Từ khủng hoảng đi lên, thành công của Pixar đem lại bài học gì?

06 Thg 06

Bạn có thể không ngờ rằng người đứng sau thành công của hãng phim hoạt hình Pixar là Steven Jobs - người sáng lập Apple. Lại càng không thể ngờ rằng hãng phim hoạt hình giành tới 16 tượng vàng Oscar từng rơi vào tình trạng khủng hoảng tưởng chừng phá sản. Thế nhưng hãy cùng nhìn những gì hiện tại ta cảm thấy thật ngưỡng mộ thành quả mà Pixar Animation Studio đạt được.

Quãng thời điểm khủng hoảng của Pixar

Không phải ai cũng biết ban đầu Pixar là một công ty sản xuất phần cứng máy tính, với sản phẩm chủ chốt là chiếc máy tính chuyên thiết kế đồ họa. Doanh số nghèo nàn của những chiếc máy tính khiến cho Pixar lâm vào nguy cơ phá sản. năm 1991, sau khi 30 nhân viên bị sa thải, Pixar ký hợp đồng 26 triệu đô với Disney. Và "Toy Story" - "Câu chuyện đồ chơi" ra đời với sự hợp tác sản xuất giữa Pixar và Disney.

Tuy nhiên, sẽ chẳng có Pixar ngày hôm nay nếu năm 1994 Steven Job có ý định bán công ty của mình cho người khác, trong đó có cả Microsoft. Năm 1995, Nhận định của các nhà phê bình phim rằng "Bộ phim sẽ thành công!" khiến cho Steven Job thử một cơ hội nữa, kết quả bộ phim ra mắt và đạt doanh thu hơn 361 triệu đô.

hãng phịm hoạt hình Pixar

Với sự thành công của "Câu chuyện đồ chơi", Pixar xây dựng trụ sở tại Emeryville, khánh thành vào tháng 11 năm 2000.

Điều gì giúp Pixar "đi đến vô cực"

1. Xuất phát từ trái tim

Nếu phải lựa chọn bất cứ điều gì làm nên thành công của những bộ phim hoạt hình của Pixar, điều đầu tiên phải kể đến chắc chắn điều này. Giám đốc sáng tạo của Pixar, John Lasseter từng nói: "Phim của chúng ta phải bắt nguồn từ con tim, nó không chỉ là giải trí. Nó là việc kể những câu chuyện mà khán giả kết nối được với cảm xúc".

phim hoạt hình của Pixar - Up!

Những bộ phim hoạt hình của Pixar luôn mang đến cho người xem những cảm xúc khó tả, đôi khi chạm đến con tim của người xem. Hãy thử nhớ lại bộ phim "Up!", đây được coi như là bộ phim hoạt hình hay nhất của Pixar. Xuyên suốt bộ phim, có lẽ không ít lần khán giả nở nụ cười khi Ellie tuyên bố "tỏ tình" với Carl bằng cách của cô, hay hạnh phúc cùng Carl khi được Ellie hàng trăm lần âu yếm thắt cà vạt cho mình. Ngôi nhà cảm xúc vút bay cũng chính là cảm xúc của khán giả khi xem bộ phim, một bộ phim đem lại cho họ những cung bậc cảm xúc cảm động, thăng hoa chạm đến được trái tim.

Nhưng thật sự không chỉ có John Lasseter đặt trọn con tim mình tại Pixar, nhiều nhân viên của Pixar Animation Studio cũng dành cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến những năm tháng đẹp nhất ở đây. Lý do duy nhất mà họ có thể tin tưởng ở lại nơi đây đó là tin tưởng vào tiềm năng và muốn đi đến cùng với cái niềm tin ấy của mình.

bộ phim hoạt hình của Pixar - CoCo

Nếu bạn hay ra rạp thì khó có thể không bị ấn tượng và phần nào thấy mình trong đó qua bộ phim "Coco". Có lẽ khái niệm gia đình được khai thác triệt để nhất thông qua bộ phim này của Pixar, một bộ phim với sự ấm áp, thông điệp hết sức sâu sắc và triết lý, nếu nói không ngoa rằng đây là bộ phim "đỉnh của đỉnh" đi vào trái tim mỗi con người của Pixar. Hãng đã mang đến cho người xem một niềm tin rằng "Gia đình là điều tuyệt vời nhất trên đời".

2. Văn hóa doanh ghiệp

"Tại sao IBM, công ty dẫn dắt thế giới máy tính hàng thập kỷ, hay Xerox, công ty phát minh giao diện đồ họa, không tự trở thành Microsofr hay Apple? Tại sao Disney không trở thành Pixar? Nếu Pixar có được thành công, tại sao Disney, ông vua ngành phim hoạt hình trong hơn hai thế hệ, không muốn tự mình làm phim hoạt hình máy tính? Điều gì đã ngăn cản họ"

Lawrence Levy- Giám đốc tài chính của Pixar

Văn hóa doanh nghiệp chính là chất xúc tác thúc đẩy sự sáng tạo trong từng thước phim hoạt hình của Pixar. Trong khi các doanh nghiệp còn bảo thủ chưa nghe ý kiến của nhân viên mà thực hiện, thì Pixar lại đi ngược lại với đám đông, luôn lắng nghe những ý kiến mới mẻ từ nhân viên của họ. Một phần nữa là văn phòng của Pixar nằm ở ngoài trung tâm của Hollywood hào nhoáng, đây là điều kiện thúc đẩy ý tưởng sáng tạo nhân viên hàm ý luôn cho ra những ý tưởng mới thay vì bóp nghẹt nó.

