60 thống kê về công cụ tìm kiếm Google trong năm 2019 (Phần 2)

20 Thg 12

Mục Lục

Là một người dùng Internet, chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ gì với Google. Có thể nói Google đã xuất hiện và len lỏi vào trong cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Từ trình duyệt web, nền tảng phát video trực tuyến, thiết bị di động, thế nhưng nơi người ta biết đến Google nhiều nhất chính là thông qua công cụ tìm kiếm. Trong phần 1 của bài viết, MarketingAI đã tổng hợp lại những thông tin liên quan tới công cụ tìm kiếm Google và kết quả tìm kiếm. Trong phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thống kê liên quan tới từ khóa cũng như những sự thật ít ai biết về Google.

>>> Tham khảo thêm: 60 thống kê về công cụ tìm kiếm google năm 2019 (Phần 1)

Thống kê tìm kiếm từ khóa trên Google

37. 8% số tìm kiếm trên Google là dưới dạng câu hỏi

Ngày càng có nhiều người tìm đến Google chỉ tìm câu trả lời cho những câu hỏi rất đơn giản, chứng tỏ sự phụ thuộc vào công cụ này của xã hội ngày càng lớn. Trong đó “là gì” là cụm từ có tần suất sử dụng cao nhất trong năm 2018, ví dụ như “Bitcoin là gì?” hay “Đấu giá là gì?”. Ngoài ra, những câu hỏi hay đi kèm với cụm từ “Làm thế nào” như “Làm thế nào để bỏ phiếu?” và “Làm thế nào để đăng ký quyền bỏ phiếu?”

(Theo Moz, Observer)

Google
(Nguồn: Keyword Tool)

38. Câu hỏi được hỏi nhiều nhất trên Google là “IP của tôi là gì?”

Mọi người thường tìm kiếm gì trên Google? Hóa ra, có gần 3 triệu người trên thế giới đang cố gắng tìm ra địa chỉ IP của chính họ. Đó là chưa kể lượt tìm kiếm những câu hỏi có nội dung tương tự như vậy. Ngoài ra, những câu hỏi thường xuyên được tra cứu khác bao gồm “Bây giờ là mấy giờ?” “Làm thế nào để đăng ký quyền bỏ phiếu?” “Làm thế nào để thắt caravat?” và “Có thể sử dụng nó hay không?”

(Theo Mondovo)

39. Trong năm 2019, từ khóa đắt đỏ nhất của Google là “Nơi cung cấp dịch vụ Internet tại Los Angeles.”

Theo như thống kê tìm kiếm từ khóa của Google, từ khóa này có lượng tìm kiếm hàng tháng là 10 lần, giá CPC toàn cầu của nó là $615. Điều này có nghĩa mỗi khi có ai đấy tìm từ khóa này trên Google, sau đó nhấn vào quảng cáo PPC, thì nhà quảng cáo sẽ bị thu $615 từ Google. 

(Theo Mondovo)

40. Từ khóa đơn đắt đỏ nhất là “bảo hiểm”, với mức giá trung bình là $59 cho một lượt nhấp

24% số từ khóa trong top 10,000 đều sử dụng từ “bảo hiểm” trong câu. Dựa trên số liệu thống kê về lượng từ khóa tìm kiếm, những thuật ngữ khác về tài chính hay pháp chế như “khoản vay”, “thế chấp”, “luật sư” hay “tín dụng” đều có mức CPC cao, dao động từ $36 cho đến $48 mỗi lượt nhấp.

(Theo WordStream)

41. Từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google toàn cầu là “Facebook”

Dựa trên dữ liệu của 6 tháng, năm thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google đều là các thương hiệu. Trong đó đứng đầu là Facebook, theo sau là Youtube, Google, Gmail và Hotmail. Nếu loại đi những tên thương hiệu, bốn từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google sẽ là: thời tiết, bản đồ, dịch thuật và máy tính.

(Theo Mondovo, Siege Media)

42. Quyển sách được tìm kiếm nhiều nhất trên Google là Kinh thánh

Kể từ năm 2003 trở đi, Kinh thánh đã trở thành quyển sách được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, nó cũng nằm trong những tìm kiếm hàng đầu của Google mọi thời đại.

