- 10 lưu ý khi đặt tên thương hiệu
- Tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt
- Đặt tên thương hiệu trong ngữ cảnh
- Tránh những cái tên quá sâu xa, thâm thúy
- Giữ tên của bạn đơn giản, dễ nhớ
- Tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài
- Kiểm tra tên miền phù hợp
- Kiểm tra các ngôn ngữ khác
- Siri, Cortona, hay Alexa có thể đánh vần nó không?
- Nghiên cứu và đảm bảo tính pháp lý
- Tập trung vào khách hàng mục tiêu
- Khảo sát trực tuyến với phân khúc thị trường mục tiêu
Với 10 lưu ý này, Marketing AI hy vọng sẽ giúp quá trình đặt tên thương hiệu của bạn không còn là cuộc đấu tranh khó khăn. Tạo một tên gợi nhớ có thể đem về lợi ích, thành công và lợi nhuận của công ty khởi nghiệp trong tương lai. Dưới đây là 10 lưu ý và những cách đặt tên thương hiệu bạn có thể tham khảo để đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
10 lưu ý khi đặt tên thương hiệu
Tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải lưu ý khi chính là tránh sự tẻ nhạt, nhàm chán. Người tiêu dùng hiện nay đang ngày ngày bị choáng ngợp với các tên công ty và sản phẩm ganh đua để có sự chú ý và lựa chọn của họ. Thông thường, các thương hiệu chỉ có một vài giây để tạo ấn tượng với khách hàng. Chọn một tên nhàm chán, tẻ nhạt hoặc na ná thương hiệu khác sẽ đặt bạn vào thế bất lợi ngay từ đầu - mọi người chỉ bị lôi cuốn bởi một cái tên gợi cảm, ý nghĩa và mang tính cá nhân.
Đặt tên thương hiệu trong ngữ cảnh
Việc đánh giá sức mạnh của tên thương hiệu sẽ dễ dàng hơn khi được đặt trong ngữ cảnh. Là một doanh nhân, bạn biết điều cần thiết là xác định mục tiêu, lợi ích và sứ mệnh của dự án trước khi đặt tên cho nó. Một câu hỏi hay để tự hỏi bản thân là "Tôi muốn thương hiệu này phù hợp với ai hoặc nổi bật tới cỡ nào?"
Tránh những cái tên quá sâu xa, thâm thúy
Một tên thương hiệu dí dỏm có thể rất hấp dẫn đối với đúng đối tượng. Tuy nhiên, khi nói đến một cái tên, đừng nên gắn liền với một ẩn dụ mơ hồ mà chỉ một số ít khán giả mục tiêu của bạn sẽ có thể nhớ nhanh chóng. Một cái tên khó có nghĩa là bạn sẽ mất một khoản chi phí ban đầu để giới thiệu, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của bạn.
Giữ tên của bạn đơn giản, dễ nhớ
Bạn muốn khách hàng của bạn có thể nhớ và phát âm tên của bạn, khuyến khích bạn bè hoặc gia đình họ tìm kiếm trên phương tiện truyền thông xã hội? Tất cả chúng ta đều đã từng bắt gặp một thương hiệu hoặc tên thương hiệu mà không biết phát âm như nào cho đúng. Những cái tên này thật sự rất khó nhớ và không tạo được cảm tình. Xây dựng nhận thức về thương hiệu và để được công nhận là việc khó khăn, do vậy, hãy làm cho nó dễ dàng hơn và giảm chi phí tiếp thị của bạn bằng một cái tên đơn giản.
Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu độc đáo nhưng vẫn đảm bảo dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn.
Tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài
Đừng cố gắng tự mình nghĩ ra cái tên hoàn hảo – cùng động não với những người khác làm tăng cơ hội tìm được cái tên hay nhất. Nếu bạn đang bối rối, trao đổi với những người khác sẽ giúp tập trung sáng tạo từ nhiều cái đầu và cũng có nghĩa là bạn sẽ tìm thấy tên hoàn hảo sớm hơn. Nên nhớ giải thích mục tiêu, thương hiệu và sứ mệnh của bạn cho những người khác cũng sẽ giúp cả nhóm được định hướng tốt hơn từ nền tảng dự án.
