Thứ Tư, Tháng Hai 8, 2023
Email: marketingai@admicro.vn
  • E-Magazine
  • Từ điển marketing
  • Cho nhà quản lý
Marketing Admicro
admicro
vccorp
No Result
View All Result
giới thiệu về marketingai
  • Home
  • Marketing News
  • PodcastNew
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight
MarketingAI
No Result
View All Result
Home Góc nhìn Agency

Kịch bản dập tin, bưng bít khủng hoảng: Chúng ta có đang bị truyền thông “dắt mũi”?

Bởi Minh Anh
12/01/2023
trong Góc nhìn Agency
0

Khủng hoảng truyền thông luôn là một vấn đề nhức nhối đối với các bộ phận, tập thể, doanh nghiệp. Xử lý khủng hoảng sai cách sẽ gây ra những hệ lụy không đáng có. Và chúng ta – những người sử dụng mạng xã hội, cần hết sức tỉnh táo, tìm hiểu ngọn ngành vấn đề và rèn luyện tư duy phản biện để có một cái nhìn khách quan nhất trước làn sóng của sự việc. 

Mục lục: Ẩn
1 Khủng hoảng truyền thông là gì
2 Dập khủng hoảng này bằng một khủng hoảng khác
3 “Dập lửa” sai cách và khủng hoảng niềm tin
4 Hãy là người dùng mạng tỉnh táo

Khủng hoảng truyền thông là gì

Khủng hoảng truyền thông là một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty và các bên liên quan. Nếu khủng hoảng truyền thông không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khó lường đến lòng tin và uy tín của cá nhân, doanh nghiệp. 

Mỗi khủng hoảng truyền thông sẽ có các cách xử lý khác nhau như: im lặng để mọi việc lắng dần theo thời gian, xin lỗi chân thành và khắc phục, phản bác và tấn công lại tin khủng hoảng đó hoặc dập khủng hoảng này bằng một khủng hoảng khác. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích rõ hơn về cách xử lý khủng hoảng thứ tư.

Khủng hoảng truyền thông sẽ gây ra những hệ quả không đáng có nếu xử lý sai cách

Dập khủng hoảng này bằng một khủng hoảng khác

Kịch bản của loại xử lý khủng hoảng này sẽ có tiến trình như sau:

– Bước 1: Khi khủng hoảng xảy ra, các tin giả được tung ra nhằm gây hoang mang dư luận, từ đó mọi người sẽ không biết được đâu là thông tin đúng. 

– Bước 2: Bịt đi nguồn thông tin chính xác thông qua nhiều hình thức khác nhau như làm bay màu page, dập comment, xóa các bằng chứng,… để công chúng không có thêm dữ liệu mà bàn tán.

– Bước 3: Thông báo và giải thích một cách hợp lý trên các kênh chính thống.

– Bước 4: Truy tìm và xóa nốt dấu vết, khoá comment.

– Bước 5: Tạo một “đám cháy to hơn” để mọi người quên đi “đám cháy khác” bằng cách tung ra các tin giật gân mới, drama showbiz.

– Bước 6: Sau một khoảng thời gian mọi việc sẽ lắng xuống và mọi người sẽ lại quên đi những sự việc đã xảy ra.

Đưa thông tin giả làm “nhiễu” các thông tin chính xác

“Dập lửa” sai cách và khủng hoảng niềm tin

Thời đại 4.0 khiến mạng xã hội càng có sức bùng nổ, tin tức lan truyền nhanh như tên lửa. Khủng hoảng truyền thông được xử lý hiệu quả nhất là trong vòng 12-24 giờ. Nếu vượt quá ngưỡng “khung giờ vàng”, sẽ đẩy cảm xúc của công chúng lên cao, đồng thời, đưa mọi chuyện đi xa thực tế.

Một trong những lỗi sai cơ bản của một số bộ phận, tập thể khi xử lý khủng hoảng truyền thông là đổ tội và phủi sạch mọi trách nhiệm như đổ cho nạn nhân, các “thế lực thù địch”, đơn vị liên quan,… Điều mà họ cần làm là thể hiện thái độ cầu thị, hối lỗi và sửa chữa sai lầm.  Vụ việc của cậu bé tử vong tại trường GateWay là một ví dụ điển hình của lỗi xử lý khủng hoảng. Khi sự việc xảy ra, nhà trường đã chọn cách đổ lỗi, quy mọi trách nhiệm cho cá nhân liên quan. Chính cách xử lý này đã gây ra làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng trước việc xử lý vô trách nhiệm của nhà trường, khiến các bậc phụ huynh mất niềm tin vào sự an toàn của ngôi trường mà con mình theo học.

