Lưu ý khi lựa chọn chiến lược đặt giá thầu quảng cáo trên Facebook

05 Thg 11

Ngân sách quảng cáo của bạn cho một số chiến dịch Facebook thường “bị cắn” liên tục, bị cắn từ từ hoặc vẫn giữ nguyên? Điều này sẽ phụ thuộc vào cách mà bạn lựa chọn chiến lược giá thầu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về bốn loại đặt giá thầu quảng cáo Facebookcách lựa chọn chiến lược phù hợp với từng mục tiêu chiến dịch.

Đặt giá thầu cho quảng cáo trên Facebook hoạt động như thế nào?

Khi chạy quảng cáo Facebook, bạn có toàn quyền kiểm soát ngân sách của mình. Có rất nhiều tùy chọn đặt giá thầu quảng cáo để bạn lựa chọn. Nhưng chúng hoạt động như thế nào?

Bạn có bao giờ thắc mắc về cách hoạt động chính xác của quảng cáo Facebook? Cách mạng xã hội này quyết định quảng cáo nào sẽ hiển thị, ở đâu và khi nào? Một chiến dịch có thể “đốt” ngân sách nhanh ra sao? Tại sao có chiến dịch không bao giờ sử dụng hết toàn bộ ngân sách của họ?

Tất cả những câu hỏi này đều có thể được giải thích thông qua chiến lược giá thầu mà chiến dịch đó lựa chọn. Facebook cung cấp một số vị trí quảng cáo nhất định và khi bạn khởi chạy một chiến dịch, Facebook sẽ tự động thay mặt bạn đặt giá thầu để chiếm một số vị trí đó.

Nếu giá thầu của bạn thắng, bạn sẽ có được vị trí quảng cáo. Nếu người khác thắng, số tiền sẽ được giữ trong ngân sách quảng cáo của bạn cho đến khi có cơ hội khác.

Nhưng không phải lúc nào đặt giá thầu cao hơn cũng sẽ thắng bởi vì Facebook còn tính đến chất lượng quảng cáo, mức độ liên quan và xác suất chuyển đổi khi so sánh các giá thầu khác nhau. Vì vậy, nếu quảng cáo của bạn có vẻ phù hợp hơn với một vị trí, thì bạn có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh ngay cả khi đưa ra giá thầu thấp hơn. Facebook đang tích cực hỗ trợ và ưu tiên cho những quảng cáo có chất lượng cao hoặc có nhiều khả năng thu hút người dùng hơn.

Các yếu tố giúp bạn thắng thầu quảng cáo Facebook
Các yếu tố giúp bạn thắng thầu quảng cáo Facebook

Về phía mình, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát số tiền chuẩn bị cho việc đặt giá thầu. Thay vì để Facebook tự động làm điều đó, bạn có thể tùy chọn đặt ngân sách và mức độ ưu tiên của mình để đạt hiệu quả tối đa. 

Có bốn cách khác nhau để đặt giá thầu cho không gian quảng cáo trên Facebook và mỗi cách sẽ ảnh hưởng khác nhau đến ngân sách, kết quả và tỷ lệ chi tiêu, bao gồm: 

  • Lowest-cost hay Automated bidding: Đặt giá thầu tự động/Đặt giá thầu chi phí thấp
  • Cost cap: Giới hạn chi phí
  • Bid cap: Giới hạn giá thầu
  • Minimum ROAS: ROAS tối thiểu

Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách hoạt động và những lưu ý của từng chiến lược giá thầu để mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thông báo mới về dữ liệu tiếp cận quảng cáo trên Facebook và Instagram

Automated bidding là gì?

Như tên gọi, Automated bidding là thiết lập mặc định của Facebook. Loại bid-camp này tích hợp sẵn cho mọi loại chiến dịch quảng cáo, bất kể mục tiêu chiến dịch của bạn là gì.

Facebook sẽ cố gắng giành vị trí quảng cáo cho bạn với chi phí thấp nhất hiện có. Mục tiêu là nhận được nhiều vị trí quảng cáo nhất có thể với ngân sách của bạn. Facebook sẽ tự tìm kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo với giá rẻ nhất và bạn không cần phải làm gì cả.

