Điểm mặt những ông lớn trong ngành F&B bị "bay màu" tại thị trường Việt Nam

25 Thg 10

Thị trường F&B Việt Nam đầy triển vọng và tiềm năng, là miếng mồi ngon với đầy sự mê hoặc luôn thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên đồng thời chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng. Hấp dẫn là vậy nhưng để tồn tại và phát triển trong một thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh, 1m2 mà đến 10 ông chủ nhòm ngó, ắt sẽ có cuộc chiến không khoan nhượng để giành lấy thị phần cùng với đó là sự thay đổi liên tục về nhu cầu của người dùng khiến kinh doanh trong ngành F&B chưa bao giờ là dễ dàng. Cùng MarketingAI điểm mặt những ông lớn trong ngành F&B đã bị "bay màu" tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua.

The Kafe và bài học thất bại đắt giá

The Kafe được thành lập năm 2013 bởi founder Đào Chi Anh. Đây được xem là quán cafe tiên phong trong việc mang đến những món ăn mới lạ của ẩm thực Âu - Á kết hợp lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt. Kể từ khi mới ra mắt, The Kafe là luôn là địa điểm checkin cực hot với số lượng bàn ở quán luôn trong tình trạng đông kín, chỉ sau một tháng hoạt động, cửa hàng thu về lợi nhuận đủ để trả cho nhân viên và duy trì chi phí hoạt động. Trong tháng 10/2015, startup của Đào Chi Anh cho biết đã huy động thành công 5,5 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông.

The Kafe xuất phát từ Hà Nội, nổi bật với không gian được đầu bài trí cực kỳ hấp dẫn theo phong cách industrial, những món ăn được decor bắt mắt, đáp ứng đúng nhu cầu selfie, “cúng facebook” của giới trẻ. Cùng với đó là sự am hiểu về truyền thông của founder Đào Chi Anh, hình ảnh về The Kafe nhanh chóng ngập tràn facebook, instantgram đã biến The Kafe nổi lên như 1 hot trend tại thời điểm đó. Liên tiếp sau đó là sự mở rộng phạm vi kinh doanh của 4 thương hiệu The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box, với 26 chi nhánh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tưởng rằng thừa thắng xông lên, The Kafe sẽ làm bá tại thị trường F&B Việt nhưng không, sự xuống dốc của chuỗi cửa hàng này bắt đầu gặp khó khăn khi người tiêu dùng bắt đầu quay lưng vì thực đơn của quán không quá đặc sắc trong khi nhiều lựa chọn khác đã xuất hiện trên thị trường. Đến tháng 8/2016, The KAfe bị tố cáo chây ì, không chịu thanh toán khoản nợ lên tới hàng tỷ đồng cho một công ty thực phẩm. Tháng 10/2016, Đào Chi Anh không còn đảm nhiệm chức vụ CEO của KAfe Group, doanh nghiệp chuyển thành 100% vốn đầu tư nước ngoài.

>>> Xem thêm : The Kafe và bài học đăt giá “Tại sao lại thất bại” Cuối cùng, chỉ sau nửa năm cựu CEO dứt áo ra đi, The Kafe đóng toàn bộ cơ sở tại Hà Nội và Sài Gòn, chấm dứt hoạt động vào tháng 4/2017.

Trà sữa đình đám: Tenren

Ten Ren được mang về Việt Nam năm 2017, khi cơn sốt kinh doanh trà sữa lên cao. Thương hiệu trà sữa Ten Ren này có nguồn gốc từ Đài Loan và được Công ty CP TMDV Trà Cà Phê Việt Nam (chủ sở hữu chuỗi The Coffee House) mua nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam. Với tham vọng chiếm lĩnh 30 đến 40 cửa hàng trong năm 2018, hướng đến trở thành thương hiệu trà - trà sữa được yêu thích nhất Việt Nam.

Tuy nhiên thực tế phát triển lại không được như kỳ vọng. Đến hết 2018, Ten Ren có 23 cửa hàng và trong năm 2019, họ không khai trương thêm bất cứ cửa hàng nào nữa để tập trung tìm giải pháp đẩy mạnh kinh doanh.