Dù đôi khi, văn hóa cởi mở đó bao gồm việc để những áp lực khốc liệt về sáng tạo, đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện và phương pháp sản xuất hoạt hình máy tính va chạm nhau ở mực tuyệt đối.

Công chúa tóc xù - Pixar

Pixar luôn biết cách đưa những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình thông qua những hình tượng nhân vật hoạt hình. Brave là một ví dụ điển hình về điều này, một công chúa mang trong mình dòng máu hoàng tộc nhưng lại đi ngược lại những chuẩn mực của một công chúa. Công chúa Merinda hoàn toàn có thể trở thành chiến binh dũng cảm sống đúng theo suy nghĩ và lựa chọn của lý trí.

Với những bộ phim được sản xuất với kinh phí lớn, không dễ gì để những nhà điều hành giao phó quyền quyết định cho đội ngũ sáng tạo. Nhưng ở Pixar thì khác, họ biết cách làm sao cho đội ngũ nhân viên cung cách làm việc thoải mái nhất. Những người trực tiếp sản xuất không phải Steven Jobs, Edwin Catmull hay John Lasseter, mà chính là những người trực tiếp tham gia vào sáng tạo nội dung và tạo ra sản phẩm. Chính cách điều hành này đã đem lại những tác phẩm rất xuất sắc như Finding Nemo (2003), The Incredible (2004), Wall-E (2008), Inside Out (2015), Coco (2017)... đã nối nhau ra đời sự thành công của Pixar, đem đến cho người xem cảm xúc tuyệt vời nhất.

nhân vật hoạt hình của Pixar

3. Triết lý "Keep Swimming" vào đời thực

Có lẽ nếu bạn là một tín đồ của các bộ phim hoạt hình Pixar thì không thể không biết đến Cô nàng Dory trong Finding Nemo (2003). Trong bộ phim giữa những tình cảnh éo le, khi Marlin bất lực trong việc tìm kiếm con trai, thì Dory dù quái lạ là thế nhưng giữ tinh thần lạc quan, cô đã nói:

"Khi cuộc đời làm bạn thất vọng, bạn biết cần phải làm gì không?"

Sau đó, một cách ngọt ngào và say đắm, cô bắt đầu hát:

"Keep Swimming

Keep Swimming

Keep Swimming..."

Pixar và phim hoạt hình Finding Nemo

Một thông điệp mà hoạt hình Pixar khéo léo muốn đưa đến độc giả, nó mang ý nghĩa cực kỳ sâu sắc trong cuộc sống. Nếu bạn có khó khăn thì khoan bỏ cuộc, hãy sống hết mình, sống đúng nghĩa, làm cho tới cùng dù không biết kết quả có thành công hay không. Đó là những điều mà Pixar thông qua các phim đã sản xuất để tồn tại đến tận ngày hôm nay và trở thành "ông vua" của những bộ phim hoạt hình.

Có ai chịu lỗ suốt 10 năm với số tiền là hơn 50 triệu USD như Steven Job không? Hay gặp phải tình huống gặp bế tắc tưởng chừng như không có cách giải quyết trong chính nội bộ công ty. Nhưng Steve đã cố gắng đến cùng để đem đến thành công của Pixar, như chính cách mà ông đương đầu với bệnh tật sau này. Khả năng của Steven Job thật đáng nể phục. Thời gian "thai nghén" của Toy Story bắt đầu từ 16 năm trước khi Pixar vẫn còn nằm trong bộ phận của Lucasfilm. Đó là một chặng đường dài và vô cùng thách thức, nhưng rồi sao những nỗ lực cuối cùng của Steven Job đã là nền móng để phim hoạt hình Pixar có được vị thế như ngày hôm nay.

Nhân vật hoạt hình của Pixar

Triết lý này của Pixar đã khơi nguồn cảm hứng bởi chính mỗi cá nhân trong mái nhà của họ. Họ đã gieo những mầm sống và vực dậy tinh thần của những nhà sáng tạo làm phim. Những người đã tìm cách để biến những đồ chơi vô tri vô giác trở thành gia đình gắn bó trong mọi hoàn cảnh, làm cho những con quái vật trở nên thân thiện, khiến con người ta biết trân trọng giá trị gia đình, hướng về cội nguồn. hơn thế nữa, để nỗ lực gìn giữ và đặt thương hiệu tâm huyết Pixar đứng ngang hàng thay vì đằng sau ông vua hoạt hình Disney. Một lần nữa, tất cả những kết quả này chưa bao giờ đến dễ dàng!

Đó chính xác là những gì mà cả tập thể Pixar đã làm, đã “cứ bơi tiếp” đến… vô cực để tạo ra những sản phẩm điện ảnh phi thường - những sản phẩm dù không có người thật đóng vẫn đủ sức làm mê đắm bao khán giả trên khắp toàn cầu.

Đọc thêm: 
Hé lộ chiêu marketing tài tình đằng sau thành công của Deadpool 2 Ba bài học từ bộ phim Star Wars

Kết luận

Hành trình mà Pixar đang đi thật đáng ngưỡng mộ, từ thương hiệu đứng trước bờ vực bị phá sản để thành công bậc nhất Hollywood. Thành công của Pixar Animation Studio là bài học đáng để các thương hiệu noi theo, nó là câu chuyện để truyền cảm hứng đến những marketer, hay những nhà khởi nghiệp. Qua các bộ phim hoạt hình, Pixar đã truyền đến người xem giá trị sâu sắc nhất rằng “Thành công không đến miễn phí. Bạn phải làm bất cứ điều gì để nắm bắt khoảnh khắc đó”.

Thắng Nguyễn - Marketing AI

( Theo bài viết "Qua Pixar là vô cực - Lawrence Levy)

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.