Hindustan Unilever ra mắt 'The Bin Boy' - Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải

13 Thg 05

Hindustan Unilever Limited đã ra mắt bộ phim 'The Bin Boy' như một phần của sáng kiến ​​CSR. Bộ phim nhằm truyền bá nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của quản lý chất thải.

Mỗi ngày ở Ấn Độ, có hàng nghìn tấn rác thải được đưa vào các bãi rác, sông ngòi và đại dương. Để phát triển các giải pháp quản lý chất thải, chúng ta cần thực hiện nhiều hoạt động tích cực hơn. Đó cũng là lí do Hindustan Unilever Ltd (HUL) phát động chiến dịch “The Bin Boy”. Đây là chiến dịch truyền cảm hứng cho các cá nhân, nhằm mục đích thúc đẩy sự thay đổi hành vi của người dân và thúc giục họ phân loại rác thải tại gia đình và xã hội dân cư. Thông qua một câu chuyện hấp dẫn và cuộc đối thoại kích thích tư duy, chiến dịch thu hút sự chú ý đến mức độ nghiêm trọng của việc xử lý rác thải hỗn hợp và sự cần thiết phải hành động ngay lập tức. 

chiến dịch thu hút sự chú ý đến mức độ nghiêm trọng của việc xử lý rác thải

chiến dịch truyền cảm hứng cho các cá nhân
Hindustan Unilever đã thực hiện một bộ phim để nêu bật tầm quan trọng của việc tách biệt chất thải khô và ướt

Được lên ý tưởng bởi Ogilvy, bộ phim kể về một cậu bé ngồi trong thùng rác. Anh ta không di chuyển sau nhiều lần yêu cầu của các thành viên trong gia đình và những người trong khu phố. Hành động thu hút sự chú ý của người xem và cũng được truyền thông đưa tin. Cuối cùng, bà của cậu bé được gọi đến tại chỗ để thuyết phục cậu bé lên tiếng. Khi được hỏi, cậu bé nói với bà ngoại rằng dù sau nhiều lần cố gắng nhờ bố mẹ phân loại rác khô và ướt nhưng họ vẫn không làm. Cậu bé nói thêm: Nếu điều này vẫn tiếp tục diễn ra thì trong tương lai, cậu cũng rất có thể trở thành  rác. Phân đoạn tiếp theo là hình ảnh của các bậc cha mẹ cảm thấy xấu hổ, họ bắt đầu từng bước phân biệt và xử lý các rác thải khô và ướt.

Khi nói đến phân biệt chất thải, hầu hết mọi người đều biết được tầm quan trọng của nó nhưng không phải ai cũng chịu trách nhiệm với những rác thải mà mình thải ra hằng ngày. Thông qua bộ phim nhẹ nhàng nhưng đầy sức mạnh này, trách nhiệm đó đã nhẹ nhàng tiếp cận được đến mọi người. Chiến dịch “The Bin Boy” đã nêu bật được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải ướt, khô và nguy hại riêng biệt hàng ngày. 

https://www.youtube.com/watch?v=uMd8pHjab-M&t=4s

Phát biểu về chiến dịch Sanjiv Mehta, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành, Hindustan Unilever Ltd cho biết: “Nhu cầu hành động khẩn cấp về vấn đề phân loại rác thải chưa bao giờ lớn hơn thế. Tại HUL, chúng tôi nhận ra vai trò của mình trong bối cảnh này và đã làm việc với các cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực này và Chính phủ để thúc đẩy hành động đơn giản, tích cực mà mỗi chúng ta có thể làm. Chúng tôi hướng tới việc trao quyền cho các cộng đồng để đạt được mục tiêu Vệ sinh và một nền kinh tế không rác thải. Trẻ em là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất sự thay đổi trong xã hội và cũng là động lực mạnh mẽ nhất. Chúng tôi tin rằng chiến dịch mới nhất của chúng tôi với nhân vật chính là trẻ em sẽ truyền cảm hứng và đoàn kết các công dân để tạo ra một ngày mai xanh hơn, không rác thải.”

Kainaz Karmakar và Harshad Rajadhyaksha, Giám đốc Sáng tạo, Ogilvy Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi cần phải tìm ra một giải pháp nổi bật để đưa ra quan điểm không thể chấp nhận được về tầm quan trọng của việc phân loại chất thải. Mặc dù đã có đủ người nghe về sự cần thiết phải phân loại, nhưng nó cần được truyền bá rộng rãi hơn, đến với tất cả mọi người trên toàn cầu. Để truyền cảm hứng cho những hành động sau này, chúng tôi phải đặt vấn đề này thành cá nhân và làm chúng một cách thú vị, giải trí. Đó là nơi chúng tôi tin rằng hình ảnh của cậu bé trong thùng rác sẽ thu hút sự chú ý của mọi người. Chúng tôi cũng rất vui với cách đạo diễn phim của chúng tôi, Buddy đã làm sống động câu chuyện theo một cách thú vị, hấp dẫn; điều mà mọi người nhận ra rằng rốt cuộc chẳng có gì đáng cười cả.”

Thanh Thanh - MarketingAI

Theo Campaigns of the World

>>> Có thể bạn quan tâm: “The Comeback”: Câu chuyện về một người cha, một người con và một ngôi làng bị lãng quên

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.