Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
Email: marketingai@admicro.vn
  • E-Magazine
  • Từ điển marketing
  • Cho nhà quản lý
Marketing Admicro
admicro
vccorp
No Result
View All Result
giới thiệu về marketingai
  • Home
  • Marketing News
  • PodcastNew
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight
MarketingAI
No Result
View All Result
Home Kiến thức Marketing

Supply Chain là gì? Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao?

Bởi Khánh Khiêm - Admin*
03/10/2022
trong Kiến thức Marketing
0

Bạn có biết trong kinh doanh Supply Chain là gì không? Đây là một trong những hoạt động giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược hiệu quả. Ngoài ra Supply chain còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý Supply chain tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế trên thị trường cũng như vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy định nghĩa Suppy chain là gì? Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao? Tất tần tật các thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Mục lục: Ẩn
1 Định nghĩa Supply Chain là gì?
2 Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp
3 Các vị trí trong ngành Supply Chain
4 Mô hình Supply Chain là gì?
5 Quản trị Supply Chain – chuỗi cung ứng
6 Mức lương của ngành Supply Chain
7 Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Định nghĩa Supply Chain là gì?

Supply chain hay còn được dịch ra là Chuỗi cung ứng. Đây là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng đến tay người dùng. Nó là kết quả của nỗ lực từ các tổ chức trong việc đưa các chuỗi hoạt động này thành công. Còn theo định nghĩa của Lee & Bilington, Supply chain là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm và thông qua các hệ thống phân phối chuyển tới tay người tiêu dùng.

Định nghĩa Supply Chain là gì?

Supply Chain là gì? Supply Chain nghĩa là gì? (Nguồn:Vakaxa)

>> Xem thêm thông tin liên quan: Chuỗi giá trị là gì

Theo định nghĩa của Ganeshan & Harrison thì Supply chain là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”.

Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp

Nắm rõ thông tin khái niệm Supply Chain là gì, chúng ta có thể thấy supply chain có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, gia tăng độ phủ trên thị trường, mở rộng chiến lược marketing và giúp doanh nghiệp vươn xa.

Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp

Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp (Nguồn: Kỹ năng xuất nhập khẩu)

Quản lý chuỗi cung ứng có mặt trong tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ hoạch định, quản lý quá trình tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… tới việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu qủa sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp, có cơ hội vượt trội hơn so với đối thủ trên thị trường.

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng góp phần đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ở đầu vào của sản phẩm, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng giúp cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đem về doanh thu lợi nhuận cao cho công ty.

Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng tốt còn góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động logistics (hậu cần), phân phối hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ mới” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Các vị trí trong ngành Supply Chain

Dựa trên 1 mô hình chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch – Sản xuất – Tìm nhà cung cấp và phân phối để phân chia các vị trí trong ngành Supply Chain thành 3 nhóm công việc với vị trí tương ứng như sau:

Nhóm công việc liên quan đến lập kế hoạch, bao gồm các vị trí: Supply Chain Planner, Demand Planner, Production Planner, Capacity Planner, Logistics Resource Planner và Load Planner.

Nhóm công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, bao gồm các vị trí: giám sát, trưởng phòng, giám sát chất lượng sản phẩm, trưởng phòng mua hàng, trưởng phòng chất lượng, nhân viên, nhân viên tìm kiếm nguồn hàng, nhân viên quản lý tồn kho và mua hàng, nhân viên thu mua…

Nhóm công việc liên quan đến hoạt động luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin bao gồm các vị trí: Nhân viên lái xe vận hành hàng hóa, nhân viên phân chia đơn hàng, nhân viên lái xe, nhân viên chứng từ, nhân viên phục vụ khách hàng, nhân viên sales, kế toán…

Mô hình Supply Chain là gì?

Nằm lòng định nghĩa chuỗi cung ứng – Supply Chain là gì, bây giờ đây hãy cùng tham khảo mô hình Supply Chain được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay.

Mô hình chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp sử dung nhiều nhất hiện nay là mô hình SCOR (Supply – Chain Operations Reference) hay còn hiểu là mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này sẽ đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng có thể mang lại, đây là một mô hình tham chiếu quá trình quản trị chuỗi cung ứng trải rộng từ nhà cung cấp cho đến khách hàng, bao gồm các hoạt động chính như: thực hiện giao hàng, thực hiện đơn hàng, chi phí của việc bảo hành, quá trình gửi trà hàng hóa, sản xuất linh hoạt,…

Mô hình SCOR dựa trên ba nguyên tắc chính: mô hình hóa quá trình/tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Có 5 khối xây dựng mô hình hóa quy trình riêng biệt cho mô hình SCOR:

