cover

10 triết lý kinh doanh dành cho các Start Up

22 Thg 06

Triết lý kinh doanh là một tập hợp các niềm tin và nguyên tắc mà một công ty cố gắng làm việc để hướng tới. Điều này thường được gọi là tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của...

Triết lý kinh doanh là một tập hợp các niềm tin và nguyên tắc mà một công ty cố gắng làm việc để hướng tới. Điều này thường được gọi là tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của công ty. Triết lý kinh doanh giải thích các mục tiêu tổng thể của công ty và mục đích của nó. Dưới đây là tổng hợp 10 triết lý kinh doanh các Start up có thể sử dụng để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Thay đổi liên tục

Thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong thế giới kinh doanh. Xây dựng đội ngũ nhân viên có khả năng thích nghi tốt với việc thay đổi. Các doanh nghiệp cần phát triển và thích nghi trong cả thời kỳ tốt hay xấu và cần chuẩn bị cho điều bất ngờ và không thể đoán trước.

Mặt khác, các doanh nghiệp và kinh doanh thất bại thường khó khăn và “vật lộn” để lập kế hoạch, thích ứng và thực hiện các thay đổi. Điều này thường xảy ra ở các công ty đang phát triển. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Towers Watson, chỉ có 25% các sáng kiến thay đổi về quản lý thành công trong thời gian dài hạn. Đối với một doanh nghiệp lớn điều đó không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng đối với một Start Up, nó có thể là một vấn đề giữa sự sống và cái chết.

Con người là lợi thế chiến lược bền vững

Bất kể sản phẩm và ý tưởng của bạn tuyệt vời như thế nào, thì chính nhân viên của bạn mới là người cuối cùng thực hiện công việc xây dựng, bán hàng, hỗ trợ. Các công ty tốt nhất thế giới có thể liên tục tuyển dụng nhưng vẫn giữ chân những nhân viên xuất sắc và tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên. Hãy lưu ý nếu nhân viên của bạn không cảm thấy mình là một phần quan trọng trong công ty, họ có thể ra đi và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn.

Lắng nghe là chìa khóa để thấu hiểu

Thật không may, quá nhiều CEO dành nhiều thời gian nói về bản thân hoặc công ty do vậy không đủ thời gian để lắng nghe khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác và cũng như nhân viên của họ. Lắng nghe những người này là cách duy nhất để thực sự hiểu được hướng đi của công ty bạn. Làm thế nào để bạn làm điều này như quy mô kinh doanh? Hãy tạo lập cơ chế phản hồi cho những đối tượng này, và luôn theo dõi và phản hồi, tuyên dương, thưởng, tặng ưu đãi cho những ý tưởng hay đề xuất hay. Khi khách hàng, đối tác và nhân viên cảm thấy như họ đang được lắng nghe, họ sẽ tương tác nhiều hơn hoặc làm việc hiệu quả hơn.

triết lý kinh doanh 1

Triết lý kinh doanh số 1 - "Lắng nghe là chìa khóa để thấu hiểu" (Ảnh: Machinery & Equipment Manufacturing)

Khách hàng quan trọng, nhưng họ không phải lúc nào cũng đúng

Điều này có thể trái ngược với những gì bạn đang làm hoặc được nghe nhưng đó là sự thật. Chỉ vì một khách hàng muốn, cần, hoặc mong đợi một cái gì đó không có nghĩa là bạn phải cung cấp nó. Làm như vậy cuối cùng có thể đưa doanh nghiệp của bạn theo hướng nó không nên đi.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên lắng nghe khách hàng hay phản hồi của họ. Bạn hoàn toàn nên. Theo Zendesk, 82% khách hàng đã ngừng việc kinh doanh với một công ty chỉ vì trải nghiệm kém. Nhưng đừng cho rằng chỉ vì một khách hàng muốn, cần, hoặc phàn nàn về một thứ gì đó mà bạn nên vứt các giá trị khác của mình để theo đuổi nó. Mark Cuban - doanh nhân, nhà đầu tư, nhà sản xuất phim người Mỹ, là chủ sở hữu của đội bóng rổ NBA’s Dallas Mavericks đã từng nói:

“Khách hàng của bạn có thể cho bạn biết bạn đang thiếu sót ở đâu và những gì họ thực sự mong muốn. Lắng nghe họ, làm cho họ hạnh phúc. Nhưng đừng dựa vào chúng để tạo bản đồ tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đó là công việc của bạn.”

