Tại sao các thương hiệu cần coi trọng tính bền vững trong kỷ nguyên của COVID-19?

15 Thg 05

Những lời kêu gọi hành động vì cộng đồng đang gia tăng nhanh chóng trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch, đồng thời xua tan đi những nỗi lo xoay quanh chi phí và nảy sinh những kỳ vọng cao hơn về các hoạt động nhân văn.

(Nguồn: Anthony Quintano)

Đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp và chính phủ phải đẩy nhanh các hoạt động ở quy mô chưa từng có trong kỷ nguyên hiện đại ngày nay, với việc các công ty bị đóng cửa hàng loạt và các đơn đặt hàng tại nhà đã được kéo dài trong nhiều tháng liền. Một số nhà phân tích tin rằng việc ứng phó với đợt khủng hoảng sẽ giúp xã hội nhìn thấy trước được viễn cảnh mà họ phải ứng phó khi biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra tồi tệ, ngay cả khi trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu không được coi là vấn đề hàng đầu khi mà mối đe dọa về sự tử vọng vì đại dịch đang ở ngay trước mắt.

Nhưng đối với các nhà tiếp thị, biến đổi khí hậu và tính bền vững cần phải được quan tâm cẩn thận vì đó chính là phương tiện mà họ có thể tận dụng để xây dựng niềm tin với công chúng trong thời kỳ bất ổn hiện nay cũng như xây dựng nền móng để chống lại các thảm họa trong tương lai. Các chuyên gia được phỏng vấn cho rằng, đại dịch đã thực sự tạo ra một cơ hội “hiếm có khó tìm” cho các nhà tiếp thị khi họ có khả năng xoay vòng nhanh hơn đối với các chiến lược mang tính bền vững cao.

(Nguồn: RFI)

Khi các lĩnh vực như tính bền vững có xu hướng được quan tâm bởi các thế hệ như millennials và Gen Z thì COVID-19 lại là mối lo ngại của những người tiêu dùng trong các nhóm nhân khẩu học. Điều đó có nghĩa là các thương hiệu có thêm nhiều không gian để tạo ra tác động tới người dùng thông qua những thông điệp mang tính bền vững của họ, và nếu kịp, sự kết nối này có thể tồn tại lâu hơn sau cuộc khủng hoảng và khiến cho nhu cầu tăng trưởng trở lại giành quyền ưu tiên.

"Hiếm khi có một cuộc khủng hoảng nào tạo ra ảnh hưởng sâu sắc với rất nhiều ngành cùng một lúc như vậy”, Julia Wilson, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững toàn cầu của Nielsen đã chia sẻ về dịch bệnh COVID-19 trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây, “Đây là lúc các thương hiệu có thêm cơ hội trong việc xoay chuyển mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với các mục đích khác nhau và cho cộng đồng cũng như người dùng của họ thấy được cách họ đối phó với dịch bệnh hiện nay."

Xoay chuyển mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với các mục đích đa dạng của doanh nghiệp

Các nhà tiếp thị có thể tạo ra một “cú nổ lớn” khi đầu tư vào tính bền vững của doanh nghiệp bất chấp những áp lực kinh tế do đại dịch gây ra, bằng cách tập trung vào động lực khiến cho phát triển bền vững có thể bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai. Nghiên cứu chung được thực hiện giữa Trung tâm nghiên cứu Doanh nghiệp Bền vững của Trường Đại học NYU Stern và IRI cho thấy tính bền vững trong các sản phẩm trên thị trường chịu trách nhiệm tới 50% mức độ tăng trưởng trên thị trường giữa các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh trong giai đoạn 2013-2018. Cũng theo số liệu từ Nielsen, trước khi đại dịch xuất hiện, các thuộc tính hoặc khiếu nại sản phẩm có liên quan đến trách nhiệm xã hội đã tăng lên 8%.

(Nguồn: Internet)

Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các lĩnh vực như sản phẩm bền vững có trở lại được mức phát triển trên trong những tháng tới hay không, nhưng nếu các thương hiệu đi theo đúng hướng thì mức độ quan tâm của người dùng đối với các sản phẩm này cũng sẽ có khả năng tăng cao hơn trước. Điều đáng lưu ý ở đây là mọi người cũng đang hướng tới các doanh nghiệp đang chịu trách nhiệm trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó, các thương hiệu có sự đóng góp lớn cho lợi ích cộng đồng, góp phần vào giải quyết các vấn đề như khủng hoảng khí hậu sau COVID-19 sẽ nhận được càng nhiều sự chú ý của người tiêu dùng.

