Thứ Năm, Tháng Hai 2, 2023
Email: marketingai@admicro.vn
  • E-Magazine
  • Từ điển marketing
  • Cho nhà quản lý
Marketing Admicro
admicro
vccorp
No Result
View All Result
giới thiệu về marketingai
  • Home
  • Marketing News
  • PodcastNew
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight
MarketingAI
No Result
View All Result
Home Cho nhà quản lý

Nhãn hiệu và thương hiệu: Đâu là “ranh giới” của sự khác biệt?

Bởi Lương Hạnh
08/11/2022
trong Cho nhà quản lý
0

Hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu thường hay bị người nói, người viết nhầm lẫn và sử dụng một cách lẫn lộn do chưa hiểu được hết ý nghĩa của nó. Vậy thực sự thương hiệu và nhãn hiệu có sự khác nhau không? Chúng được sử dụng trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây MarketingAI sẽ đưa ra một số tiêu chí giúp các bạn phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu một cách đơn giản nhất.

Mục lục: Ẩn
1 Nhãn hiệu và thương hiệu là gì?
2 Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào?
2.1 1. Tính hữu hình
2.2 2. Cách tiếp cận và bảo hộ
2.3 3. Giá trị
2.4 4. Sự hình thành
2.5 5. Tính lâu bền

Nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

  • Theo định nghĩa của WIPO (tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) thì thương hiệu (Brands) có thể là dấu hiệu hữu hình và vô hình, đặc biệt là để nhận biết một sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi cá nhân hoặc một tổ chức thứ 3 khác.
  • Còn nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Về cơ bản, định nghĩa để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu là khác nhau. Ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu như thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Cif, Comfort, Omo…hay thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, Quaker Oats, 7-Up, Lay’s Potato Chips,.. Nhãn hiệu chỉ là những yếu tố để cấu thành thương hiệu. Nhãn hiệu được coi là những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp.

Nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

Nhãn hiệu tiếng Anh là gì? Thương hiệu tiếng anh là gì? Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

 

Lấy ví dụ về thương hiệu và nhãn hiệu, khi nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền. Còn khi nói tới điện thoại Iphone thì hình dung của mọi người là chiếc điện thoại “sang chảnh”. Trong khi đó, nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

>>> Xem thêm: Các thương hiệu đã thao túng tâm lý của chúng ta như thế nào?

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào?

Để giúp các bạn so sánh nhãn hiệu và thương hiệu một cách đơn giản nhất, chúng tôi sẽ trình bày sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu qua những chia sẻ dưới đây.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào?

Thương hiệu khác nhãn hiệu như thế nào? Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu (Nguồn: Denise Lee Yohn)

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Pháp lý Không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Vật chất Tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng Nhận diện qua hình ảnh, biểu tượng,…
Thời gian tồn tại Lâu dài Có thời hạn

1. Tính hữu hình

Tính hữu hình là một trong những yếu tố đầu tiên khi bàn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu sản phẩm trong marketing bằng mùi hương.

Thương hiệu thì khác, nó không hữu hình hay dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…

2. Cách tiếp cận và bảo hộ

Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và sau khi đăng kí, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.

Trong khi đó, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.

Do đó, các hiệu quả để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu chính là tham khảo sự khác nhau giữa cách tiếp cận và bảo hộ của hai thuật ngữ này.

3. Giá trị

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau ở giá trị. Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng kí trở thành tài sản và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng nào đó để gắn lên sản phẩm của mình nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.

Điểm giống và khác giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Điểm giống và khác giữa thương hiệu và nhãn hiệu

4. Sự hình thành

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng kí thì một dấu hiệu nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Còn để tạo dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động rất lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình. Đó chính là một yếu tố đơn giản để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

5. Tính lâu bền

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu còn ở tính lâu bền. Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại.

Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm còn tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.

Kết luận

Chắc hẳn sau khi tham khảo xong bài viết này, các bạn đã có thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào. Có thể nói nhãn hiệu là phần xác còn thương hiệu là phần hồn của một sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng nhãn hiệu để tạo tiền đề cho việc phát triển thương hiệu, tạo cho đứng trong thị trường và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Để có được thành công bền vững, doanh nghiệp cần phát triển đồng thời cả nhãn hiệu và thương hiệu. Hãy xây dựng và phát triển nó thật hiệu quả các bạn nhé.

Hà Nguyễn – MarketingAI

Theo Mondayvietnam

>>>Xem thêm: Cẩm nang toàn tập về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

4.2/5 - (5 bình chọn)
Lương Hạnh

Lương Hạnh

Content Creator | MarketingAI Stepping out of your comfort zone and trying new things is the best way to grow.

Tin liên quan

mua Tet thuong hieu tang qua nhu the nao

Mùa Tết, thương hiệu tặng quà thế nào cho đúng?

3 tuần ago
Chuyên gia dự đoán: 2023 sẽ là năm “lên ngôi” của quảng cáo ngoài trời (OOH)

Chuyên gia dự đoán: 2023 sẽ là năm “lên ngôi” của quảng cáo ngoài trời (OOH)

1 tháng ago

Tổng hợp 20+ cách liên hệ với Facebook khi gặp sự cố đơn giản và hiệu quả nhất

3 tháng ago

Mã vùng điện thoại quốc tế là gì? Bảng tra cứu mã vùng các quốc gia trên thế giới

3 tháng ago

Clickbait là gì? Nghệ thuật “câu” khách mà không làm giảm uy tín thương hiệu

3 tháng ago

Kinh nghiệm mở shop quần áo: Bài học “vỡ lòng” cho người mới

3 tháng ago

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất:

“Đi đến nơi có gió” – Một bộ phim chữa lành và bài học về chiến lược tiếp thị bản địa hoá

02/02/2023

Top 5 phương pháp thu thập thông tin “đỉnh cao” trong Marketing 2023

02/02/2023

Vinamilk đạt doanh thu hơn 60.000 tỷ đồng năm 2022

01/02/2023

Mua vàng ngày Vía Thần Tài: phong tục hay chỉ là “chiêu trò” Marketing?

02/02/2023

Brochure là gì? 5 Xu hướng thiết kế Brochure nổi bật nhất hiến nay

01/02/2023

Case study: Coca-Cola và chiến lược bản địa hóa chinh phục Nhật Bản

31/01/2023
logo-marketingai-trang
MarketingAI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
–

Logo admicro và vccorp

Điều khoản

– Về chúng tôi

– Liên hệ

– Chính sách bảo mật

– Điều khoản sử dụng

DMCA.com Protection Status

Kết nối với MarketingAI

Facebook

Youtube

Telegram

Twitter

Thông tin liên hệ

Email: marketingai@admicro.vn

Điện Thoại: 0896.43.1468

Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing News
  • Podcast
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.