Quan niệm sai lầm khi "đánh đồng khái niệm" giữa Editorial Content và Content Partnership

14 Thg 08

Trong bối cảnh hiện đại, Digital Marketing hầu như góp mặt ở tất thảy mọi ngành nghề, lĩnh vực, là công cụ bổ trợ cho hoạt động duy trì và phát triển của các doanh nghiệp. Nằm trong phạm trù rộng lớn ấy, nội dung quảng cáo cũng giữ vai trò không hề nhỏ. Tuy nhiên, có quá nhiều định dạng và công cụ nội dung khác nhau khiến nhiều người và thậm chí bản thân những người làm nội dung cũng thường có sự nhầm lẫn.

Vài năm trở lại đây, cụm từ Editorial Content và Partnership Content xuất hiện nhiều hơn, và cũng rất nhiều người đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Vậy, Editorial Content và Partnership Content liệu có thực sự là một? Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu qua bài viết này!

Editorial Content là gì?

Editorial Content được biết đến là những nội dung thu hút khách hàng bằng ngôn ngữ biên tập báo chí. Nội dung của một bài Editorial bao gồm các thông tin giá trị được nhìn qua lăng kính thấu hiểu tâm lý độc giả, không quảng cáo đơn thuần.

(Nguồn: 5smeida)

Các bài viết ở định dạng này thường mang tính độc lập của biên tập viên, nhà báo,... Do đó, Editorial Content cung cấp các nội dung có mục đích cụ thể, thông tin xác thực, được bạn đọc đánh giá cao về độ tin cậy. Đây là một loại hình PR khéo léo, và trong mắt độc giả, định dạng này luôn chứa những thông tin có giá trị thực sự.

Content Partnership là gì?

Content Partnership thể hiện một phần tính chất của mình ngay ở tên gọi - “partnership”. Với loại hình nội dung này, doanh nghiệp sẽ song hành cùng các chuỗi hoạt động, sự kiện của báo chí, trang tin bằng cách tài trợ các tuyến nội dung, các cuộc thi, hội thảo, workshop hoặc sự kiện báo chí.

Điểm mạnh của loại hình nội dung này chính là thu hút và tạo sự chú ý nhằm định hướng độc giả, gia tăng nhận diện thương hiệu nhanh chóng và bền bỉ. Lựa chọn Content Partnership cũng giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh uy tín, củng cố niềm tin, sự yêu mến của khách hàng đối với thương hiệu.

Sử dụng định dạng nội dung này mở ra cơ hội đưa tên tuổi của doanh nghiệp song hành với các báo uy tín và các chương trình, sự kiện, hội thảo, tuyến nội dung chuyên sâu đầy hấp dẫn. Nội dung đặc sắc thu hút sự quan tâm của độc giả – khách hàng mục tiêu. Tiết kiệm ngân sách Marketing nhưng vẫn giữ độ phủ lớn.

Hai khái niệm không thể “đánh đồng” làm một

Bài viết Editorial là một dạng bài viết PR truyền thống với dẫn dắt khéo léo khiến bản thân độc giả cũng khó nhận ra đó là một bài PR thương hiệu, sản phẩm. Còn Content Partnership lại là “bạn đồng hành” của báo chí trong các tuyến nội dung, chương trình,... trực tiếp quảng bá hình ảnh thông qua các nội dung, chương trình ấy.

Editorial Content thường được viết bởi chính các nhà báo, do đó ít chịu sự chi phối từ doanh nghiệp, công ty. Định dạng nội dung này thường được độc giả đánh giá là khách quan, đáng tin cậy hơn so với các loại hình PR khác.

Mặt khác, Content Partnership chịu sự chi phối từ phía doanh nghiệp nhiều hơn vì doanh nghiệp giữ vai trò tài trợ, đồng hành cùng các kênh truyền thông cộng đồng. Mối quan hệ này thể hiện sự liên doanh, hợp tác giữa các thương hiệu, đài truyền hình, nhà xuất bản, tòa soạn,... nhằm tạo ra chương trình nội dung, âm thanh, hình ảnh trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Các bên liên quan trong dự án đồng tạo trợ và chia sẻ quyền khai thác đối với nội dung quảng cáo.

Trong khi Editorial Content sở hữu câu chuyện cụ thể và dẫn dắt khéo léo nhằm tạo yếu tố bất ngờ, cuốn hút và mang lại nhiều giá trị cho độc giả. Content Partnership lại “tấn công” trực diện hơn, mạnh mẽ quảng bá cho thương hiệu, gây ấn tượng và chiếm cảm tình của khán giả một cách trực tiếp.

Với định dạng Editorial Content, vấn đề tiền bạc không hoàn toàn là mấu chốt quyết định. Để có được một bài Editorial trên báo, đôi khi có tiền thôi chưa đủ, bạn còn phải xây dựng mối quan hệ với phóng viên. Doanh nghiệp phải cùng làm việc với phía báo chí trong quá trình viết bài, tìm cách đưa sản phẩm, thương hiệu vào một cách khéo léo, phù hợp với nội dung, hình thức bài viết. Tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên mà doanh nghiệp sẽ trả phí cho bên báo hoặc không. Còn với Content Partnership có phần “dễ dàng” đặt vấn đề hơn, vì doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn tài trợ, đồng hành trên các kênh truyền thông đại chúng.

Digital Marketing là một phạm trù rộng lớn. Và trong đó, yếu tố nội dung chi phối rất nhiều đến thành công của một chiến dịch Digital Marketing. Việc nắm bắt và phân biệt rõ các định dạng bài viết giúp những người sáng tạo nội dung vận dụng, khai thác tốt hơn các kênh truyền thông, gia tăng hiệu quả đến từ quảng cáo cho doanh nghiệp.

Huyền Nguyễn - Marketing AI

>> Có thể bạn quan tâm: Marketing gắn liền với thực tế – phương pháp chinh phục khách hàng đơn giản và hiệu quả
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.