Những lưu ý làm Content Marketing cho ngành Mỹ phẩm, làm đẹp

12 Thg 07

Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao qua thời gian. Ngành mỹ phẩm, làm đẹp ngày càng gặt hái được nhiều sự quan tâm với sự đầu tư lớn từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong cuộc đua gay gắt này, các công cụ Digital, đặc biệt là content marketing cho ngành mỹ phẩm đang thể hiện sức mạnh của nó.

Sự tăng trưởng này được cho là dựa trên thế hệ "selfie" của những người trẻ hiện nay. Với tình trạng người tiêu dùng luôn tìm kiếm các nền tảng truyền thông xã hội trực quan như Facebook, YouTube và Instagram cho nguồn cảm hứng làm đẹp cũng như chia sẻ về cá nhân. Không ngạc nhiên, các thương hiệu mỹ phẩm làm đẹp đang chuyển từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Với khối lượng hàng hóa và sự lựa chọn khổng lồ, các công cụ tìm kiếm, trang mạng xã hội trên Internet đang trở thành công cụ nghiên cứu hữu ích cho họ. Và do vậy, content marketing cho ngành mỹ phẩm đang thực hiện những công việc định hướng cho khách hàng. Thế nhưng, những lưu ý để thực hiện Content Marketing cho ngành Mỹ phẩm, làm đẹp là gì?

Làm marketing cho ngành mỹ phẩm, chăm sóc da mặt
Làm marketing cho ngành mỹ phẩm. (Ảnh: Strategy Digital)

Tại sao Content Marketing lại quan trọng?

Kể từ khi điện thoại thông minh trở thành thiết bị thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người mỗi ngày, việc tiêu thụ phương tiện kỹ thuật số di động đã tăng vọt. Do vậy, việc tạo ra nội dung riêng biệt đã trở thành một phần mạnh mẽ của chiến lược Marketing cho ngành mỹ phẩm tổng thể. Ngành mỹ phẩm, làm đẹp là ngành công nghiệp khổng lồ trị giá 445 tỷ đô la, và đang phát triển lớn hơn qua mỗi ngày. Cùng với sự phát triển của phương tiện kỹ thuật số, người mua sắm có thể đọc đánh giá sản phẩm, xem video hướng dẫn và theo dõi hình ảnh người nổi tiếng bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào họ muốn - ngay từ lòng bàn tay của họ.

Content Marketing cho ngành mỹ phẩm là điều cần thiết để duy trì lòng trung thành của khách hàng, khuyến khích chia sẻ sản phẩm và giữ vị trí của bạn với tư cách là chuyên gia tiếp cận trong ngành làm đẹp. Đó cũng là một phương pháp quan trọng để nuôi dưỡng mối quan hệ với người truy cập, để cuối cùng họ có thể chuyển đổi thành khách hàng.

Lựa chọn kênh marketing cho ngành mỹ phẩm

Hiện nay, nhiều thương hiệu làm đẹp thường trung thành với các nội dung về sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt hoặc và viết về chính bản thân họ. Nhưng điều khách hàng thật sự tìm kiếm và cần kết nối với thương hiệu là các giải pháp để giải quyết nhu cầu của họ. Họ đang tìm kiếm một người bạn có lời khuyên hữu ích để giúp nâng cao vẻ đẹp giúp họ trông thật tuyệt vời, cũng như tìm kiếm các sản phẩm đề xuất phù hợp với độ tuổi, nước da, tình trạng sức khỏe của họ.

Với những nội dung như vậy, bạn có thể lựa chọn chính blog của website và mạng xã hội để truyền đạt nội dung, đưa ra các vấn đề khách hàng thường gặp phải, và cũng tăng lưu lượng truy cập cho trang và mạng xã hội, từ đó để giúp giữ lượng người đọc trung thành.

