Sự kiện ảo - tương tác thật: mẹo làm chủ virtual event

26 Thg 09

Sự phát triển của các sự kiện ảo không hề dừng lại dù tình hình xã hội đã quay về với trạng thái bình thường mới. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp, thương hiệu vẫn đầu tư để nâng tầm các sự kiện ảo - virtual event bởi nhận thấy lợi ích thực sự từ loại hình sự kiện này.

Dành được sự chú ý của mọi người là một chuyện nhưng để các khán giả luôn giữ được sự tập trung xuyên suốt sự kiện lại là một chuyện khác. Chắc chắn phía ban tổ chức sẽ không hy vọng khi đã bỏ nhiều tài nguyên để đầu tư cho sự kiện ảo mà lại không thu được kết quả như ý, ở đây là sự tương tác với khán giả trong sự kiện.

Những yếu tố khiến khán giả xao nhãng có thể kể đến như nội dung nhàm chán, người dẫn không đủ cuốn hút, thiếu thời gian tương tác,... Theo Zachary Bosin - Phó Chủ tịch Marketing sản phẩm và phát triển tại BlueJeans của Verizon - cần nắm được cách để làm chủ các sự kiện ảo. Bởi theo ông: “Thế giới sẽ không quay trở về thời kỳ trước đại dịch nữa. Các sự kiện quay trở lại cần được tiếp tục thay đổi theo nhịp dịch chuyển đó.”

Dưới đây là một số cách để thu được tương tác thật trong các virtual event.

Hãy thích nghi

Mọi sự kiện, yếu tố quan trọng nhất là khả năng tương tác với những người khác, kể cả với những sự kiện số. Tương tác sẽ đính kèm với những thay đổi và khi dự đoán được chính xác những khả năng sẽ diễn ra, thương hiệu sẽ làm chủ những thử thách.

Thích nghi trong các sự kiện ảo

Cùng sự phát triển của virtual event, quá trình học để thích nghi với các thay đổi là rất quan trọng.

Để đẩy mạnh tương tác, khả năng thích nghi nằm ở việc liệu ban tổ chức có thể biến đổi nội dung chương trình theo đúng hướng khán giả thấy hấp dẫn hay không. Hãy thúc đẩy tính năng trò chuyện, thăm dò ý kiến và mọi công cụ tương tác có thể và dựa vào đó, nắm bắt được ý thích của khán giả theo thời gian thực. Điều này sẽ giúp các sự kiện định hình nội dung một cách linh hoạt xuyên suốt sự kiện, tuy có thể có nhiều nguy cơ hơn với những kịch bản sự kiện được cố định sẵn nhưng hiệu quả mang lại cao hơn gấp nhiều lần.

Lựa chọn đúng hình thức biểu đạt cho virtual event

Hiện nay, có vô số doanh nghiệp đang tìm kiếm những công nghệ phù hợp để áp dụng cho các sự kiện ảo. Năm 2021, 85% những người được khảo sát cho biết họ phải đối mặt với áp lực từ các nhân viên và khách hàng trong việc cải thiện hiển thị cho sự kiện. Vậy làm thế nào để lựa chọn đúng công nghệ cho các sự kiện ảo?

Với vài bước đơn giản như sử dụng logo, phông nền, màu sắc, các thương hiệu đã có thể dễ dàng nâng tầm các sự kiện trực tuyến. Làm thương hiệu cho một virtual event là cách tốt nhất để tăng độ nhận diện, tính chuyên nghiệp và hình ảnh cho sự kiện ngay từ đầu.

Tính thương hiệu trong mỗi virtual event giúp mang lại độ nhận diện cao, dễ lan tỏa đến số đông.

Tính thương hiệu trong mỗi virtual event giúp mang lại độ nhận diện cao, dễ lan tỏa đến số đông.

Nếu sự kiện của bạn có nhiều hoạt động, bạn có thể thử chọn cách làm nổi bật những người sẽ thuyết trình trong sự kiện với màn hình động, thêm nhiều banner, sticker,... và tận dụng những tính năng sẽ giúp người xem điều hướng sang sản phẩm, website của bạn hơn.

Tương tác trực tiếp với khán giả

Với digital marketing, lợi ích đến từ việc có thể mang tương tác trực tiếp đến với thế giới số. Tức là, với các khán giả tham gia event, họ thường tương tác trực tiếp bằng các hoạt động giơ tay phát biểu, trò chuyện trực tiếp với người dẫn, đặt câu hỏi và hòa mình vào không khí của sự kiện. Toàn bộ các yếu tố này được coi là điểm thu hút khán giả nhất tại một sự kiện ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Với các sự kiện ảo, có thể các tương tác trực tiếp thay vì bị giới hạn, nên được thể hiện theo một phương thức khác. Ví dụ như bình luận đặt câu hỏi, thăm dò ý kiến, tham gia trả lời để nhận quà tặng đặc biệt hoặc gọi điện đến hotline của sự kiện,...

Tương tác trực tiếp với khán giả được coi là bước khó nhất nhưng cũng hiệu quả nhất trong các sự kiện.

Tương tác trực tiếp với khán giả được coi là bước khó nhất nhưng cũng hiệu quả nhất trong các sự kiện.

Đặc biệt, với các chuyên gia trong tổ chức sự kiện ảo, việc tìm giải pháp để tạo ra tương tác với khách hàng có thể giúp duy trì độ quan tâm của khán giả trong suốt quá trình diễn ra. Nhất là với các mốc quan trọng của sự kiện, ban tổ chức nên tạo ra các mục thăm dò để níu chân người xem lâu hơn.

Người chịu trách nhiệm kiểm duyệt sự kiện có thể cho phép khán giả đặt câu hỏi và những câu hỏi về chủ đề được quan tâm nhất sẽ xuất hiện trên màn hình như một chủ đề bàn luận tiếp theo.

Các hoạt động tương tác này giúp người tham dự có cơ hội kết nối với từng phần hơn và được lắng nghe nhiều thông tin hữu ích hơn.

Kết

Với sự sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi và thích ứng nhanh, cùng với công nghệ phù hợp và mong muốn giữ kết nối trực tiếp với khán giả, không có để các marketer có thể giữ chân khán giả trong các sự kiện ảo.

Bí quyết nằm ở việc liên tục thăm dò, trao đổi với chính các nhóm khán giả mục tiêu của các virtual event để đảm bảo rằng mỗi sự kiện được tổ chức đều sẽ nhắm trúng mục tiêu và độ thành công như mong đợi.

Tú Cẩm - Marketing AI

Theo Social Media Today

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.