Khoa học kiểm chứng: Top quảng cáo hiệu quả nhất năm 2022

21 Thg 12

Các quảng cáo trong suốt năm 2022 được đánh giá và kiểm nghiệm trên người xem truyền hình vào khung giờ vàng đã hé lộ đâu là quảng cáo hiệu quả nhất!

Neuro-Insight, một công ty phân tích thần kinh sử dụng công nghệ hình ảnh não bộ, đã công bố danh sách 10 quảng cáo hiệu quả nhất theo khoa học thần kinh.

Theo công ty, để xác định những quảng cáo có tác động mạnh nhất, họ đã theo dõi những thay đổi từng giây trên nhiều vùng của não bộ. Chẳng hạn như khả năng ghi nhớ, tác động của thương hiệu, khả năng tạo dựng sự yêu thích, cảm xúc và chú ý để tạo ra “hệ số tác động thần kinh” (NIF). Từ đó, ghi lại xếp hạng về tác động về mặt sáng tạo dựa trên cơ sở dữ liệu là 5.000 quảng cáo được phát triển trong hơn 15 năm nghiên cứu.

Công ty cho biết tất cả các quảng cáo đều được đánh giá trong suốt năm 2022 và đã được thử nghiệm đối với những người xem điển hình của truyền hình vào khung giờ vàng.

Các đoạn quảng cáo có tác động đến thần kinh mạnh nhất và có thể dẫn dắt hành vi trong trương lai, vậy liệu có một mẫu số chung nào để đưa ra công thức thành công không? Cùng Marketing Ai khám phá ngay sau đây.

Quảng cáo Surface Pro 8 của Harvey Norman

Quảng cáo Surface Pro 8 của Harvey Norman đã chèn các yếu tố mang tính chất xây dựng thương hiệu, banner, hình ảnh sản phẩm và thông điệp vào câu chuyện kể về một nghệ sĩ kinh doanh đầy tham vọng để thúc đẩy quá trình mã hóa trí nhớ dài hạn.

Phân đoạn kích hoạt đỉnh thần kinh cao nhất là lúc một vận động viên trượt tuyết với dòng chữ “Trải nghiệm điều tuyệt vời nhất” được định vị một cách chiến lược trước khung thương hiệu chính.

Việc Harvey Norman sử dụng một cách thông minh trong ngữ cảnh của chương trình Olympic đã thúc đẩy mã hóa bộ nhớ tại các thời điểm xây dựng thương hiệu quan trọng khiến chiến dịch này tạo ra hiệu quả rất tốt.

Quảng cáo của Cheer

Đoạn quảng cáo dài 15 giây đạt đỉnh điểm ở phần đầu, phần giữa và phần cuối với cảnh gia đình kích hoạt quá trình xử lý cảm xúc và lôi kéo người tiêu dùng

Hình ảnh miếng phô mai béo ngậy thơm ngon, theo sau là khung thương hiệu tổng thể có gói phô mai trên thớt được bao quanh bởi vụn bánh mì là một cách truyền tải thông điệp thương hiệu quen thuộc và đầy thông minh.

Quảng cáo của công ty bảo hiểm AHM

Đoạn quảng cáo ngắn bao gồm hình ảnh hoạt hình của một nhân vật nói chuyện với ngọn núi cũng được ra mắt vào thời điểm Thế vận hội mùa Đông. Các dấu hiệu thương hiệu riêng biệt cũng được đưa vào và xuất hiện ở mức độ vừa đủ.

Mặc dù rất đơn giản nhưng theo chỉ số, đoạn quảng cáo này đã tạo ra nhiều tác động đến não bộ và thu hút được khán giả chỉ với vài giây.

Dòng sản phẩm mùa hè của McDonald

McDonald luôn có cách để khiến những đoạn quảng cáo, dù là đơn giản nhất, thu hút sự chú ý và tác động đến người xem.

Tổng giám đốc của Neuro-Insight, ông Brian Hill cho hay: “Tính sáng tạo trong mỗi quảng cáo và hiệu quả đầu ra nên được tôn vinh. Điều thú vị là tất cả những quảng cáo tạo ra tác động đến não bộ đều không có điểm chung nào cả!

Tuy nhiên, ông Hill cũng nhận định, các quảng cáo trên đều đạt được mức mã hóa bộ nhớ dài hạn cao. Tức là khán giả có thể ghi nhớ lâu những chi tiết có trong quảng cáo trong thời gian ngắn.

Tú Cẩm - Marketing AI

Theo Branding in Asia

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.