Kiểm tra tên miền phù hợp
Đa phần các domain website đều được đặt theo tên thương hiệu. Vì vậy, bạn nên kiểm tra các tên miền liên quan tới tên thương hiệu của mình và cân nhắc về các tên khác nếu tên miền đã có người sở hữu khác. Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể. Trước khi quyết định đặt tên thương hiệu, hãy đảm bảo rằng URL thích hợp có sẵn để bạn quảng bá sản phẩm tuyệt vời của mình.
Kiểm tra các ngôn ngữ khác
Nói đến việc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp, có rất nhiều câu chuyện vui của các công ty quốc tế với cái tên hóa ra có ý nghĩa xúc phạm trong ngôn ngữ khác. Ngay cả những nhà sản xuất khổng lồ như Nokia của Phần Lan đã mắc lỗi trong bộ phận này - điện thoại di động Lumia của họ lại có nghĩa là “người phụ nữ của đêm” bằng tiếng Tây Ban Nha, hay vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề từ "Puta" trong tiếng bản địa có nghĩa là "gái điếm”. Vì vậy, một vài nghiên cứu nhỏ về ngôn ngữ học cho cái tên của mình có thể giúp bạn loại bỏ được rất nhiều hiểu lầm nảy sinh sau này.
Siri, Cortona, hay Alexa có thể đánh vần nó không?
Với sự phát triển của tìm kiếm bằng giọng nói, tên miền hay tên thương hiệu của bạn không nên làm robot bối rối bởi chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc truy cập trang web và lựa chọn sản phẩm giups con người. Ngoài ra, robot hay con người cũng có thể mắc một số lỗi sai chính tả nên bạn cần lường trước các trường hợp có thể xảy ra và mua lại để chuyển hướng các tên miền tương tự về website của mình.
Nghiên cứu và đảm bảo tính pháp lý
Khi đã có một tên tuyệt vời, hãy lưu ý đến các tác động pháp lý trong toàn bộ quá trình đặt tên thương hiệu. Nếu cái tên đã được sử dụng thì nó sẽ không chỉ phủ nhận doanh nghiệp của bạn là duy nhất mà còn có thể gây ra rắc rối pháp lý. Cân nhắc thuê chuyên gia tư vấn để giúp bạn điều hướng thương hiệu và các vấn đề pháp lý khác.
Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh các đơn vị làm giả, làm nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp.
Tập trung vào khách hàng mục tiêu
Thị trường mục tiêu nên là tiêu chí đi đầu trong tâm trí của bạn khi nghĩ tới đặt tên thương hiệu. Bạn muốn một cái tên mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ thích thú sử dụng chứ đừng bị cuốn vào cái bẫy cố gắng lôi cuốn tất cả mọi người. Điều chỉnh tên thương hiệu phù hợp với tính cách đặc trưng và mong muốn của thị trường mục tiêu mà bạn nhắm tới.
Khảo sát trực tuyến với phân khúc thị trường mục tiêu
Ngay cả khi bạn đã đặt tên với đúng đối tượng mục tiêu trong tâm trí, bạn vẫn cần phải chắc chắn rằng nó hấp dẫn họ. Khi bạn đã thu hẹp số lựa chọn tên thương hiệu của mình xuống một vài cái, hãy thử một cuộc thăm dò trực tuyến theo nhân khẩu học mục tiêu của bạn để biết cái tên nào kết nối với họ nhiều hơn. Việc đặt tên thương hiệu để chúng thay bạn nói chuyện trực tiếp với thị trường mục tiêu sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp.
Như vậy trên đây là những chia sẻ về 10 lưu ý khi đặt tên thương hiệu 1 cách chuyên nghiệp và hay nhất. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để sáng tạo trong cách đặt tên thương hiệu và tạo ra những thương hiệu hay độc lạ cho doanh nghiệp mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khi Nào Tên Thương Hiệu Cần Được Thay Đổi
Thao Nguyen - MarketingAI
Sưu tầm và tổng hợp
Bình luận của bạn