3 Chìa Khóa Giúp Kết Hợp Lợi Nhuận Và Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

07 Thg 12

Thực hiện trách nhiệm xã hội như một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều thực hiện hoạt động này ngoài mục tiêu xây dựng thương hiệu còn mang lại nhiều giá trị hơn thế. Vậy, yếu tố nào quyết định hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thành công, có tầm ảnh hưởng?

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam

Không nghi ngờ gì khi nói rằng sự phát triển bền vững đem lại giá trị thương hiệu, đặc biệt khi những ý tưởng sáng tạo đó là một phần của những chiến lược kinh doanh chủ chốt. Điều này hoàn toàn đúng với Unilever. Công ty này đã chứng minh với thế giới bằng những luận cứ quan trọng rằng khi đồng nhất sự phát triển bền vững vào trong chiến lược của tổ chức, thương hiệu và sự cải tiến sẽ làm gia tăng cùng với đó sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Unilever’s ‘Sustainable Living’ brands giải thích cho một nửa sự tăng trưởng của công ty và tăng gấp đôi so với tỷ lệ của phần còn lại của doanh nghiệp.

Một số liệu tăng lên về những công ty được theo dõi cho thấy hoạt động với mục đích sẽ đem lại một kết quả kinh doanh tốt hơn. Số liệu gia tăng các công ty có các báo cáo phát triển bền vững là một bằng chứng của xu hướng này. Nằm giữa tất cả những báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tiếng vang PR xung quanh những thương hiệu phát triển bền vững, chúng ta thấy các tập đoàn có những ảnh hưởng lớn nhất, như Unilever, đã tìm ra cách cho những sáng kiến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong giao đoạn hiện nay để giúp cả doanh nghiệp và xã hội trở nên lớn mạnh hơn.

Nguyên tắc khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1. Căn chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các mục tiêu kinh doanh cụ thể

The Starwood Foundation là một ví dụ tuyệt vời về sức mạnh các chương trình hoạt động từ thiện của công ty. Điều đó vừa giúp cải thiện công việc kinh doanh của công ty, vừa giúp hỗ trợ cộng đồng xung quanh.

Chương trình riêng biệt của The Starwood Foundation tập trung vào sự sẵn sàng tại nơi làm việc và được thiết kế để hỗ trợ các đối tác sẵn sàng làm từ thiện. Ảnh hưởng của the Foundation cũng tạo nên một hiệu ứng tích cực khi họ có thể tuyển dụng nhân tài từ những cộng đồng này. Người tài có thể trong mọi lĩnh vực và hoàn cảnh, khi đích đến là khả năng và hiệu suất.

2. Đo lường hiệu quả hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các công ty thường cho rằng các tác động phải được đo lường qua con số - phần trăm, số giờ, tiền, sự tăng lên, giảm xuống, ... Các hình ảnh, video, buổi tường thuật và các thông tin định tính khác cũng là những công cụ hiệu quả khi nói đến ảnh hưởng giao tiếp

"Cái cách mà cả cuộc đời một người nhân viên biến đổi khi cô ấy được trả một mức lương công bằng cho thấy sức mạnh một cách khó tin - và đó là một câu chuyện cá nhân hết sức thuyết phục. Độc giả của bạn muốn nghe những câu chuyện ấy, và những người bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ muốn chia sẻ nó" - theo Susan McPherson, CEO, McPherson Strategies..

Một chuỗi tiệm bánh - cafe'' Mỹ đã thu thập các câu chuyện phản chiếu giá trị của họ trong cùng thông điệp với thương hiệu. Thông qua những chương trình quyên góp, họ tặng bánh mì chưa bán cho các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức viện trợ cứu đói. Hành động đơn giản quyên tặng những sản phẩm chưa sử dụng này đã vô tình tạo nên hàng loạt những câu chuyện độc quyền cảm động và trở thành chất liệu Marketing rất tuyệt vời của họ cho thấy vai trò của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp.

3. Thực hiện trách nhiệm xã hội - Đừng chỉ mở "hầu bao" chi tiền

Điều cốt yếu là tìm được một tổ chức NGO đúng nghĩa và đảm bảo rằng chương trình của bạn được thực hiện theo như sự quản lí và trong ngân sách của bạn. Khi đã tìm được đối tác phù hợp, hãy cùng thiết lập các mục tiêu với sự đóng góp tài chính của bạn và thường xuyên theo sát để đảm bảo các hiệu quả đạt được.

Kết luận

Ngày nay, chúng ta biết rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam có khả năng tác động lên giá trị thị trường; tăng giá cổ phiếu và giảm thiểu rủi ro; tăng cường tiếp thị, bán hàng và uy tín thương hiệu; giảm kim ngạch nhân viên, chi phí lương thấp hơn, tăng năng suất và tăng sự tham gia của nhân viên.

Những gì chúng ta dự đoán sẽ tiếp tục phát triển là những thay đổi lâu dài đó sẽ đến khi các thương hiệu tiếp tục tích hợp các sáng kiến mục đích hướng vào hoạt động kinh doanh của họ. Nếu điều đó giống như sự thành công mà Unilever đã đạt được là ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy sự phát triển ở cả cấp doanh nghiệp lẫn cộng đồng xung quanh.

>>>Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang Marketing từ A-Z cho tổ chức phi lợi nhuận
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.