Xu Hướng Digital Marketing Cho Ngành Giáo Dục Và Tuyển Sinh 2017

30 Thg 06

Ngành giáo dục và tuyển sinh thực tế chưa bao giờ hết "hot", cứ hễ sắp bắt đầu một năm học mới là các trung tâm đào tạo  bắt đầu một chiến dịch marketing nhằm giúp trung tâm của mình được nhiều người biết đến. Một điều dễ nhận thấy là ngoài uy tín có sẵn thì chiến lược quảng cáo, quảng bá của trung tâm nào càng tốt thì lượng học viên cho năm học mới sẽ càng được cải thiện, mà đây lại là mục tiêu chung của tất cả các trung tâm hiện nay. Ở thời điểm hiển tại, khi số lượng sinh viên và phụ huynh tiềm năng thường online để tìm các trung tâm đào tạo ngắn hạn và quảng cáo hiển thị trên internet có hiệu quả cao hơn quảng cáo truyền thống, việc bắt kịp các xu hướng Digital Marketing là vô cùng cần thiết đối với những nhà marketing lĩnh vực này.

Bài viết của MarAI hôm nay sẽ phần nào điểm qua một số xu hướng mới của Digital Marketing đang ngôi và sẽ trở thành một kênh tuyển sinh hiệu quả lớn đối với ngành giáo dục đào tạo.

Image result for giáo dục

Video trực tuyến (Livestream)

Những năm tới chính là thời kì hoàng kim của Video trực tuyến (livestream). Các nghiên cứu mới nhất cho thấy số lượng người xem video hàng ngày trên Internet ngày càng tăng. Gần một nửa số lượt xem các video được diễn ra trên smartphone. Có thể nói sử dụng video trong mọi kế hoạch Digital Marketing hiện giờ đã là một việc vô cùng cần thiết. Ở mảng giáo dục hiện nay, 86% các trung tâm giáo dục đã có kênh YouTube riêng.

Tất cả mọi người giờ đây đều đã có thể phát Video trực tiếp qua facebook ( với ứng dụng phát trực tiếp của facebook). So với kênh phát video truyền thống – chính là chiếc TV nhà bạn, Livestream dạng này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và đồng thời hiệu quả hơn rất nhiều. YouTube, Instagram hay PinInterest hiện nay cũng không ngừng nâng cấp ứng dụng phát video trực tiếp của họ. Image result for Video được phát trực tuyến của BBC English

Video trực tuyến từ Ms.Hoa Toeic

Và may mắn thay, đối với các trung tâm giáo dục thì phát video trực tuyến thực sự rất phù hợp. Bất kì hoạt động nào cũng có thể phát trực tiếp được. Các đoạn phỏng vấn “học viên” để “review” chương trình, giảng viên hay chất lượng đào tạo. Các đoạn video về các lớp học thường ngày của các học viên viên với những tính cách khác nhau. Hay những đoạn clip về lớp học và giảng viên. Những clip quay lại buổi học cũng là một loại content vô cùng hữu ích và không mất quá nhiều công sức để dàn dựng. Thậm chí những video bạn có thể lưu giữ và để giành sử dụng trong tương lai.

Video trực tuyến của trung tâm Tiếng Anh BBC English Center

Hoạt động Marketing mang tính trải nghiệm

Chẳng có gì kết nối mọi người tốt hơn là chia sẻ các trải nghiệm thực tế. Mọi người đều muốn các trải nghiệm khiến họ rung động. Đó chính là những thứ mà họ đăng trên Facebook, Zalo, instagram hay snapchat. Nếu như trường của bạn chỉ hiện diện trong đầu của họ, thì nó không có giác gần gũi gì cả. Các hoạt động marketing mang tính trải nghiệm giúp cho các đối tượng mục tiêu có cơ hội để kết nối với trường của bạn. Họ không cần phải có mặt tại trường để làm điều đó, các tour tham quan trường hay các buổi phỏng vấn là những cách hiệu quả để thu hút các đối tượng mục tiếu. Tuy nhiên marketing trải nghiệm thì lại hơi khác một chút. Hãy nghĩ mà xem trung tâm giáo dục của bạn phải tham gia bao nhiêu ngày hội tuyển sinh để thu hút số đơn đằng kí. Bạn có thể làm tốt hơn là chỉ có một cái bàn tư vấn. Một trung tâm ngoại ngữ đã mang tới một cái photo booth đến các ngày hội tuyển sinh và hội trại nhập học. Các học sinh có thể thoải mái chụp các bức hình của chính mình, và tạo ra những kiểu ảnh về bản thân trong ngành học mà họ sẽ chọn.

