img

15 giờ chống chịu với sức gió giật lên tới cấp 17, gần 1 tuần chìm trong biển lũ quét, sạt lở, siêu bão Yagi đã cuốn trôi gần 50.000 tỷ đồng, 234.000 ngôi nhà, hàng nghìn hecta hoa màu bị tàn phá và sinh mạng của gần 300 người dân, để lại những mất mát nặng nề cho người dân miền Bắc. Nhưng bên cạnh những mất mát đau thương đó, bão Yagi cũng để lại cho chúng ta biết bao hình ảnh đầy ý nghĩa, đẹp đẽ khi mà người dân trên cả nước cùng nhau chung tay hướng về đồng bào miền Bắc.

Trong đó, phải kể đến nỗ lực của đội ngũ thông tin, truyền thông những người sẵn sàng đi vào tâm bão lũ mang từng đợt tin tức, hình ảnh về với người dân. Cùng sự lan tỏa mạnh mẽ tới từ các cơ quan nhà nước, nghệ sĩ, tổ chức cứu trợ, từ thiện và toàn thể cộng đồng mạng đã giúp cho hoạt động kêu gọi cứu trợ được diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng trăm bản tin bão được cập nhật từng giờ, hơn 8 triệu lượt thảo luận về bão Yagi, hơn 3M lượt thảo luận về lũ lụt được nhắc tới trên các trang mạng xã hội xuyên suốt 2 tuần bão lũ càn quét, giúp lan tỏa thông điệp cứu trợ kịp thời tới hàng triệu người dân.

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 1.

Từ người làm truyền thông tới nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ

Từ 6/9, Yagi cách đất liền khoảng 450 km. Siêu bão mạnh nhất biển đông 10 năm trở lại đây mang theo sức gió và sức tàn phá chưa từng có tiến vào khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng của nước ta. Mỗi bước đi của yagi đều mang theo những diễn biến rất khó lường, cảnh báo nguy hiểm đang ngày càng cận kề đồng bào miền bắc. Trong những giờ phút đó, không chỉ người dân vùng gần tâm bão, mà toàn thể nhân dân trên cả nước đều đang dõi theo mỗi bước đi của bão. Những gia đình nơi bão đi qua cần liên tục lắng nghe tin bão để có biện pháp ứng phó kịp thời, bảo vệ an toàn bản thân và gia đình. 

Các đội cứu hộ mang theo tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng người dân cập nhật từng chuyển động của bão. Còn có những người con xa xứ, chỉ có thể dõi theo từng điểm tin để biết tình hình của người thân, gia đình ở quê nhà đang gồng mình chống chọi qua cơn bão. Vì vậy, những tin tức "realtime" về bão khi ấy không chỉ là lời cảnh báo cho người dân vùng bão và các lực lượng cứu hộ, mà còn là một cầu nối tinh thần giữa hàng triệu người dân trên cả nước đang hướng về tâm bão.

Dẫn dầu nguồn tin tức, Lực lượng truyền thông sẵn sàng đưa tin trên đường đi của tâm bão

Để đảm bảo luồng tin tức được cập nhật đầy đủ theo từng chuyển động của Yagi, đội ngũ cán bộ truyền thông từ các cơ quan thông tin báo chí, truyền thanh, truyền hình trên cả nước đã có hàng chục giờ không ngủ đi vào giữa tâm bão. Bất chấp những nguy hiểm tới sức khỏe, lương thực, thực phẩm thiếu thốn, thậm chí là tính mạng đang bị đe dọa từng giây bởi Yagi.

Trong bản tin của VTV, Phóng viên Tùng Thư cùng người dân kiên trì bám trụ ở đảo Cô Tô - Một trong những điểm đầu tiên, hứng chịu sức tàn phá mãnh liệt nhất của Yagi. Đưa tin trong cơn bão, nữ phóng viên liên tục chao đảo, tưởng chừng như bị thổi bay bởi sức gió khủng khiếp, cùng cơn mưa nặng hạt liên tục tạt mạnh vào mặt. Hay BTV Quỳnh Hoa VTV cũng phải cùng những người đồng đội của mình đứng đón bão ngay tại Quảng Ninh, trong một căn nhà tạm với những nguy hiểm luôn rình rập trong suốt 7 tiếng đồng hồ khi bão đổ bộ. 