“Không” cũng là một câu trả lời có thể chấp nhận

Đối với rất nhiều công ty Start Up và giai đoạn đầu, đây không phải là một triết lý kinh doanh dễ dàng để áp dụng. Khi các công ty trẻ cố gắng phát triển, sự cám dỗ là phải nói “có” với tất cả mọi thứ vì lợi ích của khách hàng mới. Tuy nhiên, làm như vậy, có thể làm xao lãng việc kinh doanh của bạn ra khỏi nhiệm vụ ban đầu và thực sự của nó.

Tất cả các chiến lược cũng luôn chuyển mình

Như đã đề cập ở mục 1, trong thế giới kinh doanh, mọi thứ luôn thay đổi. Do vậy, chiến lược của bạn cũng phải thay đổi liên tục. Khi các dòng sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và thị trường phát triển, bạn cần phải đánh giá lại các chiến lược bạn đang sử dụng - đó là triết lý kinh doanh bất biến cho mọi doanh nghiệp. Nếu những chiến lược đó không còn hiệu quả hoặc lạc hậu, bạn cần sửa chữa hoặc thay đổi chúng.

Tập trung vào ba điều mang đến cho bạn nhiều lợi nhuận nhất

Rất nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là giai đoạn đầu) cố gắng làm quá nhiều thứ. Điểm mấu chốt là bạn không thể làm tất cả mọi thứ tốt và cùng một lúc được. Các CEO phải xem xét ba điều có thể tác động đến các công ty của họ nhiều nhất. Và chỉ tập trung vào 3 điều đó.

Có rất nhiều điều khó khăn cho các doanh nghiệp giai đoạn đầu hoặc mở rộng. Tuy nhiên, các CEO và lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét liệu những điều đó có thực sự quan trọng hay không. Nếu chúng không được giải quyết, chúng có thể đe dọa tới tới thương hiệu của công ty hoặc khả năng tồn tại lâu dài không? Nếu bạn không sửa một vấn đề cụ thể nào đó ngay bây giờ, thì nó làm hỏng việc kinh doanh hoặc cản trở khả năng phát triển hiệu quả? Nếu bạn không phản hồi yêu cầu của khách hàng hoặc khắc phục mọi lỗi sản phẩm, khách hàng của bạn sẽ quay lưng hết khôgn? Hãy đặt các câu hỏi tương tự cho doanh nghiệp, và nếu câu trả lời là không, thì chúng không đủ quan trọng để ưu tiên cho doanh nghiệp bạn.

Đừng tránh đưa ra quyết định

Không có gì có thể làm “tê liệt” một doanh nghiệp hơn là một nhà lãnh đạo không chắc chắn hoặc do dự về việc đưa ra quyết định, bất kể chúng trông có vẻ khó khăn hay đáng sợ như thế nào. Ben Horowitz đã nói rõ rằng một trong những tiêu chí chính mà ông sử dụng để đánh giá một CEO khởi nghiệp là khả năng đưa ra quyết định của mình. Nếu một CEO không thể đưa ra một quyết định khó khăn, thì họ thường có nguy cơ bị thay thế và đào thải.

Kinh doanh là một cuộc đua Marathon, Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có thể sống sót

Các nhà kinh doanh tốt thường tập trung vào tính bền vững và khả năng tồn tại, chứ không phải những tầm nhìn ngắn ngủi. Công ty bán hàng giảm giá lớn nhất thế giới Groupon là một ví dụ. Trong trường hợp của Groupon, một trong những sai lầm đáng sợ nhất của doanh nghiệp là tập trung quá nhiều và không cân xứng vào việc cố gắng giành khách hàng mới, mà không đầu tư vào việc giữ chân khách hàng cũ. Ngay từ đầu, công ty đã bị ám ảnh bởi việc phát triển nhanh và lớn nhất có thể, dẫn đến biến động lớn. Groupon có thể vẫn còn sống, nhưng nó không phải là công ty đi theo định hướng ban đầu và không chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài.

Danh tiếng được xây dựng trên sự chính trực

Đây là một triết lý kinh doanh bất biến, nó được áp dụng cho cả việc kinh doanh lẫn trong cuộc sống. Danh tiếng là điều duy nhất sẽ suốt sự nghiệp của bạn, và duy trì sự chính trực sẽ cho phép bạn trau dồi danh tiếng đó. Có nhiều người sẵn sàng vứt bỏ sự chính trực để thành công nhanh chóng. Xét cho cùng việc gian lận luôn phá hỏng danh tiếng của bạn.

Theo Openview

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.