Digital Marketing cho các fashion brands: Cách xây dựng một "Online Business" sinh lời cao!

14 Thg 08

Thị trường ngành công nghiệp thời trang ngày càng trở nên “đông đúc” và “ồn ào” với hàng tá thương hiệu lớn nhỏ đang xuất hiện ngày một nhiều. Đứng trước sự “nhộn nhịp” đó, bài toán phải trở nên thật nổi bật và khác biệt so với đối thủ là một thách thức thật sự đối với tất cả những ai đang “chiến đấu” trong ngành. Nhưng mọi thứ không phải là không có giải pháp. Biết cách triển khai một chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ là “nước đi” thông minh cho các fashion brands trong tình cảnh này. 

Digital Marketing - thứ vũ khí tối thượng nếu được sử dụng đúng cách sẽ có thể giúp gia tăng doanh số bán hàng, cải thiện độ nhận diện thương hiệu và khiến cho thương hiệu của bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Công cụ này như một cầu nối giúp đưa sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với đối tượng mục tiêu. Và khi nắm được chìa khóa vận hành, nó sẽ phát huy công dụng tối đa, giúp tăng nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh doanh số bán hàng và biến chính người dùng thành những đại sứ thương hiệu cao cấp nhất.

Theo Derek Robinson, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành của Top Notch Dezigns, Digital Marketing là bước phát triển tiếp theo mà các doanh nghiệp cần lưu tâm nếu muốn mở rộng phạm vi tiếp cận lên toàn cầu và gia tăng hiệu quả tiếp cận đó.

Có một số chiến lược Digital Marketing giúp tối đa hóa lợi nhuận mà các thương hiệu có thể áp dụng cho cửa hàng thời trang của mình. Bất kỳ thương hiệu thời trang nào - dù cũ hay mới - đều có thể triển khai chiến lược Digital Marketing thành công. Và dưới đây là một số cách giúp bạn tạo dựng được một thương hiệu thời trang sinh lời tốt với Digital Marketing:

Retarget khách truy cập

Thông thường, người dùng không có xu hướng mua hàng ngay lập tức khi truy cập vào một website hay xem một quảng cáo nào đó. Nếu cảm thấy quảng cáo đó thú vị hay thích một sản phẩm trên website, họ chỉ đơn giản là lưu nó lại hoặc nhấn đăng ký nhận newsletter.

Các thương hiệu có thể nhắm mục tiêu những khách truy cập như vậy bằng cách hiển thị các quảng cáo nhắc nhở khiến họ nhớ lại sản phẩm mà họ đã xem trước đó.

Ví dụ: nếu cảm thấy vị khách đó đã lâu không truy cập vào trang web của mình, các thương hiệu có thể đưa ra một “deal” hấp dẫn bằng cách giảm giá sản phẩm. Tương tự như vậy, đối với những người đã cho hàng vào giỏ hàng nhưng lại không mua, bạn cũng cần phải xem xét nhắm mục tiêu lại vì họ cũng là những người có khả năng mang lại doanh thu cao.

Một cuộc khảo sát của Uhuru mới đây đã nghiên cứu quy trình quản lý quảng cáo Facebook của một số thương hiệu thời trang. Kết quả cho thấy rằng trung bình lợi tức đầu tư vào các chiến dịch nhắm mục tiêu lại của các thương hiệu là 398%. Đối với một số thương hiệu, nó thậm chí còn lên tới 660%! Điều này nói lên rằng việc chú trọng vào các chiến lược truyền thông trên mạng xã hội là điều vô cùng quan trọng.

(Nguồn: digitalagencynetwork)

> Xem thêm: Local Brand là gì

Khuyến mãi ngày lễ

Vào mùa lễ hội, các thương hiệu có thể gửi email tới những người đã đăng ký nhận newsletter về chương trình sale hấp dẫn của các sản phẩm. Ví dụ: chương trình sale của bạn kéo dài trong 10 ngày và mỗi ngày, cửa hàng sẽ sale một loại sản phẩm khác nhau. Vậy thì bạn có thể gửi cho người dùng đúng thông tin như vậy: vào ngày 1, gửi thông tin về chương trình sale của áo khoác, ngày 2 cho giày,…

Chính nhờ cách này mà doanh số bán hàng trực tuyến của Gap vào mùa lễ hội đã tăng gấp 2,3 lần so với các tháng khác.

Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ quảng cáo sản phẩm của mình cho những người đăng ký mà còn thúc đẩy họ chia sẻ những thông tin ưu đãi như vậy lên các trang mạng xã hội khác.

Các chương trình sale thì cũng rất đa dạng. Các thương hiệu có thể chọn giảm giá cho các items hay đi kèm với nhau như quần sooc & áo sơ mi hay kính & áo khoác. Hoặc tạo ra các chương trình tặng quà (mũ, kính,…) cho các đơn đặt hàng trên $50 chẳng hạn.

Các chương trình “push sale” như thế này sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Hơn nữa, các thương hiệu cần phải lưu ý rằng, tất cả các chương trình giảm giá và khuyến mãi như vậy nên được chia sẻ trên trang web và tất cả các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,...

Hướng dẫn cách phối đồ cho người dùng (style guides)

Nếu thương hiệu của bạn có nhiều loại sản phẩm khác nhau từ quần, áo, giày, váy, dép,… thì bạn có thể xây dựng các dạng nội dung hướng dẫn phong cách ăn mặc, phối đồ cho người dùng có thể tham khảo trên trang web. Thông qua các bài viết hướng dẫn này, người đăng ký và khách truy cập đều có thể hình dung ra các cách kết hợp khác nhau, từ đó có thêm ý tưởng phối đồ cho các items đang có trong tủ đồ. Đây có thể sẽ là một yếu tố nên có trong chiến lược marketing dành cho kinh doanh thời trang trực tuyến của các thương hiệu.

Các hướng dẫn cũng cần được thay đổi linh hoạt theo các dịp đặc biệt như dã ngoại, đám cưới,… hay dựa trên các mùa trong năm như mùa hè, mùa đông,… hoặc thậm chí là theo chủ đề: công việc, du lịch,vv….

Các thương hiệu nên xây dựng một phần riêng về hướng dẫn phong cách ăn mặc trên website của mình, nhằm đảm bảo cung cấp mô tả chi tiết về tất cả các items được sử dụng trong hướng dẫn.

Hãy nhìn qua về lookbook của ZAHA trong hình dưới đây:

Digital Marketing cho ngành thời trang: Hợp tác với các influencers

Để tiếp cận đến thị trường mục tiêu tốt hơn, các thương hiệu nên tìm cách hợp tác với những influencer có tiếng trong ngành như các blogger thời trang hay các vlogger có lượng người theo dõi lớn. Thông thường, các influencers có lượng người theo dõi lớn sẽ có uy tín cao hơn và quan điểm của họ được cộng đồng mạng tôn trọng. Họ thực sự có thể giúp các thương hiệu gia tăng doanh số bán hàng qua việc đánh giá hoặc giới thiệu sản phẩm đến người dùng.

Hợp tác với các influencers sẽ giúp các thương hiệu có thể quảng cáo sản phẩm của mình đến một nhóm khách hàng tiềm năng khác. Thậm chí nếu chọn đúng influencers, các thương hiệu có thể nhận về một tệp khách hàng hoàn toàn mới.

(Nguồn: socialbakers)

The Leather Skin Shop - một thương hiệu online của những chiếc áo khoác da, đã hợp tác với một số blogger, vlogger và các influencers trong ngành công nghiệp thời trang khác để reviews, đánh giá và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, nhằm gia tăng lượng người quan tâm và ủng hộ sản phẩm. Những sản phẩm có lượng referral traffic (lượng truy cập vào website của bạn thông qua các website khác mà không phải thông qua các công cụ tìm kiếm) cao và ổn định, có khả năng tạo ra các khách hàng tiềm năng tốt đã được gửi tới cho các influencers để họ giới thiệu tới fans hâm mộ của họ, nhằm tạo ra tiếng vang lớn hơn và tác động đến quyết định mua hàng sáng suốt của khách hàng.