(Theo Econsultancy)

Image result for google question
(Nguồn: Uplabs)

43. Chủ đề được tìm kiếm phổ biến nhất trên Google năm 2018 là giải bóng đá World Cup

Những chủ đề phổ biến được mọi người tìm kiếm thường phụ thuộc vào thời gian và địa điểm. Như vào năm 2018, những chủ đề được tìm kiếm toàn cầu là World Cup, theo sau là Avicii, Mac Miller, Stan Lee và Black Panther. Nguồn cho dữ liệu này là tổng hợp thông tin của tất cả những gì được tìm kiếm nhiều nhất trên Google của nhiều hạng mục khác nhau qua mỗi năm.

(Theo Google Trends)

44. Tần suất sử dụng các tìm kiếm liên quan tới “Cần né tránh gì” hay là “Liệu cái đó đáng giá không” đã tăng 150% và 80%

Thông tin này đã từng được công bố tại Google Marketing Live 2018, cho thấy giờ đây người dùng phụ thuộc như nào vào việc tra cứu trên Google. Họ không chỉ muốn tìm ra những lựa chọn, mà còn muốn tìm ra cái nào tốt, cái nào nên tránh. Chính điều này đã cung cấp thông tin cho các Marketer về việc: Người dùng đang có nhu cầu về những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn.

(Theo WordStream)

45. Những từ khóa lọt top hàng triệu trên Google chỉ chiếm 25% tổng số lượng tìm kiếm diễn ra trên nền tảng này

Theo một thống kê mới đây về tìm kiếm từ khóa trên Google, ngay cả top 10 triệu từ khóa chỉ chiếm thấp hơn 50% số lượt tìm kiếm, trong khi 25% lượng tìm kiếm còn lại diễn ra ngoài top 100 triệu từ khóa.

(Theo Moz)

Google keyword
(Nguồn: unbounce)

46. 50% số tìm kiếm trên Google có độ dài tối thiểu là 4 từ

Điều này cho thấy mức độ quan trọng của những từ khóa dài. Bởi lẽ khi sử dụng những từ khóa dài, có nghĩa người dùng biết chính xác họ cần tìm cái gì. Vì vậy, nếu chiến lược SEO của bạn không nhắm chính xác tới những thuật ngữ này, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều lượt Lead. Đồng thời những từ khóa này sẽ rất dễ xếp hạng, vậy nên đừng bao giờ bỏ lỡ chúng.

(Theo HubSpot)

Những sự thật thú vị về Google

47. Ngày sinh nhật của Google là 27 tháng 9

Một điều thú vị là, vào trước năm 2006, có tới ngày khác nhau được xem là sinh nhật của Google. Tuy nhiên, không ngày nào trong số chúng trùng khớp với ngày doanh nghiệp được thành lập (4/9/1998). Lý do mà ngày 27 tháng 9 được chính thức xem là ngày sinh nhật đầu tiên của Google là vì bức Doodle sinh nhật đầu tiên của Google được đăng tải vào ngày đó vào năm 2002.

(Theo Econsultancy, Telegraph)

48. Google đã thực hiện hơn 200 vụ mua lại trong suốt lịch sử 21 năm

Các công ty công nghệ thông thường sẽ tìm những cách “phi tự nhiên” hơn để tăng trưởng. Đó chính là việc mua lại các doanh nghiệp khác và Google là một trong những công ty nổi bật nhất về điều này. Trong giai đoạn 2010, công ty này thực hiện tới hai vụ mua lại trong mỗi tháng, một trong những phi vụ mua lại nổi bật nhất là: Android (50 triệu đô - 2005), Youtube (1,65 tỷ đô - 2006), DoubleClick (3,1 tỷ đô - 2007), Waze (1,1 tỷ đô - 2013) và Nest (3,2 tỷ đô - 2014)

(Theo CNBC)

49. Doanh thu toàn cầu của Google vào năm 2018 là 136,2 tỷ đô

Con số này đã đánh dấu mức tăng trưởng 23% so với năm 2017 của Google và là bước đột phá lớn so với thời điểm năm 2000 (doanh thu 19,1 triệu đô). Dù sở hữu rất nhiều sản phẩm và dịch vụ, tuy nhiên công cụ tìm kiếm mới là nguồn doanh thu chính của Google. Doanh thu từ quảng cáo và tìm kiếm trên Google đã tạo ra 116,3 tỷ đô cho công ty vào năm 2018. Những doanh thu khác đến từ nguồn nội dung kỹ thuật số, ứng dụng điện thoại trên Google Play Store.