  • Lên kế hoạch (Plan): Đây là các quy trình liên quan đến lập kế hoạch cung và cầu. Các tiêu chuẩn phải được thiết lập để cải thiện và đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng. Các quy tắc này có thể mở rộng sự tuân thủ, hàng tồn kho, vận chuyển và tài sản.
  • Nguồn (Source): Bước này trong mô hình SCOR bao gồm bất kỳ quy trình mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu (thực tế hoặc theo kế hoạch). Mua lại vật liệu và tìm nguồn cung ứng cho cơ sở hạ tầng được kiểm tra để xác định cách quản lý mạng lưới nhà cung cấp, hàng tồn kho, hiệu suất của nhà cung cấp và thỏa thuận. Giai đoạn này sẽ giúp bạn lập kế hoạch khi nào nhận, xác minh và chuyển giao một sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
  • Thực hiện (Make): Để đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế, đây là quá trình sản phẩm được chuyển đổi sang trạng thái cuối cùng. Bước này đặc biệt quan trọng trong các ngành sản xuất và phân phối, và giúp trả lời các câu hỏi về make-to-order (sản xuất chỉ bắt đầu sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đã có sẵn thiết kế và thông số cố định để sản xuất) hay make-to-stock (sản xuất dựa trên việc kết hợp hàng tồn kho với nhu cầu của người tiêu dùng) hay engineer-to-order (sản xuất trong đó sản phẩm được thiết kế, chế tạo toàn bộ từ đầu và hoàn thành sau khi nhận được đơn đặt hàng). Phần “thực hiện” của quy trình bao gồm các hoạt động sản xuất, đóng gói, trình bày và phát hành sản phẩm. Nó cũng liên quan đến mạng lưới sản xuất và quản lý thiết bị và phương tiện.
  • Giao hàng (Deliver): Là bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc đưa sản phẩm ra ngoài, từ quản lý đơn hàng và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển. Bước này cũng liên quan đến dịch vụ khách hàng và quản lý tổng thể vòng đời sản phẩm, hàng tồn kho thành phẩm, tài sản và yêu cầu nhập / xuất.
  • Trả lại (Return): Bước cuối cùng này tập trung vào tất cả các sản phẩm được trả lại – vì bất kỳ lý do nào. Các tổ chức phải được chuẩn bị để xử lý việc trả lại các sản phẩm, container và bao bì bị lỗi. Quá trình hoàn trả liên quan đến việc áp dụng các quy tắc kinh doanh, trả lại hàng tồn kho, tài sản và các yêu cầu quy định khác. Bước cuối cùng này trực tiếp liên quan tới hỗ trợ và theo dõi khách hàng sau giao hàng.

Mô hình Supply Chain là gì?

Mô hình SCOR là gì? Mô hình Supply Chain là gì?

Mô hình SCOR không cố gắng giải thích mọi quy trình hoặc hoạt động kinh doanh. Như trong tất cả các mô hình kinh doanh, có một phạm vi cụ thể mà mô hình SCOR nhắm đến, bao gồm các phân đoạn sau:

  • Tương tác khách hàng: Toàn bộ quá trình quan hệ khách hàng, từ khi đặt đơn hàng đến thanh toán hóa đơn.
  • Giao dịch sản phẩm: Tất cả sản phẩm, từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng, bao gồm thiết bị, vật tư, sản phẩm số lượng lớn, v.v.
  • Tương tác thị trường: Từ sự hiểu biết về nhu cầu, đến việc hoàn thành mọi đơn hàng.

Trọng tâm của SCOR cũng có thể được xác định và đo lường trên 3 cấp độ chi tiết của quy trình như sau:

  • Cấp độ 1: Xác định Phạm vi – địa lý, phân khúc và bối cảnh
  • Cấp độ 2: Cấu hình của chuỗi cung ứng
  • Cấp độ 3: Chi tiết yếu tố quy trình – xác định các hoạt động kinh doanh chính trong chuỗi.

Quản trị Supply Chain – chuỗi cung ứng

Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao? Đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Sau khi nắm rõ khái niệm, vai trò và mô hình Supply Chain là gì, bây giờ hãy cùng xem những công việc trong quản lý chuỗi cung ứng để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Bao gồm việc lên kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến mua hàng, sản xuất/chế tạo và các hoạt động logistics. Đặc biệt, quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phối hợp và hợp tác với các đối tác trong chuỗi bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ logistics, và khách hàng.

Việc quản trị chuỗi cung ứng thường phức tạp, yêu cầu sự gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty và các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng, việc hợp tác này gồm cả khách hàng và nhà cung cấp. Trong nhiều trường hợp, bạn còn cần thêm sự hỗ trợ của các công cụ và phần mềm để việc quản trị chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Quản trị Supply Chain - chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang đến những kết quả tốt trong kinh doanh như:

  • Chi phí cho chuỗi cung ứng có thể giảm xuống từ 25 đến 50%
  • Lượng hàng tồn kho có thể giảm xuống từ 25 cho đến 60%
  • Độ chính xác trong quá trình dự báo sản xuất có thể tăng lên từ 25 cho đến 80%
  • Cỉa thiện vòng cung từ đơn hàng từ 30 đến 50%
  • Lợi nhuận sau thuế có thể tăng lên đến 20%

Mức lương của ngành Supply Chain

Theo thống kê mức lương của ngành Supply Chain tại Việt Nam cao hơn so với mặt bằng chung. Tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm mà mức lương có sự chênh lệch đáng kể

Đối với vị trí cấp nhân viên, yêu cầu ít kinh nghiệm thì mức lương dao động khoảng 5-9 triệu/tháng. Đây là một ưu điểm nổi trội là cho dù bạn có học trái ngành, không được đào tạo chính quy thì vẫn dễ dàng tìm kiếm được việc làm trong ngành Supply Chain.

Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương cũng theo đó mà tăng lên. Tại các vị trí cao cấp và trưởng nhóm, mức lương sẽ tăng đáng kể, rơi khoảng 9-15 triệu/tháng.

Những vị trí thuộc cấp quản lý trong ngành Supply Chain có mức lương bình quân khoảng 15-23 triệu/tháng. Tuy nhiên, theo Uptalent được biết, có những công ty chi trả cho những vị trí này mức lương lên tới 80 – 100 triệu / tháng

Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Hiểu rõ về việc quản lý Supply Chain là gì, tiếp theo hãy cùng xem nó có gì khác so với Logistics nhé.

Logistics bao gồm các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định trong khi đó Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty và các đối tác. Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho còn Supply Chain Management còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính & dịch vụ khách hàng. Cụ thể: 

Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Logistics là gì? Logistics khác gì supply chain? 

>> Xem thêm chi tiết: Khái niệm Logistics là gì

Nhìn chung Logistics là một phần của Supply Chain Management. Hai hoạt động này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau Supply Chain cũng giúp Logistics liên kết được với các bộ phận khác nhau: Vận Chuyển (Transportation); Kho (Storage)… đảm bảo hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao.

Tổng kết

Như vây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tất cả các thông tin về Supply Chain – chuỗi cung ứng. Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã hiểu được Supply Chain là gì đúng không nào?. Trong xu thế hiện nay, khi ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài đổ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt. Thì cũng là lúc mở rộng thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu. Vì thế việc quản trị chuỗi cung lại càng trở nên cần thiết và là hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn bởi những lợi ích to lớn mà nó mang về cho các doanh nghiệp. Hiểu được chuỗi cung ứng – Supply Chain là gì, mong rằng các doanh nghiệp Việt có thể ứng dụng và quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phương Thảo – MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá post
Khánh Khiêm - Admin*

Khánh Khiêm - Admin*

SEO Manager | MarketingAI Tôi là Khánh Khiêm, hiện là SEO Manager tại MarketingAI chuyên trang về marketing, truyền thông được vận hành bởi Vccorp. Với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và digital marketing nói chung. Tôi hy vọng kiến thức của tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích thúc đẩy chiến lược marketing cho doanh nghiệp bạn.

Tin liên quan

bẫy tăng trưởng là gì

Bẫy tăng trưởng là gì? Mách bạn 3 bí quyết sống còn để vượt qua cái bẫy nguy hiểm

12 giờ ago
mô hình freemium

Mô hình Freemium là gì? Cách triển khai mô hình thành công

2 ngày ago
Mascot là gì

Mascot là gì? Quy trình để thiết kế mascot thương hiệu nhanh chóng

6 ngày ago
võ hà linh là ai

Hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Võ Hà Linh: từ thuở cơ hàn đến “chiến thần” review mỹ phẩm

1 tuần ago
chi phí bán hàng là gì

Chi phí bán hàng là gì? Phá đảo doanh thu với 3 phương pháp tiết kiệm chi phí

1 tuần ago
diem thi nganh marketing 2023 la bao nhieu

Điểm thi ngành marketing 2023: liệu có “lạm phát” điểm đại học?

2 tuần ago

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất:

Bẫy tăng trưởng là gì? Mách bạn 3 bí quyết sống còn để vượt qua cái bẫy nguy hiểm

30/03/2023

31 số liệu về Influencer Marketing dự đoán sẽ “làm mưa, làm gió” năm 2023

30/03/2023

Pepsi trình làng diện mạo logo mới sau 12 năm: Siêu phẩm hot nhất mọi thời đại

29/03/2023

Sóng ngầm ở Traveloka: Lặng sẽ sa thải nhân sự trên nhiều thị trường, COO cũng dứt áo ra đi

29/03/2023

Từ MV “Thị Mầu” của Hòa Minzy đến câu chuyện khai thác chất liệu văn hóa, truyền thống dân gian vào trong âm nhạc đại chúng hiện nay

29/03/2023

Mô hình Freemium là gì? Cách triển khai mô hình thành công

28/03/2023
logo-marketingai-trang
MarketingAI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
–

Logo admicro và vccorp

Điều khoản

– Về chúng tôi

– Liên hệ

– Chính sách bảo mật

– Điều khoản sử dụng

DMCA.com Protection Status

Kết nối với MarketingAI

Facebook

Youtube

Telegram

Twitter

Thông tin liên hệ

Email: marketingai@admicro.vn

Điện Thoại: 0896.43.1468

Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing News
  • Podcast
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.