Từ người làm truyền thông tới nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ

Trên đường đi dự kiến của bão, các cơ quan thông tin truyền thông đã chuẩn bị sẵn những tổ đội phóng viên thường trực trong nhiều ngày, liên tục cập nhật tin bão trên từng địa phương. Riêng tại VTV, hơn 20 nhóm phóng viên bao gồm biên tập, phóng viên, kỹ thuật viên, lái xe đã liên tục đồng hành cùng người dân tới gần 10 ngày tại các điểm dự báo bão đi qua. Các phóng viên không chỉ đưa tin ghi hình trong các khu tạm trú, họ còn sẵn sàng ra từng tuyến đường lớn tại các địa phương để nắm bắt và ghi lại hình ảnh chính xác nhất về mức độ càn quét và thiệt hại trên đường bão đi qua.

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 4.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 5.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 6.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 7.

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Tận dụng mọi nguồn kênh truyền thông số, cập nhật trên từng giờ

Các nền tảng số được tận dụng tối đa để người dẫn có thể dễ dàng tiếp cận thông tin nhiều nhất có thể, từ các: Kênh truyền hình, đài phát thanh như VTV, VOV,.. Các trang mạng xã hội TikTok, Facebook của các cơ quan như: Trung tâm Khí tượng thủy văn,... Các trang báo điện tử lớn như Báo Nhân Dân, Báo Tiền Phong, VTV Online,... Cho đến các nền tảng số như VTVGo,... Liên tục mang tới những tin tức mới nhất của bão với hàng trăm nhân sự biên tập xử lý tin tức thâu đêm.

Tại Đài THVN VTV, Lãnh đạo đã sớm tập trung chỉ đạo tần suất các bản tin dày hơn và sớm hơn, đặc biệt có những thông tin cảnh báo, phân tích, khuyến cáo, hướng dẫn,... Các thông tin quan trọng luôn được thể hiện đơn giản, rõ ràng trong từng bản tin bao gồm: Vị trí tâm bão, hướng di chuyển, sức gió tại từng địa phương nơi mà bão đã, đang và sắp đi qua, dự đoán đường đi sắp tới của bão,... với lối diễn đạt đơn giản, dễ hiểu để mọi người dân có thể tiếp cận. Nhìn chung, các nội dung thường xuyên xoay quanh 3 chủ đề quan trọng:

  • Tin bão: Các bản tin 24/7 về Yagi được cập nhật thông tin mới theo từng giờ trên báo điện tử, truyền hình, truyền thanh.
  • Cảnh báo & hướng dẫn: Cảnh báo và dự báo những chuyển động của bão cũng được đăng tải nhanh chóng, đi kèm với những khuyến nghị giúp người dẫn chuẩn bị phòng chống an toàn trước bão.
  • Livestream: Nhiều bản tin Livestream trên kênh Youtube của VTV, Báo Tiền Phong,... được phát sóng trực tiếp theo từng diễn biến của cơn bão.

Cùng với các đơn vị thông tin & truyền thông của chính phủ, có hàng loạt các đơn vị truyền thông khác trên khắp Việt Nam cũng dõi theo và cập nhật hàng giờ những tin tức mới nhất về Yagi. 

Kêu gọi người dân địa phương cùng cập nhật tình hình, mở rộng mạng lưới tin tức

Tuy nhiên, chỉ riêng thông tin từ đội ngũ phóng viên chưa đủ để bao quát hết toàn bộ cơ bão. Một số địa phương rơi vào tình trạng mất điện, mất sóng, khiến cho nhiều gia đình bị cô lập, các đội cứu hộ không nắm rõ được tình hình, người thân cũng không thể liên lạc từ xa.