Wilson cho rằng: “Nếu trước khi đại dịch diễn ra và ngay cả bây giờ, tính bền vững vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ của mỗi doanh nghiệp, thì tất cả những lý do cần thiết để các CMOs và thương hiệu hiểu được tầm quan trọng của điều này và đảm bảo rằng họ sẽ phản hồi lại, không phải là một chiến dịch Marketing rỗng tuếch hay nông cạn, mà với một sự xác thực”.

Các nghiên cứu quan trọng khác liên quan đến xu hướng này đều được đặt dưới góc độ hành vi của người mua sắm. Một nghiên cứu gần đây của Accenture cho thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng có thể bị thay đổi vĩnh viễn bởi đại dịch và xu hướng “tiêu dùng đạo đức” đang gia tăng. 45% số người được khảo sát nói rằng họ đang cố gắng đưa ra những lựa chọn mang tính bền vững hơn và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.

(Nguồn: Internet)

Oliver Wright, Giám đốc điều hành và là người đứng đầu - quản lý thói quen tiêu dùng toàn cầu của Accergy, phát biểu trong một thông cáo báo chí, rằng: Các phát hiện của chúng tôi đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong hành vi người dùng mang tính dài hạn. Những xu hướng chúng ta đã thấy trong vài năm gần đây, nhưng điều đáng ngạc nhiên chính là quy mô và tốc độ - những sự thay đổi từng kéo dài trong vài năm giờ chỉ xảy ra trong vài tuần."

Dấy lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ

Đồng thời, kỳ vọng của người tiêu dùng về tính bền vững có thể sẽ cao hơn trước. Với việc các lệnh ngừng hoạt động được ban hành trên toàn quốc, kết hợp với các gói kích thích kinh tế của chính phủ trị giá hàng nghìn tỷ đô la, có thể xua tan những quan niệm vốn có về những rào cản thường gặp phải trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu bền vững, như chi phí quá cao hoặc cách tiếp cận có hệ thống.

(Nguồn: Entreprenuer)

Shahla Hebets, người sáng lập đồng thời là CEO của công ty tư vấn tiếp thị kỹ thuật số Think Media Consulting, nói với Marketing Dive trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng: “Người tiêu dùng sẽ khắt khe hơn với những thương hiệu áp dụng tính bền vững vào trong hoạt động kinh doanh một cách thờ ơ. Họ thực sự kỳ vọng các doanh nghiệp nên đưa ra cách tiếp cận toàn diện hơn thế.”

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng cảnh báo do đại dịch gây ra có khả năng làm tăng sự phổ biến của Cause marketing (là hình thức Marketing dựa trên mục đích cao đẹp, liên quan đến các nỗ lực được thực hiện phối hợp giữa một doanh nghiệp và một tổ chức phi lợi nhuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi), đồng thời thúc đẩy các giải pháp thực tế chạm đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh, từ thiết kế sản phẩm cho đến cách thức đối xử với nhân viên tuyến đầu. Điểm mấu chốt ở đây là các doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên các kế hoạch hành động vì mục tiêu bền vững trên toàn tổ chức.

Hebets nói: "Người tiêu dùng biết rằng bạn có thể tạo ra nhiều điều ý nghĩa hơn dựa trên những gì bạn có thể làm trong đại dịch. Bạn cần thay đổi toàn bộ công việc kinh doanh của công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả. Theo đó, quan điểm về việc cho rằng bạn không có đủ khả năng để làm điều đó sẽ hoàn toàn biến mất.”

Đại dịch xảy ra khiến các doanh nghiệp buộc phải có những thay đổi trong hệ thống, đặc biệt là sự gián đoạn do vận chuyển kéo dài, chuỗi cũng ứng và các hình thức tiêu thụ nhất định, những tác động tích cực đến môi trường đã trở nên rõ ràng. Một số phân tích của Axios cho thấy, lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm tới 6% trong năm 2020 - và đây được coi là lần giảm lớn nhất trong lịch sử.

