Quảng cáo và Marketing: Những khác biệt cơ bản

15 Thg 05

Xét về Marketing và Quảng cáo, 2 khái niệm tưởng như vô cùng quen thuộc nhưng vẫn rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Vậy marketing là quảng cáo đúng hay sai? Chúng mặc dù có mối quan hệ mật thiết tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt. Để phân biệt marketing và quảng cáo có những điểm tương đồng và khác biệt gì thì ngay bây giờ MarketingAI mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Marketing và Quảng cáo (Advertising)

Song song với sự phát triển của Digital Marketing, từ Marketing đang bị lạm dụng khá nhiều trong các lớp dạy Quảng Cáo - Advertising:

  • Dạy quảng cáo Facebook - Facebook Marketing
  • Dạy dùng tool trên Zalo - Zalo Marketing
  • Dạy dùng tool trên Mạng xã hội - Social Marketing

Điều này làm nhiều người nghĩ rằng, mặc định Digital Marketer là phải là một siêu-nhân-xuất-chúng, am hiểu và biết sử dụng tất tần tật tất cả các thể loại công cụ quảng cáo và các nhà tuyển dụng lại đưa ra các yêu cầu tuyển dụng trời ơi... với mức lương khá thấp.

Hậu quả thì ai cũng thấy, các doanh nghiệp lớn tìm người làm Digital MARKETING thật sự thì không có, chỉ thấy các bạn ADVERTISER tham gia tuyển dụng và nghĩ rằng mình đã và đang làm Marketing.

Phân biệt Marketing và advertising
Phân biệt giữa Marketing và Quảng cáo 

Vậy Marketing và Quảng cáo khác nhau ở những điểm nào?

1. Về khái niệm:

Marketing: Marketing là quá trình tìm (phát hiện) ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dựa trên những nền tảng (sản phẩm, dịch vụ, hệ thống,..) mà chúng ta đang có.

Một số định nghĩa khác:

  • Marketing là một sản phẩm tốt (theo tôi là sản phẩm phù hợp) được bán ở những nơi thuận tiện cho đúng người cần mua với mức giá hợp lý - theo Adcoketal.
  • Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương tác - theo Kotler 1980.
  • Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các cổ đông (American Marketing Association 2008).
  • Marketing là việc nhận dạng ra được những gì mà xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán được, từ đó sẽ không lợi nhuận (Wiki).

Hay cũng có thể nói nôm na theo định nghĩa marketing cũng chính là bán hàng và quảng cáo

Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

  • Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.

2. Về hoạt động

Marketing: là một quá trình nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu... trên nhiều kênh và phương thức khác nhau, để đảm bảo rằng ngân sách họ chi ra mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

Quảng cáo: thực thi các hoạt động của một kế hoạch marketing, tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng.

3. Chúng ta có thể tưởng tượng như sau:

Marketing là một chiếc bánh lớn, trong đó có nhiều miếng, mỗi miếng bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng...

Quảng Cáo là một miếng bánh trong chiếc bánh đấy. Tuy nhiên nó không hoạt động độc lập, mà phải tương hỗ với các miếng bánh còn lại để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho tổng thể một chiến dịch marketing.

Sự khác biệt nằm ở vị trí công việc của người làm Marketing và Quảng cáo

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về ngành Marketing và Quảng cáo, điểm khác biệt còn được thể hiện ở vị trí công việc.

Những cử nhân tốt nghiệp ngành Marketing có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc như:

  • Chuyên viên Marketing tại các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Chuyên viên quản trị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường.
  • Nghiên cứu, giảng dạy về Marketing tại các trung tâm, các trường đại học.

Còn cử nhân của ngành Quảng cáo - Advertising thường sẽ đảm nhiệm các vị trí như:

  • Chuyên viên marketing quảng cáo, truyền thông tại các công ty trong và ngoài nước.
  • Phụ trách PR, truyền thông cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Giảng dạy ngành quảng cáo tại các cơ sở đào tạo, trường học.
  • Thiết kế quảng cáo cho doanh nghiệp.
  • Đạo diễn sản xuất quảng cáo tạo các studio.
  • Điều hành quảng cáo của doanh nghiệp.

Tuy phân biệt quảng cáo và marketing có nhiều điểm khác nhau về chuyên môn, thế nhưng nếu xét theo tính chất công việc thì bạn hoàn toàn có thể linh động để lựa chọn phù hợp công việc cho mình theo tố chất và năng lực.

Lời kết

Như vậy, khi đã phân biệt marketing và quảng cáo có những điểm khác nhau ra sao thì người làm Quảng Cáo nếu xây dựng và triển khai một chiến dịch rất cần trao đổi với người làm Marketing Manager, không thể mạnh ai người đấy chạy. Bằng không, chiến dịch sẽ khó lòng đạt được hiệu quả cao nhất. Và đây cũng chính là căn bệnh rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải khi chưa hiểu rõ marketing và quảng cáo là gì hay khái niệm quảng cáo trong marketing là gì. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn thấu đáo nhất.

Nguồn: Trí thức trẻ

MarketingAI - Admicro

>>> Có thể bạn quan tâm:   
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.