Trước tình hình đó, để thông tin được cập nhật rõ nét hơn, nhiều cơ quan nhà nước như Trung tâm khí tượng Thủy Văn cùng các đơn vị thông tin khác khuyến khích người dân trên các vùng bão đi qua chia sẻ và cập nhật những diễn biến mới nhất của bão tại từng địa phương trên các hội nhóm Facebook, để mọi người có thể dễ dàng nắm bắt và trao đổi thông tin chi tiết từng khu vực. Mỗi người dân trở thành một kênh truyền thông nhỏ, mang tin bão về một cách chi tiết, đầy đủ nhất. 

Từ người làm truyền thông tới nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 9.

Chỉ trong vài giờ càn quét Yagi để lại 234.000 căn nhà, 1.500 trường học hư hại, 726 sự cố đê điều, trên 307.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại. Người dân khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng mất điện nước, cắt đứt liên lạc. Nhưng không dừng lại ở đó, thiên tai hậu bão Yagi mới thực sự là một cuộc chiến lớn của người dân Miền Bắc.

Trận Lũ quét chưa từng có kể từ năm 2008 đã biến toàn thành phố Yên Bái thành một biển nước trong một đêm, 1,5 triệu mét khối đất nhấn chìm ngôi làng Nủ với hơn 37 ngôi nhà sau một tiếng nổ lớn. Cầu Phong Châu - Phú Thọ cuốn trôi theo biển nước, Thủy điện Thác Bà lần đầu phải đối mặt với kịch bản thảm họa - vỡ đập sau 53 năm yên bình,... ngay cả phía hạ lưu - Thủ đô Hà Nội cũng phải đối mặt với tình trạng ngập úng nặng nề. Khiến hàng trăm nghìn người dân đang bị cô lập giữa những biển nước, tính mạng bị đe dọa từng giây, khiến áp lực đè nặng lên lực lượng cứu hộ của nhà nước. Vì vậy, trong giai đoạn này, những đóng góp về sức lực, lương thực, thực phẩm và các dụng cụ cứu trợ là những điều cấp thiết nhất đối với người dân vùng lũ. 

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 10.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 11.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 12.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 13.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 14.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 15.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 16.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 17.
Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 18.

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Làn sóng kêu gọi cứu hộ lan tỏa từ cơ quan nhà nước, nghệ sĩ tới các doanh nghiệp

Về phía các cơ quan nhà nước, nhanh chóng cung cấp thông tin tài khoản nhận hỗ trợ của MTTQ trực tiếp trên mạng xã hội, tin nhắn, kêu gọi người dân từ mọi miền đều có thể đóng góp, tránh tình trạng lừa đảo.

Đội ngũ nghệ sĩ, KOL, KOC cũng đã có rất nhiều đóng góp ý nghĩa trong việc kêu gọi cứu trợ, ủng hộ trong những ngày bão lũ. Có những nghệ sĩ trực tiếp đi vào vùng lũ cứu trợ, cũng có nhiều nghệ sĩ đã góp phần chia sẻ thông tin, kêu gọi và hướng dẫn người dân cách thức cứu trợ, ủng hộ đúng đắn, tránh tình trạng lừa đảo. Với phạm vi ảnh hưởng lớn, hoạt động của các nghệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong việc lan tỏa và từ gọi tinh thần cứu trợ trên cả nước.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn mà các mạnh thường quân gặp phải đó là sự thiếu hụt nguồn lực. Người muốn tặng đồ cứu trợ nhưng lại không thể vận chuyển, có người muốn góp sức nhưng di chuyển tới vùng lũ lại rất xa xôi. Trước tình hình cấp bách đó, các doanh nghiệp vận tải đã nhanh chóng gia nhập vào làn sóng cứu hộ. Điển hình như Xe khách Thành Bưởi đã tổ chức những “Chuyến xe tình nghĩa 0 đồng Bắc - Trung - Nam anh em một nhà” giúp bà con chuyển đồ cứu trợ ra miền Bắc hỗ trợ đồng bào đang chống lại lũ lụt. Hành động nhạy bén, kịp thời và đầy thiết thực của Xe khách Thành Bưởi nhận được vô số lời khen từ người dân, góp phần truyền cảm hứng tích cực tới hàng nghìn doanh nghiệp. Cùng với đó còn có Vietnam Post, Vietnam Airline, Vietjet, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,... cùng rất nhiều đơn vị vận chuyển từ đường bộ tới đường hàng không đều sẵn sàng hỗ trợ miễn phí, giúp người dân cứu trợ kịp thời.

