5 Bước xây dựng một Thương Hiệu Toàn Cầu thành công

08 Thg 03

Xây dựng thương hiệu toàn cầu không đơn giản chỉ là tung ra một website có thể truy cập được ở khắp mọi nơi trên thế giới.

“Có rất nhiều khó khăn khi một thương hiệu muốn thành công ở quốc gia khác. Từ những bất đồng ngôn ngữ đến sự hiểu nhầm các chuẩn mực văn hóa”, theo chuyên gia về thương hiệu Barbara E. Kahn. Vì vậy Barbara đã đưa ra 5 lời khuyên hữu ích giúp công ty tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Xây dựng thương hiệu toàn cầu

1. Thấu hiểu hành vi khách hàng

Người tiêu dùng thường có một số thói quen, sở thích mua sắm nhất định, phù hợp với nền văn hóa của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là thói quen này sẽ phổ biến trên toàn thế giới. “Thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều chuỗi bán lẻ không hề nghiên cứu quy trình mua sắm của khách hàng”

Trong cuốn sách của mình, Power Brand Power (Wharton Digital Press, 2013), Kahn đã nhắc đến sai lầm của Walmart ở Trung Quốc, khi lựa chọn những địa điểm gần khu công nghiệp trong khi người tiêu dùng lại quen với việc mua sắm gần nhà hơn là gần chỗ làm.

2. Định vị thương hiệu chính xác

Định vị thương hiệu toàn cầu bao gồm sự hiểu biết rõ ràng về đối thủ và xác định được lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Công ty hay thương hiệu nào cũng đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự bạn ở quốc gia bạn đang hướng đến? Họ có những điểm gì giống và khác bạn?

Ví dụ, nếu bạn bán quần áo thể thao, hãy chú ý quan sát ở những nơi khách hàng thường mua thể loại quần áo này. Đó có thể là những cửa hàng chuyên dụng, các nhà bán lẻ trực tuyến hay những cửa hàng bán đồ thể thao. Nếu sở hữu một thương hiệu cao cấp và bạn đang muốn xâm nhập vào thị trường ưa thích của nhiều nhà bán lẻ giảm giá, bạn cần có một chiến lược hoàn toàn khác với chiến lược bạn sử dụng ở Mỹ. “Bạn nên hiểu cách mọi người mua sắm và làm sao để thương hiệu của bạn phù hợp với quy trình đó”

3. Cẩn thận với chuyện dịch tên thương hiệu toàn cầu

Có những tên thương hiệu hay sản phẩm bị hiểu nhầm chỉ vì vấn đề dịch thuật. Ví dụ như thương hiệu phô mai Pháp Kiri đã phải đổi tên thành Kibi ở Iran vì tên cũ có nghĩa là “thối” hay “xếp hạng” trong tiếng Farsi - không liên quan một chút gì đến phô mai.

Ngoài đảm bảo về mặt ngôn ngữ, bạn cũng nên cân nhắc đến vấn đề màu sắc được ưa chuộng trong những thị trường khác nhau. Ở Mỹ, xanh lá và xanh dương khá được yêu thích, trong khi đỏ và vàng lại là 2 màu phổ biến ở nhiều quốc gia Mỹ Latin.

4. Suy nghĩ tổng thể

Dựa trên nhu cầu của từng phân khúc thị trường, sản phẩm của công ty cần phải ngày càng đa dạng và mới mẻ. Và tên thương hiệu cũng cần đủ “rộng” để đáp ứng được những thay đổi đó.

“Boston Chicken đã đổi thành Boston Market khi thương hiệu này mở rộng sản phẩm sang các loại thực phẩm khác”, Kahn nói. Một ví dụ khác, nếu tên công ty là Brian''s Computers, bạn hãy cân nhắc xem liệu công ty của bạn có gặp “giới hạn” gì không khi còn bán cả thiết bị ngoại vi và những dịch vụ khác.

5. Làm việc với đối tác tốt

Làm việc với luật sư để bảo vệ sở hữu trí tuệ của bạn ở nước ngoài, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ bằng sáng chế ở Hoa Kỳ và ở nơi khác, nếu có. Tìm các đại diện thương mại được giới thiệu từ đồng nghiệp hoặc những văn phòng thương mại của tiểu/liên bang vì họ khá có uy tín.

Nếu bạn quyết định cấp phép tên sản phẩm, dịch vụ của mình cho nhà sản xuất, phân phối ở nước ngoài, hãy kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng họ sẽ không lạm dụng tên của bạn và luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng của thương hiệu. Kahn nói: "Khi đặt tên cho thương hiệu (hoặc sản phẩm, dịch vụ), hãy chắc chắn rằng khách hàng khi nghe đến sẽ hiểu được giá trị và thông điệp của thương hiệu bạn là gì”.

MarketingAI.admicro.vn

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.