Truyền thông của bom tấn “Squid Game” đã tiếp cận người Việt như thế nào?

02 Thg 10

Hàng loạt cái tên của người Việt “xâm chiếm” phần credit của bộ phim “Squid Game” khiến cho bom tấn này đã nổi lại càng nổi hơn.

Đạo diễn Hwang Dong Hyuk từng chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ trò chơi là một phép ẩn dụ hoàn hảo về xã hội cạnh tranh cao của chúng ta. Vì vậy, Squid Game là một cái tên hoàn hảo cho loạt phim này".

Độc đáo ngay từ cái tên, “Squid Game” ngày càng được cộng đồng người Việt ưu ái nhiều hơn. Vậy còn có lí do nào khác khiến “bom tấn” xứ Hàn này được người Việt săn đón không?

Nằm trong top phim mùa dịch được giới trẻ Việt xem nhiều nhất trên ứng dụng Netflix

Mặc dù chỉ là bộ phim chiếu trên nền tảng xem phim trực tuyến nhưng dưới sự “nhào nặn” của đạo diễn Hwang Dong Hyuk - người đứng sau thành công của “Silenced” và “The Fortress”, “Squid Game” lại có quy mô lớn như một bộ phim điện ảnh.

Squid Game hiện đứng top 1 Netflix tại 78/ 83 quốc gia trên thế giới và tiếp tục đứng top 1 phim truyền hình được xem nhiều nhất trên toàn cầu. Không quá ngạc nhiên khi Squid Game được ví là “bom tấn” xứ Hàn ngay từ khi phát hành hôm 17/09 vừa qua.

Tại thị trường Việt Nam, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh căng thẳng, người Việt có xu hướng giải trí nhiều hơn và Netflix là một trong những thương hiệu được người dùng sử dụng với tần suất cao nhất.

“Squid Game” - Bộ phim truyền hình Hàn Quốc đang gây “sốt” trong nước và quốc tế

Nhiều trò chơi dân gian gần gũi với cộng đồng người Việt

Phim xoay quanh việc 456 người cùng tham gia trò chơi. Tất cả đều được lấy cảm hứng từ các trò dân gian của trẻ em Hàn Quốc như hoa dâm bụt nở (tương tự trò một hai ba ở Việt Nam), kéo co, bắn bi... để nhận giải thưởng 45,6 tỉ won (39 triệu USD). Đặc biệt, nếu người chơi thua cuộc hay không chấp hành đúng luật chơi thì sẽ phải đối mặt với cái chết.

Vốn xây dựng dưới thể loại phim sinh tồn, nhưng "Squid Game" không thiên về những cảnh hành động gay cấn mà thay vào đó, thông qua các trò chơi để phản ánh nhiều vấn đề gay gắt của xã hội. 

Trailer bộ phim gây sốt toàn cầu "Squid Game"

Hàng loạt người Việt "chiếm đóng" phần credit của “Squid Game”

Khán giả vô cùng phấn khích, tự hào sau khi phát hiện ra ở phần credit bom tấn “Squid Game” có sự đóng góp của người Việt với vai trò là Digital Artists. Nhiều người còn quyết định ủng hộ phim chỉ vì người Việt.

Thực chất đây không phải lần đầu tiên người Việt góp mặt trong một dự án phim Hàn, trước đó Sweet Game do Netflix sản xuất cũng có sự góp mặt của team đồ họa cực kỳ hùng hậu tới từ Việt Nam. Hay như loạt bom tấn Hàn: Penthouse, Huyền Thoại Biển Xanh, Parasite,... cũng có sự góp mặt của người Việt ở khâu hình ảnh.

Những cái tên người Việt "xâm chiếm" phần credit của bom tấn “Squid Game”

Giới trẻ Việt bắt trend thử thách trò chơi "tách kẹo" tại nhà

Tách kẹo là một trong 6 trò chơi của "Trò chơi con mực". Với vòng chơi này, mỗi người chơi sẽ được cung cấp một hộp kẹo đã đúc sẵn hình dạng và một cây kim. Trong vòng 10 phút, họ phải tách phần kẹo trong khuôn thành công.