(Theo Statista)

50. Mảng phần cứng của Google dự kiến sẽ tạo ra 19,6 tỷ đô doanh thu vào năm 2021

Các sản phẩm phần cứng mà Google cung cấp bao gồm: Google Home, Pixel, Nest và Chromecast. Trong năm 2018, các sản phẩm này đã mang về cho Google 8,8 tỷ đô doanh thu. Khi nhu cầu về những thiết bị thông minh và giải trí của xã hội ngày càng tăng cao, thống kê từ Google dự kiến mảng phần cứng của công ty sẽ rất tiềm năng và phát triển trong tương lai.

(Theo TechCrunch)

51. Trong tuần đầu của tháng 10/2019, mức vốn hóa của tập đoàn Alphabet là 830,9 tỷ đô

Đây là mức vốn hóa lớn thứ tư trên toàn thế giới, chỉ sau Microsoft (1,062 nghìn tỷ đô), tập đoàn Apple (1,012 nghìn tỷ đô) và Amazon (858,7 tỷ đô). Mức giá cổ phiếu của tập đoàn này luôn có dấu hiệu tăng trưởng trong 5 năm gần đây, chỉ duy nhất trong năm 2018 và đầu năm 2019 thì có dấu hiệu sụt giảm.

(Theo Yahoo Finance)

52. 68,4% nhân viên toàn cầu của Google năm 2019 là nam giới

Mặc dù công ty này luôn tuyên bố rằng ủng hộ sự bình đẳng trong giới tính, dữ liệu đã chỉ ra chỉ có 31,6% số nhân viên tại Google là nữ giới. Thực tế, con số này đã luôn ổn định ở mức này từ năm 2016. Trong năm 2019, số lượng phụ nữ làm việc tại những vị trí quản lý chỉ là 26,1% và 22,9% với những vị trí kỹ thuật.

(Theo Statista)

Open-office-Google-ireland
(Nguồn: officechai)

53. Đợt IPO của Google vào năm 2004 đã chào bán 19,605,052 cổ phiếu với giá là $85 cho mỗi cổ phiếu

Tại thời điểm tháng 10 năm nay, cổ phiếu của tập đoàn Alphabet được giao dịch với mức $1,211 mỗi cổ phiếu. Có nghĩa là, nếu bạn đầu tư $1000 vào cổ phiếu Google hồi năm 2004, thì đến nay số cổ phiếu đó sẽ có giá trị $28,494. Cổ phiếu của tập đoàn này là một trong những cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất trong suốt 15 năm qua, vượt qua cả những công ty đình đám như Amazon, Apple hay Netflix.

(Theo Wikipedia)

54. Tập đoàn Alphabet có 103,459 nhân viên làm việc vào quý đầu năm 2019

Số liệu thống kê đã cho thấy, số lượng nhân viên toàn thời gian tại tập đoàn này chứng kiến một mức tăng trưởng đều đặn trong suốt một thập kỷ qua. Những nhân viên này không chỉ làm việc cho Google, họ còn làm việc cho những tổ chức khác như Calico, X, CapitalG và Sidewalk Labs. Những nhân viên này đang làm việc tại hơn 70 văn phòng trải dài khắp 50 quốc gia trên toàn thế giới. Google cũng được liệt kê vào danh sách những nơi đáng làm việc nhất.

