Giải mã thuật toán TikTok: Ba lý do gây nghiện cho người dùng

28 Thg 09

Ngoài nội dung được cá nhân hóa và thiết kế video xoay dọc độc đáo thì thuật toán cũng là chìa khóa khiến Tiktok đạt được thành công hiếm có như hiện nay. Với 3 tính năng chính, thuật toán Tiktok đã biến nền tảng này thành các công cụ marketing hàng đầu hỗ trợ đắc lực cho các thương hiệu.

Tiktok hiện là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất và dễ gây nghiện nhất trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 18 tháng, số lượng người dùng Tiktok ở Mỹ đã tăng lên gấp 5,5 lần. Doanh thu nền tảng này tăng hơn 300% so với năm ngoái và có đến 60 triệu người dùng hoạt động thường xuyên ở Mỹ. Trong những tháng gần đây, khi lệnh phong tỏa ban bố do ảnh hưởng của dịch corona virus, người dùng có nhiều thời gian ở nhà và rảnh rỗi hơn. Lưu lượng truy cập trung bình hàng ngày của Tiktok ghi nhận tăng hơn 15%.

Ảnh: searchenginewatch

Mới đây, tổng trống Trump đã ban hành pháp lệnh cấm ứng dụng này hoạt động ở Mỹ bởi lo ngại nguy cơ tiết lộ dữ liệu cá nhân của người dân nước này cho chính phủ Trung Quốc. Đáp lại, Tiktok đã đệ đơn kiện lại chính phủ Hoa Kỳ và cho rằng lệnh cấm này đang đi ngược lại quy trình hợp pháp của công ty. Mặc dù vụ kiện chưa đi đến hồi kết nhưng nếu TikTok được phép tiếp tục hoạt động, thì nền tảng này dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất cho các thương hiệu tại Mỹ.

Trong bài viết này, người ta chỉ ra thuật toán Tiktok với 3 tính năng chính khiến nền tảng này trở nên khác biệt và tạo nên cơn sốt toàn cầu.

Cung cấp nguồn cấp dữ liệu được sắp xếp hợp lý

Trong Tiktok, nguồn cấp dữ liệu là luồng nội dung được sắp xếp cho người dùng mỗi ngày. Thứ đầu tiên đập vào mắt người xem trên Tiktok không phải các video từ bạn bè họ mà là một tab có tên "For you". Các video này hiển thị dựa trên thuật toán gợi ý của Tiktok qua những video bạn tương tác hoặc đã xem. Đây là điểm mấu chốt giúp các marketer sáng tạo các nội dung có liên quan tới những gì người dùng quan tâm, đẩy độ tương tác cao lên mức cao nhất.

Các video này là một dòng tin vô tận, khéo léo chọn lọc và luôn được đẩy lên lên đầu tab thịnh của Tiktok. Lượt xem, chia sẻ, bình luận và lượt like đều có liên quan đến tần suất xem video của người dùng. Và điều này sẽ quyết định mức độ phân phối, hiển thị video đó trên Tiktok chứ không phụ thuộc vào số follow của người dùng đó.

Ảnh: marketingai
>> Xem thêm: Các thương hiệu đang sử dụng TikTok Ads như thế nào? 

Đánh giá mức độ ưu tiên dựa trên sở thích của người dùng 

TikTok có một cách trực quan để đánh giá sở thích của người dùng. Khi người dùng xem hết video, Tiktok sẽ tiếp tục hiển thị các nội dung tương tự vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng để níu chân họ ở lại lâu hơn. Đôi khi điều này có thể phản tác dụng nếu người dùng vô tình xem phải một số video nhạy cảm (ví dụ video nặn mụn chẳng hạn). Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra bởi người dùng có thể dễ dàng gắn cờ và report lại cho ứng dụng biết nếu họ không muốn nhìn thấy video đó nữa.

Dựa trên sở thích của người dùng, các thương hiệu và influencer có thể sáng tạo các nội dung liên quan, tạo độ viral hơn.

TikTok không yêu cầu người dùng hoặc các influencer phải là người có tiếng vang, tầm ảnh hưởng lớn. Chỉ cần họ biết tạo ra các nội dung phù hợp và đánh trúng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến thì nội dung đó sẽ được hiển thị nhiều hơn trên Tiktok so với bất kỳ mạng xã hội nào khác.

Ảnh: znews

Có sẵn đội content riêng phục vụ người dùng

Các video được hiển thị trên Tiktok không được tự chọn ngẫu nhiên bởi máy tính hay robot. Nền tảng này có sẵn đội ngũ content tổng hợp và quyết định nội dung nào cần đẩy lên đầu mỗi ngày dựa vào trải nghiệm người dùng.

Tại sao điều này lại quan trọng với các marketer? Rõ ràng rằng, các thương hiệu nên tận dụng nó để sáng tạo các nội dung có khả năng hấp dẫn người chơi. Biến họ vừa thành người tiêu thụ nội dung, vừa là người sản xuất nội dung dựa trên những gì mà thương hiệu muốn nhắm đến. Nền tảng này không giống như Instagram, nơi phải dùng rất nhiều nỗ lực để có thể thu hút sự chú ý của người chơi. Sức mạnh của Tiktok đến từ sự chân thực, tự nhiên nhất thông qua content - điều mà các thương hiệu và influencer đều có thể làm được.

Như ByteDance - công ty công nghệ internet đa quốc gia của Trung Quốc đã ứng dụng thành công nền tảng Tiktok để quảng bá thương hiệu. Doanh thu quảng cáo của ByteDance trong nửa đầu năm 2019 đạt 7 tỷ USD, vượt xa mức 1,4 tỷ USD của Twitter. Trong tương lai, sẽ có những thương hiệu trị giá hàng tỉ đô la được xây dựng trên Tiktok. Tiềm năng của mảnh đất "màu mỡ" này vẫn đang được tiếp tục khai phá. Nếu không nhanh chóng hành động, các doanh nghiệp sẽ bị tụt lại phía sau trong cuộc đua khốc liệt này.

Hải Yến - MarketingAI

Theo searchenginewatch

>> Có thể bạn chưa biết: Tối ưu hóa thuật toán Instagram: bí quyết “vàng” tăng khả năng hiển thị thương hiệu

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.