Thế nhưng, nếu doanh nghiệp chưa có đủ nguồn lực để duy trì nội dung cho blog và trang mạng xã hội thường xuyên và đủ chi phí để tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm, hoặc chạy quảng cáo thì đi bài PR marketing cho ngành mỹ phẩm là giải pháp tốt nhất. Tại Việt Nam, người dùng mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp vẫn chủ yếu là đối tượng nữ từ 16 - 45 tuổi, trong đó chủ yếu vẫn là độ tuổi trẻ. Các doanh nghiệp cần chọn kênh tin tức đi bài uy tín, phù hợp, và có nhiều khách hàng mục tiêu. Kênh 14 là một điển hình.

PR trên Kênh 14 - kênh marketing cho ngành mỹ phẩm
PR trên Kênh14 - kênh marketing cho ngành mỹ phẩm được nhiều thương hiệu chọn. (Ảnh: kenh14)

Với 16 chuyên mục đa dạng về các lĩnh vực được giới trẻ đặc biệt quan tâm, lượng traffic của Kênh 14 năm 2017 vừa qua đạt hơn 117 ngàn lượt viếng thăm với thời gian lưu lại trên trang hơn 7 phút, Kênh 14 có các chuyên mục riêng về mỹ phẩm, cách làm đẹp, hướng dẫn, đưa những gợi ý make up, dưỡng da… cho những cô gái mới lớn, phụ nữ đi làm, phụ nữ tuổi trung niên…

Xem thêm:

Báo giá của Kênh14

Case Study triển khai content marketing cho ngành mỹ phẩm của thương hiệu lớn

1. Glossier

Người mua sắm luôn muốn là người đầu tiên sở hữu những sản phẩm mới nhất, tốt nhất trong cuộc cuộc chạy đua mỹ phẩm. Điều này đòi hỏi các thương hiệu cần đáp ứng với các nhu cầu đó mọi lúc mọi nơi, chứ không chỉ lúc họ đang có tâm trạng để mua sắm. Một cơ hội để thực hiện điều đó là phải giao tiếp mỗi ngày. Hầu hết mọi người đều sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày, đặc biệt là trong khi chờ xe buýt, chờ tàu, taxi… hoặc xếp hàng ở các cửa hàng tạp hóa, bưu điện. Tạo nội dung hấp dẫn để tương tác với họ trong những khoảnh khắc này là cách tuyệt vời để tiếp cận với những người mua sắm qua thiết bị di động.

Trong năm 2014, thương hiệu trang điểm và chăm sóc da Glossier đã ra mắt mục “The Top Shelf”. Trong đó, người sáng lập - Emily Weiss đã phỏng vấn phụ nữ về thói quen hàng ngày của họ trong khi ngồi trong phòng tắm.

Thương hiệu mỹ phẩm Glossier làm content marketing trên website. (Ảnh: Into The Gloss)

Những nội dung này cung cấp một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của các siêu mẫu, các nhà điều hành thời trang và biên tập viên tạp chí, là một sự phù hợp hoàn hảo cho một thương hiệu làm đẹp có thể truyền cảm hứng và kích thích khán giả của mình. Trang web đánh giả sản phẩm của Glossier: Into the Gloss cũng đã nhận được nhiều ủng hộ và danh tiếng tốt về những thủ thuật và mẹo hữu ích về làm đẹp. Trang web thu hút hơn một triệu độc giả mỗi tháng.

Blog của thương hiệu mỹ phẩm Glossier. (Ảnh: Into The Gloss)

Bài học dành cho thương hiệu ở đây là gì? Có mặt trong mọi thói quen hàng ngày của người mua sắm. Thậm chí trở thành một phần của họ. Hãy giúp họ dễ dàng tìm hiểu về bạn và các sản phẩm của bạn, và chuyển đổi họ từ những khán giả thành khách hàng trung thành.