Điểm thu hút ở trò chơi này chính là việc cộng đồng mạng có thể tham gia ngay tại chính ngôi nhà của mình. Nguyên liệu để làm ra những chiếc kẹo này khá đơn giản: chỉ cần một ít đường trắng và một vài thìa baking soda.

Trò chơi “Tách kẹo” nhanh chóng được tìm kiếm và trở thành chủ đề hot trên mạng xã hội

Có thể nói sự ra đời của trò chơi này trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh càng khiến nhiều người ủng hộ, bởi người chơi phải cần đến sự kiên trì và cẩn thận để hoàn thành.

@myhuyendaily

Nghiện phim nên phải tham gia trò chơi, hồi hộp quá m.n ạ #squidgame #dalgona#AnCungTiktok

♬ Squid Game - Green Light Red Light - Yovinca Prafika

Xu hướng chế ảnh meme trở nên “nhộn nhịp” hơn bao giờ hết!

Sau khi bộ phim kết thúc, cộng đồng mạng thi nhau chế ảnh từ “Squid Game”, nhiều thương hiệu Việt cũng nhanh tay bắt trend để chớp lấy thời cơ có “1-0-2” này.

Phiên bản tách mã QR tiêm vaccine Covid-19
Phiên bản tách kẹo logo thương hiệu Starbucks (Ảnh: FB N.H)
Thương hiệu Pharmacity nhanh chóng chớp thời cơ “bắt trend” từ “Squid Game”

Thương hiệu học được gì từ chiến dịch truyền thông của “Squid Game”?

Mùa một của "Squid Game"đã kết thúc nhưng cơn sốt ấy dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự thành công của "Squid Game" không chỉ bắt nguồn từ yếu tố kịch bản, âm thanh, góc quay hay dàn diễn viên xuất sắc mà còn ở ngay khâu truyền thông. 

"Squid Game" đã khéo léo sử dụng hình thức Viral Marketing (Marketing lan truyền) trong chiến dịch truyền thông của mình. Ngay từ khi mới phát sóng, bộ phim đã khiến người xem đua nhau bước vào cuộc chiến tranh luận: Ai đúng? Ai sai? Ai đáng lẽ ra phải chết? Tại sao họ phải làm vậy?...

Tiếp nối là hàng loạt các chủ đề thảo luận, tranh cãi về bối cảnh, luật chơi, các diễn viên - nhân vật người chơi... Hay như bây giờ khi bạn lướt các trang mạng xã hội - TikTok hay Facebook sẽ không khó để bắt gặp những video thử thách làm Dalgona Candy hay hình ảnh/âm thanh của con búp bê xoay đầu khổng lồ trong bộ phim. 

Chiến dịch Viral Marketing đã mang về sự thành công lớn cho đoàn phim, chỉ sau vài ngày phát sóng, "Squid Game" đã nhận về những thành tích “khủng”: 

  • IMDB đạt 8.3 
  • Bộ phim Hàn Quốc đầu tiên chạm mốc #1 trên BXH thịnh hành của Netflix 
  • Độ fresh trên Rotten Tomatoes đạt 100% bởi giới chuyên môn và 89% bởi khán giả. 
  • Số điểm trên Douban đạt 7.8 với hơn 61 nghìn lượt đánh giá.

Không quá ồn ào, phô trương nhưng “Squid Game” lại thu hút hàng triệu lượt xem, nhất là với khán giả Việt Nam. Lượng khán giả chia sẻ, thảo luận, tạo thử thách và tham gia thử thách... đã tạo nên Earn Media khổng lồ, khiến mỗi người dùng trở thành một “kênh truyền thông miễn phí” và gia tăng uy tín cho bộ phim. Và đây chính là bài học sinh động về cách truyền thông hiệu quả dành cho mọi tổ chức, doanh nghiệp. 

Thanh Thanh - MarketingAI

>>> Có thể bạn quan tâm: Earned Media là gì? Vai trò của Earned media trong social media marketing

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.