Tại sao trách nhiệm môi trường lại thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp?

02 Thg 10

Trách nhiệm với môi trường và xã hội luôn là một chủ đề nóng hổi trong nhiều năm gần đây khi thu hút sự quan tâm của không ít người tiêu dùng. Nhiều công ty Việt Nam đã và đang nỗ lực rất nhiều để biến chiến lược này trở thành một trong những chiến lược lâu dài và cốt lõi của doanh nghiệp, khi nó không chỉ góp phần cho sự phát triển của công ty mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh và danh tiếng thương hiệu trên thị trường.

Báo cáo dưới đây của GfK Consumer Life sẽ cho bạn thấy rõ ràng tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các vấn đề môi trường lên cách nhìn nhận của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. 

Tóm tắt bài viết

  • Theo một thông cáo báo chí gửi tới Marketing Dive liên quan đến bài nghiên cứu mới của GfK Consumer Life có tên Green Gauge, 78% người tiêu dùng cho biết các công ty nên áp dụng các chính sách và hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi đó, 44% cho biết Chính phủ mới là người nên đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề đó thay vì các cá nhân.
  • Millennials là thế hệ quan tâm nhiều nhất tới các vấn đề môi trường với 41% người dùng cho biết môi trường đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ ở mọi thời điểm khác nhau. Tỷ lệ này đã tăng vọt tới 13% so với thời điểm khảo sát năm 2010 và cao hơn 10% so với mức trung bình 31% của Hoa Kỳ.
  • Kết quả của báo cáo chỉ ra rằng rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng việc các thương hiệu phải thể hiện trách nhiệm với môi trường là điều tối quan trọng. Ngay cả khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe nghiêm trọng và cấp thiết như COVID-19 hiện nay thì họ vẫn phải đảm bảo và cam kết với người tiêu dùng rằng vấn đề bảo vệ môi trường vẫn không hề suy giảm. Báo cáo của GfK được thực hiện vào mùa xuân năm 2020, với sự tham gia của 36.000 người tiêu dùng từ 15 tuổi trở lên ở 25 quốc gia trên thế giới.

Góc nhìn chuyên sâu

Bất chấp những mối đe dọa liên tục đến từ đại dịch COVID-19 và hệ quả suy giảm kinh tế kéo theo, người tiêu dùng vẫn tin rằng vấn đề bảo vệ môi trường nên được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, theo báo cáo Green Gauge của GfK Consumer Life, tỷ người người dùng cho rằng các vấn đề môi trường nên đặt sau các vấn đề kinh tế hoặc hạnh phúc của người dân đã giảm tới 13%, từ 54% xuống còn 41%.

Theo đó, các rào cản ngăn người dùng mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang giảm xuống. Ví dụ, chỉ 57% người tiêu dùng cho biết sản phẩm xanh quá đắt (so với 67% năm 2010) và chỉ 29% cho biết các sản phẩm thân thiện với môi trường không tốt bằng các sản phẩm khác, giảm 5% so với con số của một thập kỷ trước.

(Nguồn: Vietnam News)

Millennials là thế hệ quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề môi trường. Họ thể hiện sự nhiệt tình lớn nhất đối với các công ty có nhiều hoạt động xanh và có xu hướng chọn mua các sản phẩm xanh như ô tô chạy bằng điện hay đồ gia dụng giúp tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của môi trường lên từng thế hệ là khác nhau, nên suy nghĩ của họ về vấn đề khắc phục cũng sẽ khác nhau. Baby Boomers và phụ nữ thì tin rằng trách nhiệm này thuộc về các công ty và các công ty nên nhanh chóng cải thiện tính thân thiện với môi trường hoạt động sản xuất. Trong khi đó Millennials lại cho rằng Chính phủ mới là người chịu trách nhiệm và họ nên sớm đưa ra những hành động cụ thể.

(Nguồn: Delta)

Nghiên cứu năm nay chỉ ra rằng, chỉ có 24% người tiêu dùng rơi vào nhóm "Jaded" của Green Gauge (nghĩa là hoài nghi sâu sắc với các hành động bảo vệ môi trường của Chính phủ và doanh nghi), so với 38% trong năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ những người thuộc nhóm "Glamour Greens" (tự hào về các hành vi thân thiện với môi trường), tăng 10%, từ 20% lên 30%.

Phát triển bền vững đã được chứng minh là một chiến lược phát triển kinh doanh tốt. Một nghiên cứu năm 2019 do Trung tâm Kinh doanh Bền vững NYU và IRI thực hiện cho thấy các sản phẩm marketing bền vững đóng vai trò quan trọng trong 50% tăng trưởng thị trường giữa các thương hiệu CPG trong giai đoạn 2013-2018. Theo đó, thân thiện với môi trường đã trở thành điểm mấu chốt trong chiến lược marketing của nhiều công ty.

(Nguồn: Internet)

Mặc dù việc các thương hiệu thực hiện quảng cáo về những chiến dịch xanh không còn là điều gì quá mới mẻ, nhưng rõ ràng, đại dịch và lượng cháy rừng kỷ lục đã khiến cho người tiêu dùng vô cùng sốt ruột với các vấn đề môi trường. Khi mà nhiều cảnh báo cho rằng biến đổi khí hậu sẽ có thể khiến đại dịch xảy ra thường xuyên hơn, người tiêu dùng đã nhận ra được tầm quan trọng của các công ty và chính phủ trong việc ứng phó với các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe như hiện nay.

Tensie Whelan, giám đốc Trung tâm Kinh doanh Bền vững NYU Stern, chia sẻ với MarketingDive vào đầu năm nay rằng: “Chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn sự ô nhiễm ngày càng tệ đi chỉ trong một khoảnh khắc, giống như việc bạn có thể dọn sạch bầu trời chỉ trong một đêm. Chúng ta thực sự có thể đổ một số tiền khổng lồ chỉ để giải quyết một vấn đề theo cách mà mọi người nói rằng chúng ta không thể.”

Tô Linh - MarketingAI

Theo Marketingdive

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao các thương hiệu cần coi trọng tính bền vững trong kỷ nguyên của COVID-19?
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.