2. L''Oreal

Trong khi rất nhiều thương hiệu có thể tiếp cận người tiêu dùng mỗi ngày, sự cạnh tranh thu hút chú ý vẫn luôn khốc liệt. Điều đó có nghĩa là các thương hiệu phải truyền đạt một câu chuyện hấp dẫn, có liên quan - điều chỉnh thông điệp, sáng tạo và truyền thông - trên thiết bị di động. Hãy tạo những câu chuyện ngắn, phù hợp với thiết bị di động, để chúng có thể dễ dàng hiện lên và nổi bật trên mỗi điện thoại của khách hàng. Trong khoảnh khắc đó, chúng có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Cách thương hiệu L''Oreal làm marketing. (Ảnh: L''Oreal)

Khi L''Oréal ra mắt sản phẩm chăm sóc tóc Root Cover Up, thương hiệu đã chạy loạt quảng cáo trên YouTube cho thấy giá trị và hiệu quả của sản phẩm chỉ trong vòng sáu giây đầu tiên (video quảng cáo trên Youtube chỉ có độ dài 6 giây). Nếu người mua sắm thích những gì họ xem, họ có thể lựa chọn để xem toàn bộ video để tìm hiểu thêm.

Người xem chỉ cần xem những gì họ muốn biết nhất, không cần các thông tin phức tạp hoặc không liên quan (vì sau này, họ chỉ có thể xem toàn bộ video). Luôn giữ nội dung định hướng (educate) khách hàng đơn giản và trực tiếp có thể khiến họ tham gia vào hệ thống các kênh khác của thương hiệu (quảng cáo in, Email Marketing…)

Xem thêm:

Chiến Lược Marketing Của Ông Lớn Ngành Mỹ Phẩm L''Oréa

3. Dove

Khi nhắc tới các chiến dịch Content Marketing của các hãng mỹ phẩm làm đẹp, chắc hẳn không một Marketer nào có thể quên ví dụ điển hình “Vẻ đẹp thật sự” (Real Beauty) của Dove Theo khảo sát từ chiến dịch ‘Vẻ đẹp thật sự’ (Real Beauty) của Dove, chỉ 4% phụ nữ trên thế giới nghĩ rằng mình thật sự đẹp. Đoạn video ngắn miêu tả quá trình họa sĩ vẽ chân dung của một số được làm khảo sát, một bức vẽ dựa trên những lời miêu tả của chính bản thân họ, tấm còn lại được vẽ trên lời của những người xung quanh. Và thật bất ngờ, kết quả 2 bức tranh khác nhau rất nhiều. Bức tranh họ tự miêu tả về mình đều có chung đặc điểm là mang nét buồn, ảm đạm, tiêu cực hơn. Bởi phụ nữ luôn hoài nghi về vẻ đẹp của mình, họ luôn miêu tả bản thân thấp hơn thực tại vì sự tự ti của bản thân. Từ đó, Dove muốn gửi gắm thông điệp đến các cô gái rằng: ‘Bạn đẹp hơn là bạn nghĩ’.

Với gần 70 triệu lượt view trên Youtube, đây là một trong những nội dung online được quan tâm nhất năm 2013 và được chia sẻ nhiều (đứng thứ 3) trên mạng xã hội và vẫn còn tác động mạnh tới sau này, đồng thời cũng trở thành Case Study nhiều hãng mỹ phẩm khác cần học theo. Không hề đề cập đến sản phẩm của mình, chiến dịch đã thành công khi tên thương hiệu của Dove xuất hiện trong các cuộc thảo luận của mọi người. Và đương nhiên, hiệu quả truyền thông là rất lớn, thúc đẩy doanh thu cho thương hiệu.

Người mua sắm đang bị đắm chìm trong không gian kỹ thuật số, đây cũng là cơ hội cho các thương hiệu làm đẹp tận dụng Content Marketing cho ngành mỹ phẩm hơn bao giờ hết. Kết hợp những câu chuyện được kể từ những công cụ online cho tới những trải nghiệm khách hàng có được từ phương tiện Offline là điều quan trọng, cho dù họ có đang online trên phương tiện truyền thông xã hội, trong ứng dụng hoặc trong cửa hàng của bạn.

Với hơn ¾ người mua sắm trên toàn cầu tham gia mua sắm online và offline, content marketing cho ngành mỹ phẩm là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tương tác dẫn đến mối quan hệ lâu dài và đạt được sự trung thành của thương hiệu.

Trang Ami - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.