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 19.

Các Trung tâm hỗ trợ cứu hộ chuyên nghiệp được hình thành nhanh chóng

Mong muốn cứu hộ rất lớn, nhưng vấn đề gặp phải là kinh nghiệm, phương tiện của người dân còn rất nhiều hạn chế. Cần có những đội ngũ chuyên nghiệp hơn để hướng dẫn người dân trên cả nước cùng tham gia cứu trợ hiệu quả nhất.

Ngay sau đó, từ ngày 12/9 Tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132 chính thức được đưa vào vận hành với sự hỗ trợ của Trung tâm Tình nguyện quốc gia phối hợp với Mạng lưới Thông tin cứu nạn khẩn cấp (Emergency Rescue Information Network ERIN), cùng 200 tình nguyện viên trực điện thoại 24/7, sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi đề nghị cứu trợ từ người dân và điều phối nguồn lực cứu trợ của các cá nhân, tập thể. Về phía vận chuyển, Báo Giao thông cùng Hiệp hội Vận tải ô tô VN và nhiều doanh nghiệp vận tải cũng đã thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội và cộng đồng mạng giữa mùa bão

Nhưng đặc biệt hơn hết có lẽ là sức mạnh từ chính người dân khắp mọi miền - Những mắt xích quan trọng trong việc tạo nên làn sóng truyền thông, huy động lực lượng cứu trợ tới các vùng gặp nạn. Trong đó, mạng xã hội & các hội nhóm cộng đồng một lần nữa chứng minh khả năng truyền tải thông tin mạnh mẽ, kịp thời và lan tỏa rộng lớn. Thông tin về các khu vực lũ, vị trí người dân gặp nạn hay các địa điểm cứu hộ khẩn cấp được đăng tải trên Facebook, giúp cho các đội cứu hộ kịp thời tới cứu người dân. Cũng từ các kênh thông tin này, công tác cứu trợ được tối ưu hóa hơn, người dân cùng hướng dẫn nhau cách thức cứu trợ phù hợp cho từng địa phương, ủng hộ đúng người, đúng thời điểm, đúng vật dụng để tránh sự lãng phí.

Các đoàn cứu hộ cũng đăng tải thông tin qua mạng xã hội để cùng kết hợp thực hiện các hoạt động cứu trợ được nhịp nhàng hơn. Người góp sức, người góp thuyền, góp xe, người ủng hộ lương thực thực phẩm, cung cấp nơi ở miễn phí,... sự kết hợp nhịp nhàng giữa rất nhiều mạnh thường quân nhỏ lẻ tạo nên sức mạnh cộng hưởng hơn bao giờ hết. Nếu thiếu đi mạng lưới truyền thông này, công tác cứu trợ nhỏ lẻ chắc chắn sẽ kém hiệu quả và khó khăn hơn rất nhiều.

Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới truyền thông vững chắc trong công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai, thảm họa. Đặc biệt là công tác xây dựng những cổng thông tin cứu trợ uy tín, thành lập các tổng đài tư vấn, hỗ trợ,... kết hợp tạo các cộng đồng về cứu trợ, thiên tai trên mạng xã hội để người dân có thể chủ động trong việc chia sẻ thông tin. 

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 20.

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 21.

Gần một tuần càn quét khắp miền Bắc (6/9 -12/9), tới 12/9 tình hình lũ mới bắt đầu có những dấu hiệu ổn định hơn, mực nước đã không còn dâng lên tại một số khu vực. Nhưng những thiệt hại sau lũ là một đòn đánh quá kinh tế quá lớn với người dân và tỉnh thành miền Bắc. Nhà cửa hư hỏng nghiêm trọng, tài sản, vật nuôi cùng hoa màu cuốn theo dòng lũ, xe cộ hỏng hàng loạt vì ngâm nước,.... Vì vậy, ở thời điểm này, những hỗ trợ về mặt tài chính, giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ được đề cao hơn cả.