Xử lý khủng hoảng truyền thông sai cách của trường GateWay

Ngoài ra, xử lý khủng hoảng truyền thông cần sự minh bạch, công tâm. Nếu thông tin sai lệch cần lên tiếng đính chính ngay thay vì bịt kín mọi chuyện. Bởi nghi ngờ sẽ khiến câu chuyện dấy lên một mồi lửa, gây bức xúc cho dư luận, tạo ra những câu chuyện rời xa sự thật nhất và khiến mọi người mất đi niềm tin vào bên xử lý khủng hoảng. Bên cạnh đó, sự việc không được giải quyết ổn thỏa sẽ trở khiến các phe chống phá trục lợi, điều hướng dư luận theo một hướng khác. 

Hãy là người dùng mạng tỉnh táo

Đứng trước nhiều luồng thông tin trái chiều, không phải ai cũng đủ minh mẫn để biết rõ thông tin chính xác. Một trong những cách mà bạn có thể làm là:

– Đừng vội xúc động, chia sẻ những thông tin không chính thống, thông tin giả. Đứng ngoài vụ việc nếu vẫn chưa có bất kỳ thông tin xác thực nào về vấn đề xảy ra. 

Hãy tỉnh táo khi dùng mạng xã hội

– Không nghe lời xúi giục, “thổi gió bên tai” của các phe phản động nhằm gây ảnh hưởng tới chính bản thân bạn, gia đình và nhà nước.

– Luôn đặt câu hỏi, rèn luyện tư duy phản biện về các vấn đề trong cuộc sống để không bị “dắt mũi” trước vô vàn thông tin giả trên mạng xã hội.

Kết

Hiểu về cách xử lý khủng hoảng sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về từng sự việc xảy ra. Mạng xã hội là một “sân chơi” tự do ngôn luận, nhưng hãy nhớ rằng: bạn cần chịu trách nhiệm cho mọi phát ngôn của mình. Đừng “sập bẫy” và trở thành “công cụ” bị lợi dụng trước những thông tin không chính thống.

Minh Anh – MarketingAI

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Anh

Minh Anh

Content Writer | MarketingAI Mình là Mint thích ăn xôi.

Tin liên quan

03 bài học đắt giá về bản địa hoá sản phẩm khi gia nhập thị trường Trung Quốc

03 bài học đắt giá về bản địa hoá sản phẩm khi gia nhập thị trường Trung Quốc

1 ngày ago
“Đi đến nơi có gió” – Một bộ phim chữa lành và bài học về chiến lược tiếp thị bản địa hoá

“Đi đến nơi có gió” – Một bộ phim chữa lành và bài học về chiến lược tiếp thị bản địa hoá

6 ngày ago

Mua vàng ngày Vía Thần Tài: phong tục hay chỉ là “chiêu trò” Marketing?

1 tuần ago

Điểm lại các trend từng “làm mưa làm gió” năm 2022

2 tuần ago

5 “câu thần chú” cải thiện cột sống dành cho dân văn phòng

2 tuần ago

Chiến lược trả lời những câu hỏi kém duyên ngày Tết của dân Marketing

3 tuần ago

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất:

Picsart ra mắt công cụ AI “hô biến” ảnh người yêu cũ thành vật thể khác

08/02/2023

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? 4 giai đoạn chính trong chiến lược theo từng chu kỳ

08/02/2023

Top 20+ ý tưởng Content Valentine cực “đốn tim” cho chiến dịch đột phá

08/02/2023

CPS là gì? Tầm quan trọng của CPS trong Affiliate Marketing

07/02/2023

Google thử nghiệm tính năng Bard cạnh tranh với ChatGPT

07/02/2023

03 bài học đắt giá về bản địa hoá sản phẩm khi gia nhập thị trường Trung Quốc

07/02/2023
logo-marketingai-trang
MarketingAI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
–

Logo admicro và vccorp

Điều khoản

– Về chúng tôi

– Liên hệ

– Chính sách bảo mật

– Điều khoản sử dụng

DMCA.com Protection Status

Kết nối với MarketingAI

Facebook

Youtube

Telegram

Twitter

Thông tin liên hệ

Email: marketingai@admicro.vn

Điện Thoại: 0896.43.1468

Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing News
  • Podcast
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.