>>> Xem thêm: Supreme khiến giới trẻ phát cuồng nhờ nghệ thuật Marketing “độc nhất vô nhị”

Tập trung vào các sự kiện diễn ra quanh năm

Giờ đây, mọi người không chỉ mua quà vào các dịp lễ như sinh nhật và Giáng sinh nữa. Vô số những dịp lễ khác đã xuất hiện và trở nên quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Tựa như Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, ngày Tình bạn, Lễ tắm trẻ (Baby showers - một buổi tiệc mừng những đứa trẻ sơ sinh chuẩn bị ra đời, cũng như chúc mừng người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ), Ngày của cô dâu, lễ tốt nghiệp, ngày kỷ niệm,...

Vì vậy, tùy thuộc vào các mặt hàng được bán ra và hình thức bán mà các thương hiệu nên thực hiện chiến lược marketing sao cho phù hợp, liên quan đến các dịp cụ thể đang diễn ra trong cuộc sống của đối tượng mục tiêu của nhãn hàng.

Ví dụ: Nếu thương hiệu của bạn có một cửa hàng may mặc, hãy quảng cáo những set đồ dành cho cặp đôi phù hợp cho Ngày lễ tình nhân hoặc áo sơ mi nam cho Ngày của cha. Điều này sẽ giúp thuyết phục người dùng mua hàng quanh năm và củng cố lòng trung thành với thương hiệu.

Hãy xem một ví dụ dưới đây, trong chiến dịch ngày của cha được thực hiện bởi Combatant Gentleman, thương hiệu này đã tổ chức một cuộc thi, yêu cầu các ông bố chia sẻ các bức ảnh về chiếc quần jean cũ của họ. Người có bức ảnh quần jean sờn rách nhiều nhất sẽ giành được một đôi quần jeans mới.

(Nguồn: Combatant Gentlemen)

Tương tác với khách hàng

Một cách khác để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu đó là hãy liên tục tương tác với đối tượng mục tiêu. Việc duy trì và gia tăng tương tác này không chỉ cải thiện độ nhận diện thương hiệu mà còn xây dựng nhận thức về một cộng đồng cho cả người mua lẫn người bán.

Cách tốt nhất để khiến cho các tương tác ấy trở nên hiệu quả hơn đó là xậy dựng các chiến dịch kết nối và cộng hưởng với khách hàng. Nó có thể là việc xây dựng một cuộc thi trên Facebook và Instagram, với mục đích làm nổi bật các giá trị được chia sẻ giữa thương hiệu và khách hàng.

Hãy xem xét chiến dịch của Under Armour và Gisele Bundchen dưới đây. Họ đã tương tác với khán giả của mình bằng cách sử dụng hashtag #iwillwhatiwant mang thông điệp rằng khi có thái độ và ý chí vững bền, mọi chuyện đều có thể xảy ra.

(Nguồn: Time Universal)

Tổ chức Giveaway trên Instagram

Các thương hiệu có thể tổ chức một cuộc thi tặng quà trên Instagram đối với các sản phẩm bán chạy nhất của nhãn. Ví dụ: thương hiệu Catparty đã tổ chức một cuộc thi tặng quà, trong đó người chiến thắng sẽ nhận được một gói sản phẩm trị giá 14 đô la.

Trước cuộc thi, họ có khoảng 200 người theo dõi trên Instagram nhưng sau cuộc thi, con số đã tăng lên 340 người theo dõi - tăng 70%. Các cuộc thi tặng quà như vậy có thể được thực hiện luân phiên hàng tháng hoặc thậm chí có thể được tổ chức theo từng tháng.

Lưu ý là hãy sử dụng hashtag phù hợp bắt đầu bằng # để người dùng dễ dàng theo dõi cuộc thi. Sự cạnh tranh giữa những người tham gia sẽ làm gia tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như tăng lượng người theo dõi.

