Dù "sinh sau đẻ muộn" hơn Coca song Pepsi dường như có một vũ khí bí mật giúp thương hiệu này luôn giữ vững phong độ là một trong những ông vua ngành nước giải khát. Vậy vũ khí bí mật của Pepsi ở đây là gì?
Hàng năm, các câu chuyện xoay quanh Pepsi luôn thu hút các nhà tiếp thị toàn cầu. Kể từ sau chiến dịch "Pepsi Generation" năm 1963-1967, Pepsi mới thực sự vụt sáng và trở thành thức uống nổi tiếng toàn cầu.
Pepsi có quy mô gấp đôi Coca-cola, xét theo doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Thế nhưng điều mà khiến khách hàng nhớ nhất về thương hiệu này không phải là thứ đồ uống có gas tuyệt hảo mà là các chiến dịch marketing độc đáo.
Cho dù bạn thích Pepsi hay không thì ai cũng phải công nhận rằng rằng có rất nhiều điều để học hỏi từ các chiến lược marketing của công ty giải khát này.
1. Hệ sinh thái tiếp thị
Pepsi sở hữu nhiều thương hiệu nhượng quyền với các sản phẩm đi kèm các chiến dịch marketing xuất sắc, chiếm vị trí thứ yếu trong các danh mục đầu tư của hãng. Micozzi, đại diện CEO Pepsi cho biết: "Không chỉ quảng cáo trên facebook, chúng tôi đang cố gắng hợp tác và tạo ra một hệ sinh thái thay vì chỉ hoạt động trên một nền tảng độc lập".
Có thế thấy, các tập đoàn quốc gia khổng lồ như Pepsi đều xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông mỗi năm. Họ kết hợp với các agency và influencer, "càn quét" các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi dưới mọi hình thức, từ làm video ngắn, infographic, hình minh họa, các bài báo, ứng dụng di động... Bất cứ loại hình nào xuất hiện, Pepsi đều không bỏ qua.
2. Thông điệp thương hiệu rõ ràng
Không chỉ quảng cáo trên nhiều định dạng, bài học marketing Pepsi muốn truyền tải còn nằm ở việc liên kết các nội dung với nhau một cách chặt chẽ.
“Pepsi là thương hiệu gắn liền với thông điệp tận hưởng những khoảnh khắc giá trị trong cuộc sống, từ những bữa tiệc nướng đến những trận bóng chày, những bữa ăn cùng bạn bè, gia đình. Và chúng tôi biết rằng, những người vị khách trung thành của Pepsi luôn thích thú với thông điệp đó. Họ uống vừa uống Pepsi, vừa hát karaoke, say xưa xem các chương trình yêu thích của họ", ông Todd Kaplan - Phó giám đốc tiếp thị của Pepsico cho biết.
Chiến lược marketing của Pepsi luôn nhất quán với mục đích: đối tượng của Pepsi thích sự thư giãn và vui vẻ.
>> Xem thêm: Digital Marketing cho các fashion brands: Cách xây dựng một “Online Business” sinh lời cao!
3. Chiến lược tiếp thị 70/20/10
Quy tắc 70/20/10 nghe thì có vẻ giống với nguyên lý Pareto (khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra). Tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy. Các tập đoàn lớn như Pepsi, Coca-cola đang tài trợ cho nhiều chiến dịch marketing thông qua khái niệm này.
"Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận 70/20/10 bằng cách, sử dụng ngân sách chi tiêu cốt lõi cho các hoạt động truyền thông sáng tạo. Từ đó có thể kiếm được 20-30% số tiền chúng tôi ước tính. 70% còn lại chúng tôi nhận được từ nguồn tiền bền vững, an toàn hơn", Tim Warner, Phó chủ tịch Insights và Analytics tại PepsiCo cho biết.
Điểm đặc biệt của quy tắc 70/20/10 nằm ở sự tối ưu hóa rõ ràng về ngân sách và trọng tâm tiếp thị. 70% ngân sách sẽ nằm ở những nội dung an toàn, có mức độ rủi ro thấp và có thể tập trung hầu hết thời gian cho nó. 20% tiếp theo nâng cấp với nội dung đi sâu hơn và chi tiết hơn. 10% cuối cùng dành cho sự "đột phá" với các ý tưởng sáng tạo, có mức độ rủi ro cao.
Quy tắc 70/20/10 thường hiệu quả hơn với các tập đoàn lớn nhưng nó cũng hỗ trợ đắc lực trong các chiến dịch marketing quy mô nhỏ. Bạn nên biết khi nào sẽ đầu tư vào cái gì, khi nào và trong bao lâu vào các giai đoạn cụ thể của chiến dịch quảng cáo.
Kết
PepsiCo được xếp hạng trong số 20 tập đoàn toàn cầu hàng đầu theo tầm ảnh hưởng, thị phần và doanh thu. 70 năm sau khi Pepsi được tung ra thị trường, công ty cuối cùng đã thành công và tạo được nhiều đột phá bằng cách thay đổi cách tiếp thị kể từ năm 1960.
PepsiCo là ví dụ hoàn hảo khi xây dựng nhiều dịch marketing xuất sắc dựa vào 3 nguyên tắc vàng như chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Bạn có thể áp dụng phương pháp tiếp thị này cho doanh nghiệp của mình để đạt được hiểu quả cao nhất.
Hải Yến - MarketingAI
Theo medium
>> Có thể bạn chưa biết: Cẩm nang toàn tập về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Bình luận của bạn