Ai nên là phát ngôn viên trong khủng hoảng truyền thông?

03 Thg 12

Có rất nhiều cuộc tranh luận về việc ai nên là phát ngôn viên đại diện khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng truyền thông. Dưới đây là ba gợi ý bạn có thể tham khảo sử dụng cho doanh nghiệp của mình khi có khủng hoảng nổ ra.
phát ngôn viên
Ảnh: PRDaily

Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành là người có tiếng nói, có trách nhiệm thừa nhận những thất bại. Trong khủng hoảng truyền thông, các giám đốc điều hành nên:
  • Quản lí khủng hoảng
  • Quản lí hoạt động kinh doanh
Trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến thương tích hoặc tử vong, giám đốc điều hành là người đại diện thể hiện sự đồng cảm của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu giám đốc điều hành không xuất hiện sớm trong cuộc khủng hoảng, họ sẽ làm mất uy tín của chính mình và của cả doanh nghiệp. Đôi khi giám đốc điều hành trở thành người hùng của doanh nghiệp khi đứng ra xử lí phát ngôn không đúng trong cuộc khủng hoảng.

Chuyên viên PR

Chuyên viên PR là một sự lựa chọn tuyệt vời cho vị trí phát ngôn viên trong những giờ phút đầu tiên ngay khi khủng hoảng vừa nổ ra, nhưng không phải là tiếng nói duy nhất trong suốt cuộc khủng hoảng. Chuyên viên PR nên là thành viên trong nhóm quản lý khủng hoảng và phải có kế hoạch dẫn dắt đội xử lý và vượt qua cơn khủng hoảng truyền thông. Trong cuộc khủng hoảng, chuyên viên PR nên:
  • Thừa nhận cuộc khủng hoảng
  • Cung cấp những thông tin cơ bản
  • Xoa dịu giới truyền thông, công chúng, đồng thời hứa hẹn sẽ cung cấp thêm thông tin tại một cuộc họp tiếp theo.
>>> Đọc thêm: Xử lý khủng hoảng truyền thông

Lựa chọn khác cho vị trí phát ngôn viên

Gerard Braud là một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo truyền thông và xử lí khủng hoảng. Ông là người hùng của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới khi giúp họ vượt qua được những cơn khủng hoảng thương hiệu. Gerard Braud cho rằng đại diện phát ngôn đồng thời có thể là nhiều người nhưng họ đều phải là người của doanh nghiệp và đã qua đào tạo với khủng hoảng. Khi khủng hoảng nổ ra, người làm PR nên là người phát ngôn trong những giờ đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Sau đó, một chuyên gia về vấn đề nên đại diện để phát ngôn. Các cuộc họp báo cuối cùng có thể là thời gian tốt nhất để Giám đốc điều hành đảm nhận vai trò là người phát ngôn. Việc lựa chọn người phát ngôn cũng giống như cách hoạt động của các đội thể thao. Người chơi chính là sự lựa chọn hàng đầu và luôn có những cầu thủ dự bị để sẵn sàng thay thế. Phải nhớ rằng, tuyệt đối không được để người không có kinh nghiệm làm đại diện phát ngôn lúc khủng hoảng. Điều đó sẽ làm tình hình trở nên xấu hơn, và thậm chí có thể huỷ hoại cả doanh nghiệp của bạn.

Linh Vũ - MarketingAI Theo PRdaily

Marketer học việc là chuyên mục dành riêng cho các marketer mới vào nghề, hay các bạn sinh viên có mong muốn theo đuổi ngành marketing. Chuyên mục này bao gồm các bài viết về kiến thức marketing cơ bản, định hướng nghề nghiệp trong ngành marketing.
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.