Giữa tháng 7 vừa qua, công ty chủ quản The Coffee House bất ngờ gửi thông cáo báo chí, công bố toàn bộ 23 cửa hàng chuỗi trà sữa Tenren sẽ đóng cửa, ngày hoạt động cuối cùng của các cửa hàng là 15/8.

Cùng với Ten Ren, nhiều thương hiệu trà sữa khác cũng dần đóng cửa sau khi kinh doanh nhượng quyền và thị trường ít ghi nhận sự góp mặt của những tên tuổi mới. Bởi thị trường trà sữa tại Việt Nam đã bị bão hòa, tốc độ tăng trưởng bị chững lại vậy nên đầu tư vào kinh doanh trà sữa không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa.

Ten Ren đóng cửa, mặt bằng của cửa hàng Ten Ren sau đó được chuyển nhượng cho một chuỗi trà sữa khác là Toocha.

Gloria Jean''s Coffees

Cũng trong cùng thời điểm với The Kafe đóng cửa, một chuỗi F&B khác cũng rút lui khỏi thị trường Việt Nam, đó là Gloria Jean’s Coffees. Thương hiệu cà phê quốc dân tại Úc sau một thời gian dài đóng đô tại thị trường Việt Nam cuối cùng cũng bị "bay màu".

Năm 2006, tập đoàn cà phê đa quốc gia Gloria Jean''s Coffees đến Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền (franchise) với một công ty trong nước. Từ những ngày đầu vào thị trường Việt, chuỗi Gloria Jean''s Coffees tự tin phát triển vững mạnh tại thị trường Việt đầy tiềm năng. Thậm chí hãng còn khẳng định dù là nước xuất cà phê lớn nhất, nhì thế giới, Việt Nam chỉ có thế mạnh về cà phê robusta, còn Gloria Jean''s tập trung phát triển cà phê arabica nên "cũng không ảnh hưởng gì".

Tuy nhiên thị trường F&B tại Việt Nam không "ngon ăn" như vậy. Sau gần 6 năm đổ bộ vào Việt Nam, Glorian mới chỉ mở được 6 cửa hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Mình, tốc độ phát triển khá chậm so với các chuỗi còn lại.

Đến cuối năm 2015, số chuỗi cà phê Gloria tại thành phố Hồ Chí Minh giảm một nửa và tiếp tục giảm xuống còn 2 cửa hàng vào cuối năm 2016, và bị "bay màu" hoàn toàn vào 2017.

Chuỗi nhà hàng Món Huế đóng cửa

Xôn xao trong cộng đồng mạng những ngày gần đây không ai khác chính là "phốt to đùng" đến từ Món Huế. Với hành trình 12 năm xây dựng và phát triển, từng được xem là thương hiệu F&B thành công của nhà hàng món Việt, vậy nhưng chuỗi cửa hàng Món Huế đã chính thức đóng cửa 1 loạt cửa hàng vào tháng 10 vừa qua. Món Huế bị tố nợ tiền nhà cung cấp kéo theo đó là cả hệ thống anh em như Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe , Cơm Thố Cháy, Phở 99.... và các thương hiệu khác của Công ty Huy Việt Nam cũng có dấu hiệu "bay màu".

>> Xem thêm: 5 tips vượt qua Covid-19 cho ngành hàng F&B Tạm kết

Trên đây là điểm mặt những ông lớn trong ngành F&B từng để lại tên tuổi trong ngành nhưng rồi đều nhận kết cục thảm, bị "bay màu" tại thị trường Việt Nam. Ngoài những thương hiệu đình đám kể trên còn một số tên khác cũng trong tình cảnh tương tự như chuỗi Phở 24 của doanh nhân Lý Quí Trung, chuỗi cà phê New York Dessert Café - NYDC; Coffee Bar,... cũng đều điêu đứng. Thị trường F&B tại Việt Nam luôn hứa hẹn là miền đất hứa cho các thương hiệu mới và doanh nghiệp phát triển, nhưng nếu không có chiến lược kinh doanh bài bản đúng đắn, sớm muộn cũng sẽ "bay màu" như những thương hiệu kể trên.

Phương Thảo - MarketingAI
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.