Trong giai đoạn này, phải kể đến sức lan tỏa mạnh mẽ của những người nổi tiếng và các tổ chức, quỹ từ thiện đã truyền cảm hứng tới đông đảo người dân trên cả nước. TikToker Phạm Thoại không ngại ngần ngại trích 5 tỷ đồng hỗ trợ, Hòa Minzy truyền cảm hứng với câu chuyện ủng hộ 500 triệu và nhận nuôi em bé từ làng Nủ, hay Sơn Tùng MTP âm thầm hỗ trợ 1,5 tỷ xây dựng trường học tại thôn Làng Nủ,... cùng hàng trăm nghệ sĩ khác gửi tiền ủng hộ về MTTQ. Mọi tranh cãi dường như được gác lại, nhường lại cho những giá trị nhân ái, đáng ca ngợi của các nghệ sĩ trên cả nước.

Đặc biệt, các hình thức kêu gọi tài trợ, quyên góp cũng ngày càng đa dạng hơn, truyền cảm hứng và lan tỏa tới cộng đồng mạnh mẽ hơn. Như màn bắt tay khiến cộng đồng mạng thích thú của bộ đôi ca sĩ “Thích trêu - Hay dỗi”: Duy Mạnh - Tuấn Hưng bất ngờ bỏ qua những tranh cãi trên mạng xã hội, để cùng nhau tổ chức một đêm nhạc gây quỹ. Đêm nhạc không chỉ đem lại 3 tỷ đồng gửi tới người dân, mà còn góp phần tạo nên một hiệu ứng truyền thông rầm rộ, mở rộng làn sóng quyên góp trên khắp mạng xã hội.

Hay câu chuyện của quỹ từ thiện Hạt vừng với đêm nhạc Tiếng gọi yêu thương và buổi đấu giá đặc biệt. Một buổi đấu giá mà MC phải cản người tham dự trả giá quá “cao”, trong khi người mua lại tiếc nuối vì giá quá “thấp”, tự góp thêm 25% giá sản phẩm,... Có lẽ điều quý giá nhất mà các nhà hảo tâm mang tới Hạt Vùng không phải những vật phẩm kia, mà là tấm lòng của họ gửi về đồng bào miền lũ.

Và còn những quán cơm nhỏ ven đường bán cơm bằng mã QR gửi về MTTQ, Hàng chục thợ sửa xe lên Yên Bái - Nơi đang có 1.000 ô tô, hơn 30.000 xe máy bị hư hỏng, để giúp bà con sửa xe miễn phí sau nhiều ngày ngập lụt, Các em học sinh cả nước cũng giúp sức bằng cách quyên góp sách vở, đồ dùng học tập,... Không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay giàu nghèo, mỗi người dân đều chung tay hướng về miền Bắc với đóng góp riêng, nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa. 

Những tin tức được chia sẻ từ các cơ quan, tổ chức, cho tới những người dân nhỏ bé đã cùng cộng hưởng để tạo nên một làn sóng thông tin mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho hàng triệu người dân Việt Nam cùng chung tay hướng về miền bão lũ. Một lần nữa minh chứng cho tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam, đứng trong nghịch cảnh lại càng trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. 

Từ người làm truyền thông tới nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ

