là làm thể nào phải nói được điều người dùng muốn nghe, truyền tải thông điệp một cách khéo léo vừa đủ chất, đủ lượng để người khác ghi nhớ nhưng không cảm thấy "lố" hay thừa.
- Social media reach
Social media reach là lượng lan tỏa mạng xã hội. Chỉ số này thống kê số lượng người tiếp cận bài viết của bạn, bao nhiêu lượt yêu thích, bày tỏ cảm xúc, bao nhiêu lượt chia sẻ. Bạn cần theo dõi dữ liệu này thường xuyên, đặc biệt nếu đang chạy campaign trên MXH.
DN có thể theo dõi thông số này qua việc xây dựng bộ hastag riêng cho content, theo dõi tần suất của chúng trên công cụ social media listening như SMCC.vn...
Thông số social media cho customer service
- Sentiment
Sentiment là chỉ số cảm xúc, xác định tương quan giữa các thảo luận tích cực hoặc tiêu cực của người dùng với các hoạt động marketing. Kết quả phân tích thể hiện chỉ số Sentiment càng cao thì thể hiện mức độ yêu thích càng nhiều.
Có nhiều chiến dịch marketing trên social media dù có độ phủ cao, thu hút tương tác lớn với số lượng thảo luận nhiều song đa số các thảo luận lại đi theo hướng tiêu cực. Do đó, để đánh giá tổng quan độ hiệu quả chiến dịch phải dựa vào Sentiment một cách trực quan nhất.
Ví dụ trong hoạt động ra mắt MXH Gapo năm 2019, thương hiệu này tạo được tiếng vang lớn khi chuỗi sự kiện này thu hút đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng với 14.830 lượt thảo luận chỉ trong hơn 1 tuần. Thế nhưng, một ngày sau khi trình làng, ứng dụng này nhận được nhiều phản hồi tiêu cực của người dùng như: Không thay được ảnh, không truy cập được, mất quá nhiều thời gian tạo tài khoản, liên tục bảo trì hệ thống nâng cấp và sửa lỗi là điều khiến người dùng thất vọng. Thống kê cho thấy “Những lùm xùm xoay quanh sự cố quá tải (chiếm 54%) và chính sách của Google (chiếm 34%) chính là nguyên nhân tạo ra 4.822 nội dung bình luận với tính tiêu cực về Gapo.
- Số lượng và các loại tương tác
Tỉ lệ tương tác sẽ quyết định nội dung nào được đẩy lên nhiều nhất trên dòng thời gian trên mạng xã hội. Content hấp dẫn sẽ kích thích người dùng tương tác bình luận, chia sẻ, thả reaction.
Bài đăng càng có nhiều bình luận, càng nhiều lượt chia sẻ, tiếp cận tới nhiều người thì độ phủ sóng thương hiệu của bạn lại càng lớn. Một số DN thường làm điều này khi kết hợp với Influencer hoặc KOLs để quảng bá chiến dịch marketing của họ. Bởi đây là những người có tầm ảnh hưởng trong một số lĩnh vực nhất định, lượng fans đông đảo là chìa khóa để đẩy lượng tương tác mỗi bài viết lên cao nhất có thể. Tuy nhiên, có công cụ riêng để đo mức độ hiệu quả khi kết hợp với Influencer mà chúng tôi sẽ đề cập ở bên dưới.
Thông số cho social media ROI
ROI (Return On Investment) tạm dịch ra là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Hiểu đơn giản, ROI chính là chỉ số đo lường mức chênh lệch thu - chi dựa trên sự đầu tư trên mạng xã hội.
Thông thường chỉ số này thường đi kèm với các hoạt động của influencer marketing. Đây là những người được thuê để quảng bá chiến dịch marketing. Chọn đúng influencer sẽ giúp chiến dịch tiết kiệm được chi phí, tăng độ nhận diện thương hiệu, tác động tới doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số ROI nên kết hợp cùng với chỉ số Sentiment để đo hiệu quả khách quan nhất bởi influencer là mối quan hệ trung lập vừa dễ ghét, vừa dễ yêu. Nếu khán giả phản ứng tiêu cực hay gây tranh cãi sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ thành công của chiến dịch.
Thông số social media cho social share of voice
SOV (share of voice) là thông số giúp xác định nguồn thảo luận tạo bởi user hay page. Nếu càng có nhiều user, người xem bình luận thì hoạt động marketing lại càng hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số này nên kết hợp với sắc thái sentiment thì giúp ta biết được những ai đang thảo luận và họ có cảm xúc gì về thương hiệu.
Kết luận
Trên đây là 4 chỉ số mà MarketingAI tổng hợp lại để các marketer có thể áp dụng trong việc xem xét, đo lường, phân tích hiệu quả hoạt động truyền thông trên social media. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan nhất bạn cần đánh giá tổng hòa cả 4 chỉ số, không nên đánh giá riêng bất kỳ dữ liệu nào nhé!
Hải Yến - MarketingAI Tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 5 bước cho một tiêu đề Landing page siêu hay ho
Bình luận của bạn