Dưới đây là cách bật Automated bidding

Sau khi tạo chiến dịch mới và tiến hành khai báo đầy đủ thông tin trong các danh mục quan trọng, bạn sẽ nhìn thấy một nhãn mới có tên Tối ưu hoá Ngân sách Chiến dịch (Campaign Budget Optimization).

Cách bật Automated bidding trong quảng cáo Facebook Dưới đây là cách bật Automated bidding

Nếu bật tùy chọn này, chiến dịch sẽ được chuyển sang Automated bidding. Bạn có thể chọn ngân sách hàng ngày cho chi tiêu quảng cáo hoặc ngân sách trọn đời cho toàn bộ chiến dịch. Facebook sẽ hướng tới việc sử dụng toàn bộ số tiền để mua không gian quảng cáo với giá rẻ nhất có thể.

Một lưu ý rằng, bất kể CPC của bạn là bao nhiêu thì Facebook cũng sẽ cắn hết daily budget đó để làm sao mang lại nhiều kết quả nhất.

Khi nào nên sử dụng Automated bidding cho Quảng cáo trên Facebook?

Đặt giá thầu tự động rất phù hợp với các chiến dịch mà bạn muốn có khối lượng kết quả cao trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn đang tập trung vào brand awareness, reach hoặc lượt xem video thì đặt giá thầu tự động sẽ giúp bạn thu hút được nhiều sự chú ý hơn trên quảng cáo của mình. Đây cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn đang thử nghiệm chiến lược quảng cáo mới hoặc vẫn đang tìm chỗ đứng với nền tảng Quảng cáo Facebook.

Đạt giá thầu tự động Facebook
Đạt giá thầu tự động phù hợp với những chiến dịch muốn đạt được kết quả cao trong thời gian ngắn

Tuy nhiên, “chi phí thấp nhất” không có nghĩa là bạn sẽ phải trả mức chi phí thấp nhất. Để giành được vị trí quảng cáo, "chi phí thấp nhất” đó có thể cao hơn mức bạn muốn trả một cách lý tưởng. Hoặc, bạn có thể phải trả rất nhiều tiền cho các chuyển đổi và tiêu hết ngân sách của mình một cách nhanh chóng. Ngoài ra, mặc dù đang nhận được rất nhiều lượt xem với “giá rẻ” nhưng không thực sự có nhiều tương tác hoặc chuyển đổi như bạn mong đợi.

Mẹo: Sử dụng đặt giá thầu tự động hay chi phí thấp nhất cho các chiến dịch đầu kênh (top-of-funnel), sau đó chuyển sang các chiến lược đặt giá thầu khác để đạt được triển vọng bán hàng.

Cost cap - Đặt giá thầu giới hạn chi phí là gì?

Để đặt giá thầu giới hạn chi phí Cost cap, trong phần Campaign Budget Optimization chọn Campaign Bid Strategy và chọn mục Edit, sau đó chọn Cost cap từ menu thả xuống.

Cost cap - Đặt giá thầu giới hạn chi phí

Với Cost Cap, Facebook sẽ tối ưu cho chiến dịch của bạn để mang lại kết quả tốt nhất với 1 giá thấp hơn giá mà bạn đặt ra.

Facebook giới hạn cách đặt cost cap cho một số loại chiến dịch cụ thể. Ví dụ: bạn không thể sử dụng nó cho các mục tiêu về brand awareness hoặc reach campaigns. Bạn chỉ có thể sử dụng cost cap cho các mục tiêu chiến dịch sau:

  • Traffic (lưu lượng truy cập)
  • Engagement (tương tác)
  • App installs (lượt cài đặt ứng dụng)
  • Video views (lượt xem video)
  • Lead generation (tìm kiếm khách hàng tiềm năng)
  • Conversions (chuyển đổi)
  • Catalog sales (doanh số theo danh mục)

Đặt giá thầu cost cap hoạt động bằng cách đặt giới hạn cho giá mỗi hành động (CPA) trung bình. Facebook sẽ đặt giá thầu cao hơn cho một số vị trí quảng cáo và thấp hơn cho những vị trí khác, nhưng tổng chi phí trung bình sẽ ở mức bằng hoặc thấp hơn giới hạn chi phí của bạn.

