Sabeco từ lúc chuyển giao cho ThaiBev: Nước cờ thành hay bại?

03 Thg 07

Sabeco vẫn được coi là một thế lực rất lớn trong ngành sản xuất, thương mại Bia Việt Nam, khi công ty này nắm giữ tới 42,2% thị phần. Nhiều công ty đang cạnh tranh gắt gao với thương hiệu bia này, nhằm chiếm lĩnh vị thế số 1 của thị trường bia béo bở này. Kể từ lúc Sabeco bị mua lại bởi ông lớn sản xuất bia đến từ Thái Lan là ThaiBev, người Việt cảm thấy đây không còn thân thuộc vốn như trước kia nó đã từng làm. Vậy sau gần 2 năm mua lại, thì số phận của Sabeco tại Việt Nam như thế nào?

Lý do ThaiBev muốn mua lại Sabeco?

Đầu tiên, phải nói đến thị trường ngành của các doanh nghiệp bia Việt Nam đã. Việt Nam là thị trường có lượng tiêu thụ rượu bia lớn thứ 3 tại khu vực Châu Á (Theo nghiên cứu của Euromonitor International) chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản. Thêm vào đó, doanh số tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng đều qua từng năm, cụ thể 6,6% là con số trong 6 năm liên tiếp, vượt xa mức tăng của toàn cầu 0,2%. 

(Nguồn: Zing.vn)
 

Theo hãng tin Reuters cho biết thêm, thì trước khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Sabeco và Heineken đang cạnh tranh nhau gắt gao. Vì vậy, không có lý gì mà ThaiBev lại không ngỏ ý muốn mua lại thương hiệu đến từ Việt Nam, chẳng tội gì thì "ao nhà vẫn hơn" đúng không? Thêm vào đó, vì Sabeco là công ty tiền thân được thành lập bởi nhà nước Việt Nam (cùng với Vinamilk). Với bệ phóng vững chắc đó, thì sau khi mua lại được thị phần từ công ty bia này, ThaiBev đã đưa đẩy một phát thương hiệu đi xa so với đối thủ, để giờ đây thị phần của hãng đã gấp đôi. 4 tháng sau khi trở thành cổ đông chi phối tại Sabeco, tỷ phú Thái Lan đã bổ nhiệm người của mình vào ban lãnh đạo cấp cao nhất của công ty. Theo đó, Vietnam Beverage đã đề cử và được chấp thuận bầu bổ sung 3 thành viên vào HĐQT Sabeco bao gồm ông Tan Tiang Hing, Malcolm (quốc tịch Malaysia), ông Koh Poh Tiong (Singapore) và Sunyaluck Chaiajornwat (Thái Lan) đều đến từ tập đoàn của ông chủ Thái.

Cục diện thị trường thay đổi ra sao?

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới, ngành bia rượu đang rơi vào trạng thái bão hòa. Thì tại quốc gia mà người dân cực ưa thích đồ uống này, sức tiêu thụ gia tăng theo từng năm và được nhận định là khó có dấu hiệu suy giảm trong thời gian tới.

Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay hơn 90% thị phần bia Việt Nam đang nằm trong tay 4 nhà sản xuất Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg. Trong khi những thương hiệu lớn của quốc tế gia nhập sau chưa tìm được chỗ đứng như Sapporo, Budweiser…

(Nguồn: Zing.vn)

Năm 2018, sau 1 năm ThaiBev nắm giữ lại thương hiệu Sabeco, thì hãng này ghi nhận 36 nghìn tỷ đồng từ doanh thu bán hàng. Dù giảm nhẹ so với năm 2017, thế nhưng lãi ròng thu lại được lại tới hơn 4,4 tỷ VNĐ. 85% tỷ trọng được báo cáo lại là từ mảng bán bia. Tỷ phú Thái Lan đã bắt đầu thổi 1 luồng gió mới vào cách mà hãng này kinh doanh, từ đó thị phần của hãng cũng gia tăng theo.  

Ngược lại với Sabeco, là Habeco, hãng này đang có dấu hiệu suy giảm, thương hiệu đến từ Thủ Đô này đang quá lạm dụng vào thị trường miền Bắc mà không thể phát triển ở nhiều thị trường trọng điểm. Mặc dù vẫn nắm giữ 16,7% thị phần, doanh thu cũng đạt hơn chục tỷ/ năm, thế nhưng nếu vẫn duy trì đà này thì dường như hãng khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. 

Mặc dù đứng thứ 2 về thị phần, những Heineken không công bố bất kỳ báo cáo kết quả kinh doanh của hãng tại thị trường Việt Nam. Tất cả những gì người ta biết được là 21.8% thị phần, cùng với đó lợi nhuận lên tới 11,6 tỷ VNĐ. 

Kể từ khi ThaiBev nắm giữ Sabeco, thương hiệu này làm ăn như thế nào?