"Chúng tôi nhận thấy rằng bạn có thể ngăn chặn sự ô nhiễm ngày càng tệ đi chỉ trong một khoảnh khắc, và bạn cũng có thể dọn sạch bầu trời chỉ trong một đêm", ông Tensie Whelan, giám đốc Trung tâm Phát triển doanh nghiệp bền vững thuộc Đại học NYU Stern chia sẻ với Marketing Dive. "Bạn thực sự có thể đổ một số tiền khổng lồ chỉ để giải quyết một vấn đề theo cách mà mọi người nói với chúng tôi rằng chúng ta không thể.”

(Nguồn: Grist)

Vấn đề môi trường và câu chuyện về đại dịch COVID-19 dường như ngày càng có những mối liên hệ vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là một khi các doanh nghiệp giải quyết được một vấn đề thì cũng có thể làm giảm bớt nguy cơ của vấn đề còn lại. Ngược lại, nếu họ không làm gì cả, có thể sẽ khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn theo cấp số nhân.

Các chuyên gia đến từ Tổ chức Liên Chính quyền về Nền tảng Chính sách Khoa học về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái gần đây đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về việc môi trường đang tiếp tục bị suy thoái, do các hoạt động như phá rừng, khai thác và canh tác thực vật tràn lan cũng như việc săn bắt động vật hoang dã diễn ra liên tục. Điều này sẽ khiến cho các thảm họa thiên nhiên như đại dịch COVID-19 diễn ra thường xuyên hơn, nguy hiểm hơn và gây thiệt hại nhiều hơn cho nền kinh tế trong tương lai.

"Đó là mấu chốt thực sự của thách thức này: Ngay bây giờ, chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vậy làm thế nào để bạn có thể bào chữa cho việc đầu tư vào một cái gì đó - tựa như một hành tinh có tính bền vững sẽ là một điều nên làm trong tình cảnh này?" Hebets nói. "Nhưng sự thật là việc bỏ qua tính bền vững còn tốn kém hơn nhiều so với việc đầu tư vào nó ngay bây giờ. Vì như thế thì các phương trình kinh tế sẽ bị đảo lộn."

Thay đổi mô hình bền vững

Giống như cách mà các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất đã được thúc đẩy nhờ đại dịch COVID-19, quy trình Marketing liên quan đến tính bền vững cũng sẽ cần được đầu tư dưới góc độ chiến thuật nếu muốn đạt được thành công. Dựa vào insight sẵn có của thị trường truyền thống là một thách thức, vì đại dịch đã gây ra những thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người dùng, những thay đổi đã làm lu mờ giá trị của các dữ liệu trước đó. Đồng thời, cách chuyên gia cũng cảnh báo rằng, các phương pháp cũ của mô hình và sản xuất có thể trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng.

Christine Arena, người sáng lập đồng thời là CEO của Generous, một công ty tiếp thị và sản xuất tập trung vào các chiến dịch Cause Marketing cho biết: "Những xu hướng này đang thay đổi nhanh hơn nhiều so với những gì tôi dự liệu về marketing, về thương hiệu, về tính bền vững và cả về trách nhiệm xã hội mà các doanh nghiệp đã từng quen thuộc trước đây. Chính vì thế, họ sẽ phải có những chính sách đổi mới siêu nhanh và liên tục thay đổi theo thời đại."

(Nguồn: Global Souring Council)

Một số nhà tiếp thị cũng đã bắt đầu thực hiện những thay đổi dựa trên mục đích mới của doanh nghiệp, nhưng có lẽ tốc độ và sự gắn kết giữa các bộ phận có lẽ cần phải ưu tiên cao hơn nữa. Tháng 4 vừa qua, Procter & Gamble đã tuyên bố sẽ cho ra mắt các ống giấy cho các nhãn hiệu Old Spice và Secret với mục đích giảm thiểu việc dùng đồ nhựa. Chuỗi nhà hàng Dunkin ''tuần này cũng cho biết họ đã hoàn thành việc chuyển đổi từ cốc xốp polystyrene sang ly giấy hai mặt nhằm đáp ứng được Tiêu chuẩn về Sáng kiến ​​Lâm nghiệp bền vững. Công ty tuyên bố rằng  việc thay đổi sẽ giảm thiểu khoảng 1 tỷ cốc bọt thải ra hàng năm.

(Nguồn: Environmental Leader)

Trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả ngành bán lẻ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ hơn trong các lựa chọn về tái chế hoặc tái sử dụng đồ đóng gói hay bao bì.

