Masan mua toàn bộ Vinacafé Biên Hòa, đầu tư tập trung vào ngành cà phê

09 Thg 12

Ngày 5/12, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan thông báo việc Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage (công ty con của CTCP Hàng tiêu dùng Masan) chào mua công khai toàn bộ cổ phần của Vinacafé Biên Hoà.

Ảnh: Nhipcaudautu

Với tiềm lực tài chính mạnh, việc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer-MSF) chào mua công khai 50,11% vốn điều lệ của Vinacafe Biên Hòa với giá 80.000 đồng/cổ phiếu. Với giá chào mua này, ước tính Masan Beverage sẽ chi ra gần 1.700 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Chiếm lĩnh thị trường tiềm năng

Hiện tại có 3 doanh nghiệp cà phê đang niêm yết trên sàn là Vinacafe Biên Hòa (HOSE: VCF), Tập đoàn Thái Hòa (HNX: THV) và An Giang Cà phê (HNX: AGC). Tuy nhiên 3 doanh nghiệp này có nhiều điểm khác nhau về loại hình kinh doanh.

Trong khi AGC và THV tập trung sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân thì VCF tập trung chế biến cà phê hòa tan phục vụ cho thị trường trong nước với sản phẩm chủ lực là cà phê sữa và ngũ cốc dinh dưỡng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của VCF cho thấy, doanh thu thuần của công ty trong năm ngoái là 1.302 tỷ đồng, trong đó sản phẩm ngũ cốc chiếm 19,7%; sản phẩm cà phê sữa chiếm 78%. Tổng hợp lại, các sản phẩm cà phê đem lại khoảng 80% doanh thu trong khi đó, sản lượng và doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng không lớn, lần lượt là 8% và 6,6%.

Dẫn đầu trong ngành hàng cà phê hòa tan và sở hữu các thương hiệu mạnh như Vinacafé, Wake-up,… Vinacafé Biên Hòa đã mở rộng thành công nhãn hiệu Wake-up 247 (nước tăng lực vị cà phê, hiện chiếm vị trí thứ 4 với thị phần khoảng 5% trong ngành hàng nước tăng lực tại Việt Nam, đạt mức tăng trưởng 58,3% trong 9 tháng đầu năm 2017.

Như vậy, với việc thị trường cà phê Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao trong những năm tới (mức tiêu thụ tăng khoảng 8-10%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của thế giới là 6-7%; sản lượng cà phê nhân hàng năm rất lớn, nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước mới chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng hàng năm) trong khi VCF lại đóng vai trò là người dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan, có hệ thống mạng lưới phân phối rộng lớn, có tình hình kinh doanh khá ổn định… nên có thể suy đoán một trong những mục đích của phi vụ Masan Consumer thâu tóm VCF là chiếm lĩnh thị trường cà phê hòa tan.

Ngọc Mai - MarketingAI

Tổng hợp từ Nhịp cầu đầu tư

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.