Theo báo cáo mới của Ignite Digital, công ty kỹ thuật số này đã chỉ ra một số lỗi SEO phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tìm kiếm của các thương hiệu. Trong bài viết này, Marketing AI sẽ giới thiệu tới độc giả những lỗi SEO cơ bản và phương pháp tối ưu SEO cho doanh nghiệp.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình, đồng thời tăng lưu lượng truy cập vào trang web hoặc blog doanh nghiệp, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bằng những nội dung chất lượng và phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, marketer có thể nâng cao tỷ lệ thành công SEO cho thương hiệu trong tương lai.
Tuy nhiên, để đạt được những thành công đó, marketer cần có một nền tảng đúng đắn, hạn chế các sai lầm ảnh hưởng đến chiến thuật SEO cũng như xếp hạng tìm kiếm của doanh nghiệp.
Dưới đây là 3 sai lầm SEO mà Ignite Digital rút ra được từ những trải nghiệm thực tế của mình.
SEO là gì
1. Không nghiên cứu từ khóa
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Và chìa khóa thành công để mở ra cánh cửa thứ hạng chính là những từ khóa phù hợp.
Nghiên cứu từ khóa là một phần quan trọng trong chiến lược SEO của các doanh nghiệp. Thực hiện hành động này giúp các marketer khám phá ra các từ khóa tốt nhất để tăng xếp hạng và tăng lưu lượng truy cập đến trang web doanh nghiệp. Từ đó mang lại khách hàng tiềm năng mới cho trang web và giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Dù các bản cập nhật mới của Google làm giảm tầm quan trọng của từ khóa, tuy nhiên nghiên cứu từ khóa vẫn là bước quan trọng trong chiến lược SEO của các marketer. Nếu chỉ tạo nội dung đơn thuần và nhồi nhét các từ khóa vào đó để thu hút khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng vấp phải thất bại.
Thực hiện chiến lược nghiên cứu từ khóa là hành động đặc biệt quan trọng, có thể giúp các marketer khám phá ra cơ hội tuyệt vời để đưa doanh nghiệp trở nên nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.
Ignite Digital khuyên các SEOer luôn ý thức được tầm quan trọng trong việc hiểu cách hoạt động của từ khóa. Các loại từ khóa khác nhau có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, marketer có thể sử dụng các từ khóa chung chung để mô tả doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này tương đối quan trong với nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, các SEOer cũng có thể dùng những từ khóa thích hợp và cụ thể hơn trong từng hoàn cảnh. Các từ khóa đuôi dài có thể không nhất thiết thu hút cùng một lượng truy cập như những từ khóa chung chung, nhưng chúng có thể dẫn đến những hướng kinh doanh tốt hơn với những mục đích tìm kiếm cụ thể hơn.
2. Không thêm thẻ tiêu đề hoặc mô tả meta
Mục tiêu của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tăng lưu lượng truy cập miễn phí đến trang web của doanh nghiệp và phát triển công việc kinh doanh. Doanh nghiệp có xếp hạng càng cao trong SERPs thì càng thu hút được nhiều khách hàng cả mới lẫn cũ.
Trong quá trình SEO, marketer có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, từ khóa phù hợp, nhưng cũng có thể bỏ lỡ một bước khá quan trọng. Đó chính là thêm thẻ tiêu đề và mô tả meta vào các trang để hoàn thiện hơn chiến thuật SEO.
Để tăng thứ hạng tìm kiếm cho web, tất cả các trang đều phải được tối ưu hóa dựa trên những gì trình thu thập thông tin tìm kiếm muốn tìm. Thẻ tiêu đề chứa từ khóa phù hợp và mô tả meta cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho mỗi trang. giúp ích đáng kể cho xếp hạng của doanh nghiệp.
Mô tả meta cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung trang, mô tả meta hiệu quả và hấp dẫn sẽ giúp tỷ lệ nhấp chuột vào trang của doanh nghiệp cao hơn, lưu lượng khách truy cập theo đó cũng tăng lên.
Nội dung mô tả meta phải rõ ràng và khác biệt, SEOer chỉ có 160 ký tự để mô tả nội dung hoặc doanh nghiệp của mình. Vì vậy nội dung của nó phải chất lượng nhất để có thể thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng nhấp vào liên kết của doanh nghiệp.
Bỏ qua thẻ meta, các marketer đang đánh mất cơ hội được xếp hạng và khám phá nội dung của mình thông qua những từ khóa cụ thể.
3. Có quá nhiều lỗi 404
Một người dùng tìm kiếm với từ khóa “xe đạp giá rẻ”, họ xem một mô tả meta khá phù hợp với nhu cầu tìm kiếm và đưa ra quyết định click vào trang đó. Tuy nhiên lại xuất hiện “Lỗi 404” và không hiển thị bất kỳ nội dung nào cả.
Có rất nhiều trường hợp như thế xảy ra, và tất cả chúng đề khiến người dùng thất vọng và đem đến những trải nghiệm không tích cực. Thông báo “không tìm thấy trang” có thể xảy ra với tất cả các trang web, và có trường hợp thông báo này hiển thị quá thường xuyên, trong khi doanh nghiệp không hề ý thức được tình trạng đó.
Lỗi 404 ảnh hưởng rất nhiều đến xếp hạng trang web doanh nghiệp, càng gặp nhiều lỗi 404, chiến dịch SEO của doanh nghiệp càng kém hiệu quả hơn.
Do đó, doanh nghiệp cần ý thức được Google đang chuẩn hóa lỗi 404, mọi thứ có thể thay đổi và các trang web cũng có thể tồn tại những trang lỗi như vậy. Doanh nghiệp cần kịp thời phát hiện và loại bỏ chúng.
Những trang web gặp quá nhiều lỗi 404 cũng có nghĩa doanh nghiệp không thường xuyên chăm sóc cho trang web của mình hoặc thậm chí đã bỏ rơi trang web của mình. Điều này tác động tiêu cực đến xếp hạng trong SERPs.
Ngược lại, các doanh nghiệp có thể chạy kiểm tra 404 để phát hiện các trang không hoạt động và đảm bảo chúng được chuyển hướng đến đúng trang, cải thiện trải nghiệm người dùng.
Có rất nhiều sai lầm SEO mà các doanh nghiệp có thể mắc phải trong một số thời điểm thực hiện chiến lược SEO. Để tối ưu chiến lược tìm kiếm cũng như thứ hạng trang trên Google, SEOer cần tham khảo ba lỗi trên mà Ignite Digital đã chỉ ra, đồng thời nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục để cải thiện thứ hạng trang cho doanh nghiệp
Huyền Nguyễn - Marketing AI
Theo Search Engine Watch
>> Có thể bạn quan tâm: “Hô biến” blog cũ với 9 thủ thuật SEO hiệu quả
Bình luận của bạn