5 điều “phải có” trong một trang web thương mại điện tử thời trang

Tất nhiên, với mỗi dự án thương mại điện tử khác nhau, các thương hiệu sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Nhưng bất cứ khi nào nói đến việc kiếm tiền từ các sản phẩm thời trang, có năm điều luôn “phải có” trên website của các thương hiệu:

1. Những bức ảnh tuyệt vời

Tất nhiên, các bức hình đẹp luôn là cần thiết nếu bạn muốn bán bất kỳ  sản phẩm hay dịch vụ trực tuyến nào, nhưng chúng đặc biệt quan trọng trong các website về thời trang và quần áo. Đó là bởi vì người mua muốn biết sản phẩm của bạn trên thực tế khi nhận được có giống trên ảnh ở website hay không. Việc chụp các shoot hình theo bối cảnh hay có sự đầu tư lớn hơn bình thường có thể sẽ mất thêm chi phí nhưng ngược lại, có thể mang lại giá trị lớn hơn nếu nó dẫn đến nhiều lượt mua hơn và ít đơn bị trả hơn.

(Nguồn: colorlib)

2. Một Công cụ Tìm kiếm Nội bộ Tuyệt vời

Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại quần áo và phụ kiện, cho dù đó là trực tuyến hay trong cửa hàng bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, đó là chưa đủ với mong muốn của người mua - khách hàng có thể rời đi nếu họ không thể nhanh chóng tìm thấy kiểu dáng, màu sắc hoặc kích thước ưa thích của họ. Đó là lý do tại sao một công cụ tìm kiếm nội bộ tuyệt vời sẽ giúp họ định vị những gì họ muốn trong một trang web thương mại điện tử quá “rộng lớn” và có vô vàn sản phẩm. Sự thay đổi này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong doanh thu bán hàng của các thương hiệu.

3. Tìm kiếm nhắm mục tiêu và Quảng cáo trên mạng xã hội (Targeted Search & Social Advertising)

Bất kỳ cửa nào online nào cũng cần khách hàng và Google vẫn luôn là cổng thông tin phổ biến nhất để thu hút người mua vào trang web. Tuy nhiên, các trang mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với các nhà bán lẻ thời trang, vì việc chia sẻ ảnh, đánh giá và phiếu giảm giá trực tuyến lên đây cũng rất dễ dàng và lan tỏa nhanh. Tìm kiếm nhắm mục tiêu và Quảng cáo trên mạng xã hội có lẽ sẽ là những gì mà thương hiệu cần để có thể bắt đầu cho một chiến lược Marketing nhanh chóng và hợp lý.

4. Nhận xét từ những khách hàng thực tế

Thật không may, hầu hết chúng ta đã có những trải nghiệm mua hàng online khá “tệ hại”. Trải qua những lần mua hàng thất bại đó, chúng ta học được một điều rằng đừng bao giờ quá tin tưởng vào những dòng mô tả sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đặt niềm tin nhiều hơn vào các đánh giá thực tế từ những khách hàng tương tự như chúng ta. Vì vậy, các thương hiệu có thể đăng phản hồi của người mua lên website và đặc biệt khuyến khích các bài đăng đánh giá, không chỉ giúp tạo ra nhiều nội dung hơn cho trang của mình mà còn giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng khi mua hàng.

(Nguồn: Yotpo)

5. Đảm bảo an toàn cho người mua

Hầu hết khách hàng sẽ cảm thấy hơi lo lắng và không quá tự tin khi nhập số thẻ tín dụng vào một trang web mua hàng online trong lần đầu tiên. Chính vì thế, các thương hiệu nên xoa dịu tâm trí và lo lắng của khách hàng bằng cách đưa ra các cam kết hoàn tiền. Khi người mua biết rằng giao dịch với bạn là an toàn thì họ sẽ không còn quá nhiều lý do để từ chối mua hàng.

Kết

Digital Marketing cung cấp cho các thương hiệu thời trang những công cụ phù hợp để gia tăng tương tác với khán giả, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Digitalagencynetwork

>> Có thể bạn quan tâm: COVID-19 đã thay đổi ngành công nghiệp thời trang thế giới như thế nào?
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.