"Người tiêu dùng sẽ chờ đợi vào chất lượng của sản phẩm cũng như tuổi thọ của chúng. Những thứ thực sự gây ấn tượng đó là các hàng hóa dùng một lần", Arena nói. "Mọi người sẽ xác định lại mối quan hệ mà họ vẫn luôn tìm kiếm với một doanh nghiệp nào đó, và tự hỏi rằng: Thương hiệu này có đóng một vai trò ý nghĩa trong cuộc sống của tôi không?"

Rào cản mới trong chặng đường tiến tới thành công của sự bền vững

Các ngành nghề đang phải trải qua khủng hoảng trong thời điểm hiện nay đã tạo ra những mâu thuẫn mới liên quan đến tính bền vững - điều mà các thương hiệu sẽ cần phải tranh luận.

Hai xu hướng chính - là thói quen vệ sinh sạch sẽ và sự phụ thuộc nặng nề vào thương mại điện tử - sẽ tiếp tục tồn tại sau đại dịch . Những lĩnh vực này có nhiều điểm mâu thuẫn với tính bền vững, vì hàng hóa vận chuyển khi sử dụng thương mại điện tử, có thể đi kèm với sự phong phú của bao bì. Và nhiều sản phẩm làm sạch, từ các sản phẩm tẩy rửa cho đến các thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết như khẩu trang và găng tay sẽ chỉ được sử dụng một lần.

"Đã có một số tranh cãi xoay quanh việc hồi sinh các sản túi nhựa dùng một lần trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch và những lo ngại về vệ sinh sạch sẽ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm hình thức tiêu thụ này", Kristina Rogers, người đứng đầu bộ phận tiêu dùng toàn cầu tại Ernst & Young đã nói trong một email gửi bình luận cho Marketing Dive gần đây.

Ngoài ra, theo Rogers, một số trường hợp cũng có thể xảy ra theo xu hướng này: "Điều này sẽ mang lại áp lực về tài chính cũng như môi trường - mà theo đó, sẽ thúc đẩy những đổi mới hướng tới các sản phẩm bền vững và có khả năng tái sử dụng. Mọi người đã phải sử dụng lại các sản phẩm, kiểm soát mức độ sử dụng hay đưa ra các cách tái sử dụng mới để thích nghi với cuộc sống mới, trong đó việc tái sử dụng được đánh giá là đem lại hiệu quả tích cực hơn là vứt bỏ mọi thứ đi chỉ sau một lần sử dụng."

(Nguồn: baoquocte)

>> Xem thêm: Vì sao nội dung do người tạo (UGC) lại là trọng tâm hậu đại dịch Covid19?

Một vấn đề khác cũng quan trọng không kém mà các nhà tiếp thị cần phải giải quyết đó là chi phí. Theo Whelan, các thương hiệu đã tăng chi phí cho các sản phẩm được dãn nhãn “bảo vệ môi trường, vì tính bền vững”, nhưng mức giá cao hơn đó không phản ánh chi phí sản xuất và nhà cung cấp thực tế. Đó là một mô hình cao cấp có thể cần phải được thực hiện để duy trì đà phát triển bền vững và giành được lợi thế trước nhu cầu đang tăng lên sau những gì đã diễn ra trong cuộc suy thoái sâu sắc này.

Vào tháng Tư, Ernst & Young đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy 27% người dùng toàn cầu được khảo sát đã rơi vào tình trạng phải cắt giảm chi tiêu - tức là họ buộc phải siết chặt chi tiêu do tình hình kinh tế khó khăn, và nhiều người bị sa thải hoặc bị buộc cho thôi việc. Và E&Y nhận thấy rằng, nhóm này có thể tiếp tục giảm chi tiêu trong những tháng tới, và nhìn chung, là ít quan tâm hơn tới các thương hiệu.

"Điều tôi hy vọng và mong đợi, là các thương hiệu sẽ đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp hơn với những giá trị thực sự mà phát triển bền vững đem lại.” Whelan nói. "Tính bền vững sẽ luôn là lĩnh vực có được sự tăng trưởng cao nhất ngay cả khi mức phí bảo hiểm lớn. Nếu các công ty muốn giành được lợi thế trong cuộc chơi này, tất cả những gì họ cần làm là giảm phí bảo hiểm để có thêm cơ hội gia tăng thị phần cũng như lòng trung thành của thị trường."

Tô Linh - MarketingAI

Theo Marketingdive

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.