Xây dựng thương hiệu chủ đạo đang là xu hướng Marketing của thời đại mới?

14 Thg 04

Các thương hiệu lớn trên thế giới gần đây đã mở đầu cho một xu hướng mới: Chiến lược xây dựng thương hiệu chủ đạo (Master Brand Strategy), đây được dự đoán sẽ là xu hướng Marketing quan trọng trong thế kỷ 21. Tiên phong cho xu hướng này có thể kể đến như Hershey và Coca cola. Thay vì quảng cáo cho từng thương hiệu riêng lẻ như Coke Diet, Coke Zero, Coke Life, công ty đã lựa chọn chỉ tập trung quảng cáo cho thương hiệu chủ đạo là Coca Cola, điều này đem lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xây dựng thương hiệu

Sự hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu chủ đạo

Điều hiển nhiên việc chỉ truyền thông về một thương hiệu, với một chiến dịch, sẽ tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho công ty. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi mà các kênh truyền thông đang bị phân mảnh, các kênh đại chúng như Tivi có lượt reach giảm, và sự phát triển của các kênh truyền thông mạng xã hội có mối liên kết chặt chẽ với nhau như Facebook, Youtube.. Việc tập trung vào một thương hiệu chủ đạo và gây ra sự lan tỏa trên các kênh truyền thông sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Bằng cách tạo ra sự trung thành với thương hiệu chủ đạo, công ty sẽ làm giảm đáng kể sự hao mòn về niềm tin với từng thương hiệu riêng lẻ của người tiêu dùng xảy ra tại những thời điểm nhạy cảm. Thời điểm này có thể là khi người tiêu dùng chuyển sang một mốc thời gian mới trong đời, ví dụ như khi bạn ở độ tuổi từ 18 – 35, bạn là khách hàng trung thành của Coke Normal, khi qua tuổi 35, bạn bắt đầu quan tâm tới sức khỏe và không còn trung thành với Coke Normal nữa vì quá nhiều đường, vì Coke đã gây dựng được lòng tin ở bạn về thương hiệu chủ đạo (Coca Cola) nên bạn sẽ tiếp tục chuyển sang một thương hiệu khác là Coke Zero để đáp ứng nhu cầu mới của mình.

Gia tăng sự linh động

Các công ty đang hoạt động với biên lợi nhuận thấp hơn trước, do vậy họ cần kiểm soát chặt chẽ chi phí và hàng tồn kho. Xây dựng một thương hiệu chủ đạo mạnh sẽ giúp công ty dễ dàng quản lý Danh mục thương hiệu (brand portfolio). Khi nhu cầu thị trường, chi phí, hoặc các nhân tố khác làm thay đổi nghiêm trọng tới một thương hiệu, công ty có thể dễ dàng loại bỏ thương hiệu đó mà không gây sự hoài nghi trong tâm trí khách hàng, bởi họ đã có một thương hiệu chủ đạo mạnh. Công ty cũng dễ dàng lựa chọn chiến lược thương hiệu cần tập trung, điều chỉnh chi phí quảng cáo, khuyến mại cho từng thương hiệu đề phù hợp với diễn biến nhanh chóng của thị trường.

Một ví dụ tiêu biểu về chiến lược xây dựng chủ đạo chính là từ tân tổng thống Mỹ Donald Trump, ông đã lựa chọn duy nhất một tên gọi cho hàng loại các sản phẩm của mình như Khách sạn, Khu nghỉ dưỡng, sân golf, Văn phòng, nhà hàng… là “Trump”, và gắn liền thương hiệu đó với chính bản thân mình. Với các hoạt động rầm rộ trong lĩnh vực giải trí, cái tên “Trump” được xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông, làm gia tăng sự nổi tiếng của các thương hiệu mà ông sở hữu. Có thể nói, chiến lược xây dựng thương hiệu chủ đạo sẽ là xu hướng Marketing quan trọng trong thế kỷ 21.

Theo: Tomorrow Marketers

MarketingAI - Admicro|

>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.