Khi nào nên sử dụng cost cap cho quảng cáo trên Facebook?

Cost cap là cách đặt giá thầu hiệu quả để duy trì CPA bằng hoặc thấp hơn một số tiền nhất định bất kể mọi điều kiện thị trường. Với cost cap, nhà quảng cáo có thể cân bằng giữa việc đạt mục tiêu chi phí thấp với lượng lượt xem và phản hồi quảng cáo cao.

Tốc độ chi tiêu của cost cap thường khá chậm, vì vậy, nếu bạn có mục tiêu nghiêm ngặt về CPA và quan tâm đến việc chi tiêu ngân sách thì lựa chọn automated bidding sẽ tối ưu hơn cost cap.

cost cap

Tuy nhiên, cost cap có thể làm chậm các chiến dịch quảng cáo so với chiến dịch đặt giá thầu lowest cost vì với cách đặt này Facebook sẽ chi tiêu toàn bộ ngân sách của bạn bằng cách đặt giá thầu bất cứ khi nào có thể. Nhưng vì đặt giá thầu giới hạn chi phí (cost cap) mang tính chiến lược hơn, nên có thể mất nhiều thời gian hơn để nền tảng tìm thấy các vị trí quảng cáo phù hợp với bạn.

Mẹo: Sử dụng đặt giá thầu giới hạn chi phí cho các quảng cáo nhằm vào những khách hàng tiềm năng đã biết đến thương hiệu. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để đặt quảng cáo, nhưng bạn có nhiều khả năng nhận được chuyển đổi hơn với chi phí thấp.

Bid cap - Đặt giá thầu giới hạn giá thầu là gì?

Giới hạn giá thầu chỉ tương thích với một số loại quảng cáo nhất định. Nếu mục tiêu chiến dịch là nhận thức thương hiệu, bạn sẽ phải sử dụng đặt giá thầu chi phí thấp nhất và không có quyền sử dụng/truy cập vào giới hạn giá thầu.

Cách bật đặt giá thầu bid cap
Cách bật đặt giá thầu bid cap

Chọn giới hạn giá thầu nghĩa là bạn đặt giới hạn về số tiền Facebook có thể đặt giá thầu cho một vị trí quảng cáo. Đây là một tùy chọn nâng cao. Không giống như giới hạn chi phí (trong đó Facebook giữ giá thầu trung bình dưới giới hạn của bạn), nó hoạt động như một giới hạn cứng đối với mọi giá thầu. Thay vì đặt mục tiêu chung, bạn phải tính toán và xem xét từng vị trí quảng cáo riêng lẻ.

Nếu sử dụng cách đặt giá thầu này, bạn cần phải ước tính chính xác chi phí của các vị trí quảng cáo để không vô tình đặt giới hạn giá thầu của mình quá thấp và bỏ lỡ các vị trí. Bạn cũng sẽ phải theo dõi chiến dịch để có thể cập nhật giới hạn giá thầu nếu cần.

Mẹo: Nếu muốn sử dụng giới hạn giá thầu, trước tiên hãy chạy thử nghiệm với các chiến lược đặt giá thầu khác. Điều này sẽ giúp bạn tính toán giới hạn giá thầu lý tưởng chính xác hơn.

Khi nào sử dụng bid cap - giới hạn giá thầu cho quảng cáo trên Facebook?

Giới hạn giá thầu là chiến lược cho phép bạn kiểm soát nhiều nhất ngân sách quảng cáo Facebook của mình và bạn được quyền đưa ra quyết định trực tiếp về chi phí của mọi giá thầu.