Image result for booth tuyển sinhGian hàng tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Ngoại Thương (02/2017)

Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tổ chức ở Đại học Kinh tế quốc dân

Chả ai có thể cưỡng lại việc chia sẻ những trải nghiệm đầu tiên về một việc cảm động nào đó. Sử dụng các kênh online để mang những trải nghiệm này đến mọi người. Họ sẽ giúp bạn nhân rộng độ phủ của chiến dịch, và khiến nó hiệu quả hơn nếu bạn chỉ đăng nó trên trang web của bạn

Cá nhân hoá nội dung

Các đối tượng mục tiêu mong chờ một chiến dịch marketing với nội dung được cá nhân hoá và hữu ích. Có quá nhiều các hình thức marketing trực tuyến ngoài kia với nội dung quá chung chung để thu hút sự chú ý của bất cứ ai. Hậu quả của việc không cá nhân hoá nội dung marketing của bạn không chỉ là sự phớt lờ của mọi người (mặc dù chỉ riêng việc đó thôi thì cũng đã đủ để lo lắng rồi). Trong khi nội dung chán ngắt hoặc sai hướng làm giảm giá trị thương hiệu, thì nội dung nghèo nàn và không liên quan sẽ luôn tạo ấn tượng xấu và sẽ bị chia sẻ khắp nơi.Image result for personalized marketing

Cá nhân hoá nội dung không chỉ đơn giản thay tên người nhận trong các email. Cách làm hiệu quả nhất chính là đưa đến nội dung hữu ích nhất cho mỗi người nhận. Bạn sẽ biết được điều này khi phân tích các hành vi trực tuyến của họ. Họ thường đọc những nội dung gì? Hay ghé thăm trang web nào nhất? Và họ thường thích đọc những gì trên các trang web đó ? Những học viên tương lai của công ty bạn không thể là một đối tượng xa lạ, bạn và trung tâm giáo dục hẳn sẽ phải vẽ ra một bức chân dung rõ ràng và chi tiết về tất cả những đặc điểm của học viên để từ đó đem đến một trải nghiệm cá nhân hoá cho những học viên tiềm năng nhất. Ví dụ : đối với một trung tâm đào tạo tiếng với những khoá học IELTS sẽ phù hợp với những bạn học sinh sinh viên tầm tuổi từ 16-23, đang có ý định đi du học hoặc học lấy chứng chỉ để phục vụ cho học tập/ công việc. Những học viên tiềm năng tập trung tìm kiếm thông tin trên các kênh của giới trẻ, quan tâm đến nội dung liên quan đến du học, việc làm, các đội nhóm, group học tiếng Anh….. Bạn có thể cá nhân hoá tiêu đề của trang web, hay các trang blog mà bạn đề xuất trên các trang web mà họ đang đọc. Càng thu thập nhiều thông tin, thì việc cá nhân hoá này sẽ càng chính xác hơn. Bạn có thể thuê một bài PR hay đặt một cái banner trên các chuyên mục tuyển sinh/du học từ những báo lớn và thu hút độc giả lứa tuổi này như Dân trí, Kênh 14, Báo du học….. Bạn định hướng thông tin, "educate" họ thông qua những thông tin họ đang cần tìm hiểu.

Bài PR và banner quảng cáo của các trung tâm giáo dục trên Dantri.com.vn

Interactive content (nội dung tương tác)

Tiếp thị ảnh hưởng

Đó là một dạng tiếp thị truyền miệng (TTTM), nhưng với một cú hích mạnh. Sở dĩ TTTM hiệu quả là do dó là ý kiến của một nhân tố thứ 3 về trung tâm giáo dục của bạn. Có 70% học viên/ phụ huynh học sinh sẽ tìm hiểu các phản hồi từ học viên cũ hoặc bạn bè người thân họ khi họ quyết định đăng kí vào một trung tâm. Đây là lí do mà những chuyên gia marketing mong muốn các bài đăng của họ trở thành “hit” và lan toả khắp nơi. Việc ai ai cũng chia sẻ, truyền miệng một thông tin nào đó chính là sự xác nhận không thiên vị của bên thứ 3.

Nhưng bạn cũng không thể quăng một nội dung nào đó bừa ra đấy và hy vọng mọi người chia sẻ nó. Tiếp thị ảnh hưởng là câu chuyện làm thế nào xác định các cá nhân chính yếu để có thể tác động mạnh mẽ đến các đối tượng mục tiêu của bạn. Đấy là khi bạn tìm đến KOL (Key Option Leader) – những người có một lượng lớn khán giả, người theo dõi là đối tượng mục tiêu của bạn và lý tưởng hơn khi họ là những chuyên gia đầu ngành liên quan đến giáo dục.

KOLs (Key Option Leaders) phổ biến cho các marketer lựa chọn

>>> Xem thêm: 5 Chiến thuật marketing giáo dục bất biến

Nếu nội dung tiếp thị của bạn nhắm đến các học viên có nhu cầu học Marketing, bạn có thể xác định các đối tượng gây ảnh hưởng trong cộng đồng là các giám đốc marketing ở những tập đoàn lớn. Hay bạn có thể tiếp cận các ngôi sao Instagram nổi tiếng với các học sinh trung học, đề nghị họ chia sẻ hình ảnh của các học viên, môi trường học tập ở trung tâm và thể hiện óc sáng tạo của họ tại chính trung tâm của bạn.

Theo MarAI tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.