Có thể thấy, kể từ khi ThaiBev nắm giữ được Sabeco, thì thương hiệu này làm Branding cực kỳ bài bản và chuyên nghiệp. Việc Sabeco được xuất hiện trên áo đấu của câu lạc bộ đang thi đấu ở giải Ngoại Hạng Anh là Leicester City, đã cho thấy, công ty Thái này có tiềm lực mạnh mẽ như thế nào. Thêm vào đó, việc sở hữu hàng loạt các tên sản phẩm bao gồm "Saigon Lager, Saigon Export và 333 Export", đang được đánh giá là hãng đang có sản phẩm bao phủ nhiều phân khúc trên thị trường.

(Nguồn: Baodautu)

Khi nắm quyền Sabeco, thì ThaiBev muốn chiếm trọn từng phân khúc của thị trường từ cao cấp, tới tầm trung. Hiện nay, trên thị trường, Tiger đang là cái tên nắm giữ phần lớn với các nhà hàng. Sabeco đẩy mạnh cái tên "Saigon Special" với giá bán cao hơn 30% so với giá bán các sản phẩm khác, thế nhưng hãng làm bộ nhận diện thương hiệu với sản phẩm này cực kỳ tốt, với màu xanh lá và các kênh Logistic được đầu tư rất chi tiết.

"Đây là sản phẩm chủ lực của chúng tôi. Chúng tôi đang tiến gần tới vị trí số một của Tiger và có thể sẽ vượt qua nó”

Theo ông Neo Gum Siong Bennett - Tổng giám đốc

Một điều nữa, trên đà phát triển cạnh tranh với Tiger, thì Sabeco cũng phải đối phó lại với Heineken Silver. Theo Reuters cho biết, thương hiệu này không dấu giếm ý định sẽ cạnh tranh thị phần với Sabeco, không chỉ gia tăng lợi nhuận mà hãng sẽ đẩy mạnh về doanh số bán hàng. Doanh số của Heineken tại Việt Nam tăng vọt hai chữ số trong 4 năm qua. Việt Nam trở thành nguồn lợi nhuận lớn thứ hai của tập đoàn Hà Lan, chỉ sau Mexico. Ước tính thị trường Việt Nam chiếm hơn 10% tổng doanh thu 3,87 tỷ euro (4,3 tỷ USD) của Heineken năm 2018.

ThaiBev cũng có ý định "hồi sinh" tên tuổi một thời nắm giữ thị phần nước giải khát khu vực miền Nam là "Xá Xị Chương Dương". Nước ngọt "Con Cọp" đã ăn vào tiềm thức của nhiều người thế hệ 7x, 8x tại khu vực miền Nam. Việc ThaiBev muốn Relaunch lại sản phẩm cũng như thiết lập bộ nhận diện thương hiệu mới để có thể cạnh tranh với vô vàn thương hiệu nước giải khát khác đến từ các tập đoàn lớn. 

Tham vọng khi phục hồi Xá xị Chương Dương 

Thực tế theo báo cáo tính đến tháng 9/2018 , Sabeco đã thu về 9.170 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn tăng cao khiến lãi gộp công ty thu về chỉ còn 7.073 tỷ đồng. Mức biên lãi gộp đã giảm xuống 22,8%, thấp hơn đáng kể so với mức 26,5% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế công ty thu về sau 6 tháng là 2.447 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Mặc dù, thị phần Sabeco vẫn là cái tên đứng đầu bảng, thế nhưng những con số tài chính lại đang chống lại những cố gắng của ThaiBev làm cho Sabeco. 

Không thể khẳng định rằng, ThaiBev đang có những bước thụt lùi sau khi sở hữu Sabeco. Sau khi tái thiết lập bộ máy quản lý, thì những chiến lược dần dần được đưa ra, những bước đầu tiên để làm quen thị trường, vì vậy doanh thu mới có bước thụt giảm vậy. Với những tín hiệu đầu tiên, trong việc đưa cái tên "Bia Sài Gòn" đến với khán giả quốc tế, thì chắc chắn trong tương lai mức độ nhận diện các sản phẩm của công ty sẽ còn gia tăng hơn nữa. Không những thế, với việc sẽ hồi sinh lại "Xá xị Chương Dương" nổi danh 1 thời, thì tham vọng của hãng là cực kỳ lớn trong việc đánh chiếm nhiều phân khúc tại thị trường Việt. 

Tạm kết

Có thể thấy rằng  Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang đứng trước tương lai khá rộng mở. Khi về tay của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, một loạt những thay đổi được tạo ra khiến cho trong tương lai, cái tên này sẽ có rất nhiều bất ngờ trong ngành bia Việt Nam. Cùng chờ đón xem, kết thúc năm 2019, liệu Sabeco có bỏ xa các đối thủ khác hay không?

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Sabeco: Liệu có đủ tầm đối đầu với hãng ngoại nhập?

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.