(Theo Wikipedia, Statista)

55. 54,4% số nhân viên tại Google Mỹ vào năm 2019 là người da trắng

Mặc dù Google đã tuyên bố cam kết về việc đa dạng hóa chủng tộc trong cộng đồng nhân viên, tuy nhiên thực tế chỉ có 3,3% số nhân viên tại Google tại Mỹ là người da màu, 5,7% là người Latin và 0,8% là người Mỹ bản xứ. Sau nhóm người da trắng, nhóm chủng tộc lớn thứ hai là người Châu Á, chiếm 39,8% tổng số nhân viên tại Google.

(Theo Statista)

56. Mỗi nhân viên tại Alphabet tạo ra 1,38 triệu đô vào năm 2018

Là công ty công nghệ hàng đầu, Alphabet xếp hạng 4 trong số doanh thu tạo ra theo đầu nhân viên. Vào năm 2018, công ty đứng đầu trong yếu tố này là Netflix, với mỗi nhân viên có thể tạo ra 2,2 triệu đô doanh thu. Hai công ty khác đứng trên Alphabet là Apple (2,01 triệu đô) và Facebook (1,57 triệu đô)

(Theo Statista)

57. Nỗ lực mới nhất của Google về mạng xã hội có tên gọi Shoelace

Theo như những thống kê gần nhất của Google tìm kiếm, Shoelace - một mạng lưới cục bộ cao giúp người dùng tìm thấy những người khác cùng tham gia những hoạt động chung sở thích - hiện đang được thử nghiệm tại khu vực Area 120 của Google. Đây là động thái có phần khiêm tốn hơn của Google sau những thử nghiệm thất bại trước đó về mạng xã hội.

(Theo The Next Web, The Verge)

58. Kể từ 2015, Google đã ưu tiên cho các trang web thân thiện với thiết bị di động để xếp hạng trong các tìm kiếm di động

Hàng năm Google thay đổi đến hàng trăm lần thuật toán của mình, nhưng hầu hết chúng không ảnh hưởng nhiều tới việc xếp hạng các trang web. Tuy nhiên, số liệu thống kê về Google tìm kiếm từ năm 2015 đã cho thấy, công cụ tìm kiếm này đã tạo ra một sự thay đổi lớn vào hồi tháng 4 năm ngoái. Giờ đây các trang web cũng sẽ được xếp hạng khi người dùng tìm kiếm trên điện thoại. Cụ thể, những trang web không sở hữu đường link URL thân thiện với điện thoại đã có mức sụt giảm 21% về lượt tìm kiếm.

(Theo Wikipedia, Affiliate Marketer Training)

59. Vào năm 2018, Google đã chi ra 21,2 triệu đô cho công cuộc vận động hành lang

Đứng trước sự giám sát ngày càng nghiêm ngặt như nhiều ông lớn công nghệ khác, Google đã tăng cường chi tiêu cho những cuộc vận động hành lang của mình. Năm 2018 đánh dấu mức chi tiêu lớn nhất của công ty cho vận động hành lang kể từ năm 2012. Những ông lớn công nghệ cũng có mức chi tiêu đáng kể cho hoạt động này, điển hình như: Facebook (12,62 triệu đô), Amazon (14 triệu đô) hay Microsoft (9,52 triệu đô)

(Theo Engadget)

60. Ủy ban Châu Âu đã phạt Google 1,5 tỷ euro vào tháng 3 năm 2019 vì hành vi lạm dụng trong quảng cáo trực tuyến

Mức phạt này tương đương với 1,65 tỷ đô. Đây không phải lần đầu Google bị Ủy ban Châu Âu buộc tội phạt chống độc quyền. Một sự thật về Google trong quá khứ là công ty này từng chịu án phạt tương tự, cụ thể là 2,4 tỷ euro vào tháng 6/2017 và 4,3 tỷ euro vào tháng 7/2018. Đây là một trong những mức phạt cao nhất trong lịch sử từng được đưa ra bởi Ủy ban Châu Âu.

(Theo Statista)

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã đi qua toàn bộ 60 thống kê về công cụ tìm kiếm Google. Những thông tin này là một minh chứng cho quá trình Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới hiện nay, được hàng trăm triệu (nếu không phải hàng tỷ) người sử dụng hiện nay. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết tiếp theo trên MarketingAI.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo 99firms

   
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.