GoBear tăng 17 triệu đô la để mở rộng dịch vụ tài chính tiêu dùng tại thị trường châu Á

28 Thg 05

Mới đây, một start up công nghệ tài chính có trụ sở tại Singapore, GoBear đã huy động được 17 triệu đô la từ nhà đầu tư Walvis Participaties - một công ty đầu tư mạo hiểm của Hà Lan và Aegon NV - một nhà cung cấp quản lý tài sản và bảo hiểm nhân thọ. Thỏa thuận này đã mang lại cho GoBear''s tổng số tiền tài trợ lên đến là 97 triệu đô la và sẽ được sử dụng để mở rộng nền tảng dịch vụ tài chính tiêu dùng tại thị trường châu Á, hiện đang có sẵn ở 7 thị trường tiềm năng là: Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Chia sẻ với TechCrunch, người sáng lập và Giám đốc điều hành Adrian Chng cho biết, GoBear sẽ tập trung vào cái mà họ gọi là ‘ba trụ cột tăng trưởng’ của mình bao gồm: Một "siêu thị" tài chính trực tuyến phát triển từ dịch vụ so sánh / tổng hợp các sản phẩm tài chính của công ty; môi giới bảo hiểm trực tuyến; và hoạt động cho vay kỹ thuật số - gần đây đã mở rộng bằng cách mua lại nền tảng cho vay tiêu dùng AsiaKredit.

Công ty cũng đã bổ sung 3 giám đốc điều hành mới trong vài tháng qua nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh:

  • Giám đốc công nghệ thông tin Valeriy Gasratov
  • Giám đốc chiến lược Jinnee Lim
  • Giám đốc cho vay mới Mike Singh từ AsiaKredit

Trước khi chuyển sang kinh doanh các dịch vụ tài chính như hiện nay, GoBear ban đầu được ra mắt dưới dạng một công cụ tìm kiếm siêu dữ liệu vào năm 2015. Công ty hiện đang làm việc với hơn 100 đối tác tài chính, bao gồm ngân hàng và nhà cung cấp bảo hiểm, họ cho biết nền tảng của mình đã được hơn 55 triệu người sử dụng để tìm kiếm hơn 2.000 sản phẩm tài chính cá nhân.

Startup GoBear phục vụ người tiêu dùng không có thẻ tín dụng hoặc không có quyền truy cập vào các công cụ xây dựng tín dụng truyền thống. Tương tự như các công ty fintech khác tập trung vào những cá nhân không có tài khoản ngân hàng (hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính phổ thông). GoBear tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu thay thế để đánh giá rủi ro cho vay, bao gồm các mô hình trong hành vi của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu một đơn xin vay hoàn tất hồ sơ trong vòng chưa đầy một phút, thì nhiều khả năng là gian lận. Các ứng dụng được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8:30 đến nửa đêm sẽ ít rủi ro hơn so với các đơn được thực hiện trong khoảng từ 2 giờ sáng đến 5 giờ sáng.

Các dữ liệu từ điện thoại thông minh cũng được sử dụng để đánh giá mức độ tín dụng ở các thị trường như Philippines, nơi có hơn 40% dân số sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ có dưới 10% tỷ lệ dùng thẻ tín dụng.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng theo Chng cho biết, GoBear đã có biên lợi nhuận gộp tích cực kể từ cuối năm 2019. Mặc dù lãi suất bảo hiểm du lịch giảm nhưng công ty vẫn thấy nhiều tiềm năng phát triển khi nhận thấy nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm bảo hiểm và cho vay khác. Tỷ lệ đơn hàng môi giới bảo hiểm trực tuyến đã tăng trung bình lên 52% trong 3 tháng qua, và công ty cũng chứng kiến ​​mức tăng trưởng 50% từ các sản phẩm cho vay so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: TechCrunch

Tại thị trường đầy tiềm năng như châu Á cũng đang có nhiều công ty fintech khác có mô hình kinh doanh giống với một số dịch vụ mà GoBear cung cấp, như nền tảng so sánh MoneySmart, CompareAsiaGroup và Grab Financial Group. Về mặt cạnh tranh, Chng cho biết, Go Bear không chỉ có nhiều cơ hội thị trường ở châu Á (với 300 triệu người không có tài khoản ngân hàng trên 7 thị trường của GoBear), mà công ty cũng phân biệt về 3 dịch vụ cốt lõi của mình, tất cả đều được kết nối và thu hút trên cùng một nguồn dữ liệu để ghi điểm tín dụng.

Chng cũng đưa ra dự đoán rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhiều tổ chức tài chính tiến hành số hóa các sản phẩm của họ và tìm kiếm các đối tác như GoBear để giúp họ quản lý rủi ro. Đổi lại, điều đó sẽ làm cho nhiều tổ chức tài chính mở ra sử dụng dữ liệu phi truyền thống để ghi điểm tín dụng, cho phép các thị trường không đủ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu có khả năng truy cập vào các sản phẩm tài chính.

>> Xem thêm: Các Startup Việt Nam ôm mộng trở thành “Kỳ lân công nghệ” của thế kỷ 21

''Tôi nghĩ đây là lúc để công nghệ và dữ liệu chuyển đổi các dịch vụ tài chính'', ông Chng nói. ''Là một nền tảng, chúng tôi thực sự đang tìm kiếm các đối tác đồng hành cùng chúng tôi cho giai đoạn tăng trưởng và đầu tư tiếp theo. Tôi cảm thấy tương lai đầy tích cực kể cả ngay trong thời điểm dịch Covid-19 vì tôi tin rằng chúng ta sẽ tăng tốc hơn và mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống của mọi người, mang lại lợi ích cho họ và các nhà đầu tư bằng cách giải quyết các vấn đề khó khăn cho họ''.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Techcrunch

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.