Huyền thoại về Lotte: cách một nhà sản xuất kẹo cao su ở Nhật Bản trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc

04 Thg 09

Được thành lập bởi một người Hàn Quốc di cư đến Tokyo, Nhật Bản vào năm 1948 để sản xuất kẹo cao su, Lotte ngày nay là một tập đoàn bán lẻ, khách sạn và giải trí toàn cầu. Thương hiệu nội nhưng lại thành lập ở nơi xứ người. Đằng sau huyền thoại về Lotte là câu chuyện huyền thoại ít ai biết. 

Lotte là 1 trong 6 tòa nhà cao nhất thế giới

Năm 1941, trong Thế chiến thứ hai, Shin Kyuk-ho - một thanh niên Hàn Quốc quyết định bỏ lại trang trại lợn của gia đình, lên đường dựng xây tham vọng. Sau khi học xong trung học, Shin Kyuk-ho lên tàu từ thành phố cảng Busan của Hàn Quốc đến Nhật Bản với ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia. Thế nhưng, thật bất ngờ khi người đàn ông lại trở thành người đứng đầu Lotte - một tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và được biết đến như "ông trùm kẹo cao su" của châu Á.

Ngày nay, Lotte có một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, khách sạn và công viên giải trí toàn cầu. Trụ sở chính cao 123 tầng của nó ở Seoul và là tòa nhà cao thứ sáu trên thế giới. Lotte là một biểu tượng đáng tự hào về sự trỗi dậy nhanh chóng của Hàn Quốc. Tuy nhiên lịch sử của thương hiệu này rất phức tạp và liên quan đến mối quan hệ chính trị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

“Kẹo cao su là sản phẩm quan trọng nhất của dòng sản phẩm bánh kẹo Lotte”, một phát ngôn viên của Lotte trả lời báo chí. “Và trong số đó, kẹo cao su Lotte’s Xylitol có ảnh hưởng lớn nhất. Sản phẩm này được xem là kẹo cao su quốc dân của Hàn Quốc".

Ngày nay, những gói Xylitol màu xanh lá cây và trắng có thể được tìm thấy trên các kệ hàng tiện lợi trên khắp thế giới. Shin Kyuk-ho đã xây dựng đế chế "kẹo cao su" như thế nào?

Quảng cáo đầu tiên về kẹo cao su Lotte’s Juicy & Fresh trên bảng quảng cáo ở Seoul, Nam Triều Tiên

Shin Kyuk-ho sinh ra là con út trong một gia đình có 10 người con vào năm 1921 tại Ulsan, khi đó là một thị trấn cảng nhỏ ở phía đông nam của Hàn Quốc. Sau khi đến Tokyo, ông bắt đầu với công việc giao báo kiếm sống khi đang theo học tại một trường cao đẳng kỹ thuật. Ông lấy tên tiếng Nhật - Shigemitsu để hòa nhập với các bạn học.

Giống như nhiều người ở Nhật Bản thời hậu chiến, Shin trở nên say mê với mọi thứ của Mỹ. Sau khi chứng kiến những người lính Mỹ phát kẹo cao su cho trẻ em, ông đã có cảm hứng thành lập công ty riêng của mình ở Tokyo để sản xuất kẹo cao su cho thị trường Nhật Bản. Việc này gây ra nhiều tranh cãi bởi chưa có bất kỳ người Hàn Quốc nào lại xây dựng đế chế kinh doanh ở nơi được xem là kẻ thù của dân tộc (Hàn lúc này là thuộc địa của Nhật Bản).

Một công nhân lắp ráp bao bì kẹo cao su tại một trong những nhà máy đầu tiên của Lotte

Công ty của Shin bắt đầu kinh doanh vào năm 1948, sản xuất kẹo cao su lấy tên là Cowboy và Mable Gum. Và sau này, khi lấy tên Lotte, vị CEO này giải thích rằng nó xuất phát từ giấc mơ làm tiểu thuyết gia của ông. Lotte được lấy cảm hứng từ Charlotte, nhân vật nữ chính trong cuốn tiểu thuyết Thế kỷ 18 của Wolfgang von Goethe: "Những nỗi buồn của chàng trai trẻ".

Shin nhanh chóng mở rộng sang sản xuất các sản phẩm thực phẩm khác như bánh kẹo và socola. Công ty của ông đã vinh dự tài trợ cho các chương trình truyền hình và đội bóng chày Nhật Bản, Lotte Orions.

Thành công của Lotte ở Nhật Bản là điều không cần bàn cãi và thành công của Shin ở một đất nước rất coi trọng vấn đề sắc tộc là minh chứng cho tham vọng của chàng trai trẻ người Hàn Quốc.

>> Xem thêm: Muji – Chiến lược toàn cầu đằng sau đế chế ‘Không thương hiệu’ của Nhật Bản
Một tấm áp phích quảng cáo kẹo Lotte’s Almond Big Bar

Năm 1965, một dấu mốc mới mở ra khi Nhật Bản và Hàn Quốc cuối cùng đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Điều này cho phép Lotte mở rộng sang đất mẹ của Shin vào năm 1967, thời điểm Hàn Quốc đang trải qua một thời kỳ phát triển chưa từng thấy. Đúng như nguồn gốc của nó, sản phẩm đầu tiên của Lotte tại Hàn Quốc cũng sẽ là kẹo cao su.