Bão “Sao kê” - Chiến lược vừa minh bạch vừa ý nghĩa từ MTTQ

Những ngày sau bão, bên cạnh các hoạt động cứu trợ, “Sao kê” bất ngờ trở thành một chủ đề gây sốt trên truyền thông. Câu chuyện được bắt đầu từ ngày 12/9, MTTQ đã đăng tải toàn bộ sao kê chi tiết về tất cả các khoản đóng góp của người dân cả nước gửi về các số tài khoản của MTTQ với mục tiêu công khai minh bạch cho toàn thể cộng đồng. Bản sao kê cũng một lần nữa cho thấy tinh thần đoàn kết, nhân ái của người dân Việt Nam khi có đến hàng triệu tài khoản cá nhân chủ động chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương, có người không chủ động xưng danh mà âm thầm ủng hộ. Từ những đóng góp 10 nghìn, 20 nghìn đồng trích từ khoản tiết kiệm nhỏ bé của các em học sinh, cho đến những khoản đóng góp lên tới vài trăm triệu đồng thậm chí chẳng cần ghi tên chỉ đơn giản là những nỗi niềm mong muốn giúp đỡ bà con khó khăn. 14.000 Trang sao kê một lần nữa cho thấy những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân trên cả nước.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi cũng muốn để người dân cả nước biết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp và khơi dậy tinh thần dân tộc và sự đoàn kết các dân tộc, đặc biệt là sự hỗ trợ, chia sẻ của đồng bào trong những lúc hoạn nạn khó khăn. Muốn người dân cả nước biết những ủng hộ của bà con cả nước, của người Việt Nam ở nước ngoài, của các tổ chức các doanh nghiệp qua MTTQ Việt Nam để đến với đồng bào nơi ảnh hưởng của bão lũ thì sẽ được công khai minh bạch.”

Tuy nhiên, câu chuyện “Sao kê” cũng tạo nên một luồng dư luận trái chiều khác, khi mà những tài khoản giả mạo số tiền từ thiện, biển thủ công quỹ tập thể,... cũng lộ diện từ đây. Có không ít gương mặt người nổi tiếng phải ngậm ngùi trước hành vi giả mạo, chỉnh sửa số tiền từ thiện để quảng bá hình ảnh. Cũng có rất nhiều người phải xin lỗi vì biển thủ tiền cứu trợ của tập thể. Mặc dù đâu đó còn tồn đọng một số hành vi kém duyên, nhưng việc kê khai của MTTQ đã phần nào cảnh tỉnh những người lợi dụng từ thiện. Từ đó thúc đẩy cho các hoạt động cứu trợ về sau được diễn ra một cách minh bạch, rõ ràng hơn. 

Từ người làm truyền thông tới quần chúng nhân dân, khi sức mạnh truyền thông cộng hưởng giữa tâm bão lũ- Ảnh 23.

Sau cơn bão Yagi… 

Cơn bão lịch sử Yagi đã đi qua và để lại rất nhiều những mất mát thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam. Nhưng cũng trong chính nghịch cảnh đó một lần nữa chúng ta lại thấy được tình yêu nước, yêu đồng bào và lòng nhân ái của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước.

Bên cạnh những nỗ lực trong việc kêu gọi cứu hộ cứu trợ, một điểm sáng khác của hoạt động truyền thông trong những ngày bão Yagi đổ bộ đó chính là sự cổ vũ, truyền cảm hứng về mặt tinh thần đối với người dân trên cả nước. Từ những hình ảnh của đội ngũ cứu hộ chẳng ngại nguy hiểm sẵn sàng đưa thân mình vào vùng lũ, những cái ôm bà con làng Nủ dành cho các chiến sĩ 15 ngày đêm tìm kiếm từng người dân ở đây,... Đó là nguồn động lực rất quan trọng để cổ vũ và chuyển cảm hứng cho cho tinh thần nhân ái của người dân trên cả nước phần, góp phần tạo nên nguồn lực cứu trợ khổng lồ trong cơn bão Yagi. Đồng thời củng cố cho tinh thần đoàn kết của toàn thể người dân trên cả nước.

Khép lại chuỗi ngày ứng phó với bão Yagi, một lần nữa thấy được vai trò quan trọng và sự hi sinh to lớn của đội ngũ những người làm truyền thông trong bối cảnh thiên tai. Đồng thời, siêu bão đi qua cũng để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm về việc sức mạnh của truyền thông trong việc huy động, kêu gọi các nguồn lực, cần xây dựng mạng lưới truyền thông vững chắc, từ các kênh truyền hình, báo chí, cho tới những mạng xã hội, ứng dụng di động,... để sẵn sàng thông tin tới mọi đối tượng trên cả nước. 

Nội dung: Khánh Huyền; Thiết kế: Bùi Hạnh