Đây là một lựa chọn tốt khi bạn có mục tiêu chi phí nghiêm ngặt hoặc muốn tập trung vào chuyển đổi chất lượng cao. Mặc dù điều này gây khó khăn hơn trong việc quyết định chi tiêu ngân sách, nhưng bạn có thể theo dõi tất cả các chi phí của mình và nhắm đến các vị trí đặt quảng cáo tốt nhất.

Khi nào thì nên chọn chiến lược giới hạn giá thầu cho quảng cáo Facebook
Khi nào thì nên chọn chiến lược giới hạn giá thầu cho quảng cáo Facebook

Theo Facebook, nếu một quảng cáo hoạt động kém hiệu quả hoặc ngân sách bị sử dụng nhanh chóng, thì giới hạn giá thầu của bạn có thể quá thấp. Để tiếp cận nhiều người hơn, bạn có thể tăng giới hạn giá thầu hoặc thử nghiệm với các phiên bản khác nhau của quảng cáo, chẳng hạn như nội dung mới hoặc mở rộng đối tượng mục tiêu.

Mẹo: Hãy nhớ rằng Facebook luôn “ưu đãi” cho những quảng cáo có chất lượng cao hoặc đặc biệt phù hợp với đối tượng mục tiêu mà bạn lựa chọn. Một vài điều chỉnh nhanh chóng đối với quảng cáo có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho khả năng đặt giá thầu của bạn.

Minimum ROAS - ROAS tối thiểu là gì?

Giống như giới hạn giá thầu, đây là một tùy chọn nâng cao, chỉ có sẵn cho một số chiến dịch và có một số điều kiện nhất định như: tài khoản doanh nghiệp phải được xác minh hoặc có lịch sử chạy quảng cáo với Facebook trong một thời gian và cần một pixel Facebook hoặc SDK đang hoạt động. Tuy nhiên, ngay cả khi đáp ứng được những tiêu chí này, bạn chỉ có thể sử dụng ROAS tối thiểu cho ba loại chiến dịch:

  • Lượt cài đặt ứng dụng
  • Chuyển đổi
  • Doanh số theo danh mục

Nói cách khác, ROAS tối thiểu thường được sử dụng cho các chiến dịch mà Facebook có thể đo lường trực tiếp doanh thu từ ứng dụng, trang web hoặc trong Facebook Messenger.

ROAS tối thiểu khác với các chiến lược giá thầu khác ở chỗ bạn không cần đặt giới hạn ngân sách cho giá thầu của mình. Thay vào đó, bạn chỉ cần cho Facebook biết doanh thu tối thiểu mà bạn muốn nhận được từ quảng cáo của mình.

Minimum ROAS
Không cần đặt giới hạn ngân sách cho giá thầu với ROAS tối thiểu (Ảnh minh họa)

Khi xuất bản quảng cáo, Facebook Ads sẽ dành một khoảng thời gian cho giai đoạn máy học (learning phase), đồng thời tìm ra cách đáp ứng doanh thu tối thiểu. ROAS có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu tại thời điểm này, nhưng khi giai đoạn máy học kết thúc, bạn sẽ đạt được các mục tiêu ROAS của mình.

Nếu Facebook không thể giúp bạn đạt được doanh thu mục tiêu đó thì ngân sách của bạn sẽ không bị chi tiêu. Nếu sử dụng ROAS tối thiểu, chiến dịch có thể mất một khoảng thời gian và không có gì đảm bảo rằng tất cả ngân sách của bạn sẽ được chi tiêu.

Kết

Chiến lược giá thầu quảng cáo Facebook có phù hợp với bạn hay không sẽ phụ thuộc vào ngân sách, khung thời gian, mục tiêu chiến dịch, mức độ tin cậy và cách bạn đo lường hiệu suất. Bạn có thể và nên sử dụng các chiến lược giá thầu khác nhau cho mỗi chiến dịch hoặc thậm chí cho các quảng cáo và bộ quảng cáo khác nhau trong một chiến dịch.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo socialmediaexaminer

>> Có thể bạn quan tâm: Nợ tiền quảng cáo Facebook có sao không? Cách trả tiền quảng cáo trên Facebook

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.