Lotte nhanh chóng trở thành tập đoàn lớn thứ năm của Hàn Quốc, phát triển nhanh chóng sau chiến tranh. Các công ty này đã giúp biến Hàn Quốc từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới thành một cường quốc xuất khẩu và có nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới.

Những năm ở thập niên 70-80, ​​Lotte tập trung vào việc mở rộng ra nước ngoài, xây dựng nhà máy ở bang Michigan của Hoa Kỳ và mở văn phòng kinh doanh tại Chicago để bán kẹo cao su và bánh quy sang thị trường Hoa Kỳ.

Sau đó Lotte mở rộng trên khắp châu Á và ra mắt của các công ty con tại các thị trường đang phát triển như Thái Lan vào năm 1988 và Indonesia vào năm 1993. Và cuối cùng dừng chân ở Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.

Khách hàng xếp hàng bên ngoài cửa hàng trong lễ ra mắt một trong những sản phẩm socola đầu tiên của Lotte

Tại quê nhà, nền kinh tế bùng nổ khiến người Hàn Quốc có nhiều thu nhập khả dụng hơn để chi tiêu cho đồ ăn nhẹ, dẫn đến việc Lotte phát triển Pepero - một loại bánh quy nhúng socola và bán theo hộp.

Tuy nhiên, sản phẩm vấp phải tranh cãi dữ dội khi thương hiệu Pocky Nhật Bản kiện Lotte đã ăn cắp ý tưởng của họ. Tưởng rằng vụ tranh chấp này sẽ khiến Lotte điêu đứng nhưng không ngờ Pepero đã giúp Lotte nâng tầm lên một đỉnh cao mới.

tạo ra các sản phẩm nhưĐã có phản ứng dữ dội từ thương hiệu Pocky của Nhật Bản, hãng đã phát minh ra một món ăn nhẹ tương tự vào năm 1966 và cho rằng Lotte đã đánh cắp ý tưởng của mình. Nhưng Pocky đã vấp phải một rào cản trong thủ tục pháp lý vì vào thời điểm đó, chỉ có Pepero được bán ở Hàn Quốc.

Thậm chí đất nước này còn dành ra 1 ngày gọi là "Ngày Pepero", diễn ra vào ngày 11 tháng 11 ở Hàn Quốc và tổ chức gần giống như Ngày lễ tình nhân. Trong ngày này những người trẻ Hàn Quốc sẽ xếp hàng mua những gói Pepero để ăn và chia sẻ với bạn bè của họ.

Nguồn gốc của ngày lễ không được nhắc lại cụ thể, song một số người nói rằng đó là hình dạng của những que Pepero giống với ngày 11.11. Lotte đã thắng lớn trong ngày lễ này khi báo cáo truyền thông đã ghim doanh số bán hàng của Pepero chỉ riêng trong ngày hôm đó chiếm mức 50% tổng số doanh thu cả năm.

>> Xem thêm: Honda gợi lên ký ức về Disney trong chiến dịch số “Enchanted Odyssey”
Lotte bán Pepero vấp phải cạnh trạnh của thương hiệu Pocky của Nhật Bản

Thế nhưng thành công của Lotte được nhớ đến nhiều nhất khi gắn liền với ngành sản xuất kẹo cao su. Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học đã tìm ra chất xylitol, một chất thay thế đường đang được dùng nhiều ở Phần Lan vì lợi ích làm sạch răng miệng của nó. Cuối cùng, khi được cấp phép làm phụ gia thực phẩm vào năm 1997, Lotte đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội khi tạo ra một loại kẹo cao su có chất làm ngọt, trở thành công ty đầu tiên ở Nhật Bản sản xuất kẹo cao su Xylitol.

Số kẹo cao su của Lotte bán ra nhiều đến nỗi, người phát ngôn của công ty này còn nói rằng: “Nếu bạn lót lên tất cả số kẹo chúng tôi đã bán ra, nó sẽ kéo dài đến 269.561 km, tương đương 6,7 vòng Trái đất".

Shin Kyuk-ho, người sáng lập kiêm Chủ tịch danh dự của Tập đoàn Lotte

Đế chế của Lotte giờ đây đã vươn xa hơn cả kẹo cao su và nó vẫn tiếp tục phát triển, nhưng Shin không còn nắm quyền lãnh đạo.

Trước khi qua đời vào năm nay ở tuổi 98, Shin là ông trùm giàu có cuối cùng của Hàn Quốc được ghi nhận là người đã giúp đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói sau cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Ông đã sống đủ lâu để chứng kiến bản thân bị truy tố và chứng kiến hai người con trai của mình tranh giành đế chế mà ông đã mất cả đời xây dựng.

Hải Yến - MarketingAI

Theo SCMP - Ảnh: SCMP

>> Có thể bạn chưa biết: Chiến lược marketing của Vsmart: cuộc chơi của tân binh có máu “liều”

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.